Giáo án Nghề điện dân dụng - Chương trình cả năm

I. Đặc điểm hoạt động của nghề điện dân dụng

 1. Đối tượng lao động

 - Rất đa dạng và phong phú

 - Nguồn điện năng bao gồm: nguồn điện một chiều, xoay chiều, điện áp thấp, điện áp cao, công suất nhỏ đến công suất lớn

 - Các loại vật liệu KTĐ

 - Các thiết bị, đồ dùng điện

 - Đường dây truyền tải điện, mạng điện

 2. Mục đích lao động

 - Duy trì, khôi phục các nguồn điện năng

 - Sản xuất các loại TB điện và đồ dùng điện

 - Phát hiện những hư hỏng về điện, đồ dùng điện và tiến hành khôi phục chức năng của chúng

 - Phán đoán, phát hiện những hiện tượng hư hoảng của mạng điện và sữa chữa khôi phục chức năng mạng điện để đảm bảo cung cấp điện năng liên tục.

 - Lắp đặt trạm và các mạng điện phân phối điện áp thấp

 3. Công cụ lao động

 - Đồ dùng bảo hộ lao động: Mũ, quần áo, dày, dép .bảo hộ lao động.

 - Một số thiết bị bảo vệ và dụng cụ bảo vệ an toàn điện như: găng tay, ủng. bằng chất cách điện đặc biệt.

 - Dụng cụ đo và dụng cụ kiểm tra.

 - Dụng cụ cơ khí.

 - Bản vẽ kĩ thuật.

 4. Điều kiện lao động của nghề điện dân dụng

 

doc47 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 690 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Nghề điện dân dụng - Chương trình cả năm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áo sau lắp trước d. Cho điện vào chạy thử nếu như trước là đạt yêu cầu II- Bảo dưỡng quạt bàn 1. Kiểm tra trước khi sử dụng 2, Kiểm tra điện áp nguồn trước khi cắm điện 3, Thường xuyên lau chùi sạch sẽ tra dầu đúng định kỳ ( tra dầu đúng chủng loại) III- Phương pháp sữa chữa quạt điện 1, Những hư hỏng về phần cơ khí thường gặp: mòn bi, mòn bạc, bó bạc, kẹt ro to 2, Hư hỏng phần điện Hay xảy ra nhưng dễ xử lý trước hết dùng đồng hồ kiểm tra chỗ hỏng Thường gặp chập chờn, chập vòng dây, hỏng tụ Hướng dẫn học sinh các bước thực hành Giáo viên phân công theo nhóm quan sát hướng dẫn kiểm tra theo dõi hoạt động của học sinh. - Giới thiệu mang tính thông báo cung cấp thêm kinh nghiệm khi sữa chữa cho học sinh Ngày soạn: 27/1/ 2008 Tiết 58- 60 Một số đồ dùng điện trong gia đình Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy bơm nước I. Mục tiêu - Học sinh nắm được cấu tạo và nguyên lý làm việc của một số đồ dùng điện trong gia đình như bàn là, bếp điện, máy bơm nước - Biết nguyên nhân hư hỏng và cách sữa chữa II. Thiết bị, đồ dùng dạy học Sơ đồ cấu tạo của bàn là điện, bếp điện, nồi cơm điện, máy bơm nước III. Tổ chức hoạt động dạy và học. Nội dung Phương pháp Kiểm tra sĩ số, ổn định tổ chức Kiểm tra bài cũ: Nêu các bước tháo lắp quạt bàn ? Bài mới I- Cấu tạo máy bơm nước 1, Động cơ điện Gồm rô to và Sta to khởi động bằng tụ điện 2, Cánh quạt Làm bằng nhựa hoặc kim loại gắn với phía sau trục động cơ có tác dụng làm mát động cơ khi làm việc 3, Buồng hút Phía ngoài buồng hút thường làm bằng gang hoặc sắt, guồng hút làm bằng nhựa, nhôm hoặc đồng 4, Phớt Được làm bằng cao su và vòng đồng, phớt dùng để giữ kín buồng hút không cho nước chảy vào động cơ cũng như không cho không khí vào buồng hút. 5, Van một chiều ( nồi bơm) Thường làm bằng nhựa hoặc cao su hay bằng đồng nối với ống hút phần nhúng trong nguồn nước II, Nguyên lý làm việc của máy bơm nước - Khi động cơ quay làm cánh quạt quay theo đẩy nước đã có trong buồng hút ra theo ống xả bằng lực ly tâm. Nhờ buồng hút kín nên tạo chân không và nước từ nguồn nước dâng lên qua van một chiều, ống hút vào buồng hút, Quá trình xảy ra liên tục tạo thành một dòng nước từ nguồn nước -> van một chiều -> ống hút -> buồng hút –> ống xả III, Một số đồ dùng điện trong gia đình ( Bàn là điện) 1, Nguyên lý chung Là loại dụng cụ đốt nóng bằng điện hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện đối với điện trở thuần: Q = I2Rt (J) 2, Cấu tạo của bàn là Gồm có 3 phần chính: - Dây đốt nóng: Là bộ phận chính có tác dụng biến đổi điện năng thành nhiệt - Thân bàn là: dùng để lắp các bộ phận khác - Bộ điều chỉnh nhiệt độ: Là một rơ le nhiệt kiểu băng kép. Khi nhiệt độ tăng đến mức đã chọn trên điều chỉnh ( số) thì rơ le ngắt dòng điện, khi nhiệt độ giảm xuống dưới mức đó ( do tỏa nhiệt ra áo quần) thì rơ le đóng như thế duy trì được nhiệt độ theo yêu cầu để phù hợp với từng loại chất vải đồ dùng. 3, Nguyên tắc sử dụng - Nắm đựơc số liệu kỹ thuật - Kiểm tra điện áp nguồn trước khi dùng - Kiểm tra an toàn điện Hướng dẫn học sinh quan sát các bộ phận của động cơ Giáo viên phân tích cấu tạo - Phân tích hiện tượng vật lý để khẳng định đựơc hoạt động của máy bơm, sự tạo thành dòng nước - Cho học sinh nhắc lại kiến thức vật lý để hiểu kỹ hơn về nguyên tắc cấu tạo của bàn là điện Ngày soạn: 24/2/ 2008 Tiết 61- 62 thực hành: quan sát cấu tạo sử dụng và bảo dưỡng máy bơm nước I. Mục tiêu - Học sinh nắm được cấu tạo và nguyên lý làm việc của một số đồ dùng điện trong gia đình như bàn là, bếp điện, máy bơm nước - Biết cách tháo lắp các loại máy bơm nước II. Thiết bị, đồ dùng dạy học Dụng cụ các loại, một số loại máy bơm nước III. Tổ chức hoạt động dạy và học. Nội dung Phương pháp Kiểm tra sĩ số, ổn định tổ chức Kiểm tra bài cũ: Bài mới I- Dụng cụ và vật liệu 1, Dụng cụ Kìm, tuốc lơ vít, đồng hồ vạn năng, cơ lê 2, Vật liệu Máy bơm nước các loại: li tâm và chân không II, Các bước thực hiện Quan sát tổng thể sơ bộ các loại máy bơm Kiểm tra tình trạng trước khi tháo Kiểm tra chi tiết đai ốc Đưa điện vào chạy thử chọn dụng cụ phù hợp để tháo Tiến hành tháo, lau chùi quan sát các chi tiết Tra dầu mỡ vào ổ bi Lắp lại như cũ chạy thử nhận xét III. Thực hành 1, Chia nhóm phát dụng cụ vật liệu 2, Hướng dẫn tháo lắp 3, Theo giõi kiểm tra đánh giá nhận xét Cho học sinh tiếp thu các bước thực hiện, yêu cầu nhắc lại trước khi vào thực hành - Theo dõi chặt chẽ giúp đỡ những học sinh yếu Ngày soạn: 2/3/ 2008 Tiết 63 - 65 cấu tạo, nguyên lý làm việc của một số đồ dùng điện trong gia đình: Máy sấy tóc; thực hành sử dụng và bảo dưỡng đồ dùng điện I. Mục tiêu - Làm cho học sinh hiểu rõ cấu tạo, nguyên lý làm việc của một số đồ dùng điện: Máy sấy tóc - Biết cách sử dụng và bảo dưỡng đồ dùng điện trong gia đình II. Thiết bị, đồ dùng dạy học Máy sấy tóc Tuốc lơ vít, đồng hồ vạn năng III. Tổ chức hoạt động dạy và học. Nội dung Phương pháp Kiểm tra sĩ số, ổn định tổ chức Kiểm tra bài cũ: Nêu cấu tạo của máy bơm nước ? Bài mới I- Cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy sấy tóc 1, Cấu tạo Gồm hai phần chính: Bộ phận cấp nhiệt là một dây điện trở có công suất từ 150 đến 250 w Bộ phận quạt gió là một quạt điện có công suất từ 15 đến 20 w Ngoài ra còn có: thân, vỏ, tay cầm và bộ phận công tắc, chuyển mạch điều chỉnh các chế độ làm việc 2, Nguyên lý làm việc và bảo quản máy sấy tóc - Cho điện vào máy dây điện trở sẽ nóng lên nhiệt độ cao, quạt gió thổi gió qua tạo thành một luồng gió nóng ra phía trước - Khi không sử dụng nữa ta để nguội máy lau chùi sạch và cất vào hộp 3, Cách sữa chữa maý sấy tóc - Quạt gió hoạt động nhưng gió không nóng: + Nguyên nhân: Do dây trở bị đứt hoặc hai đầu tiếp xúc chập chờn + Sửa chữa: Kiểm tra chuyển mạch, khống được thì tháo vỏ máy kiểm tra Máy nóng nhưng không có gió ( Trường hợp này rất nguy hiểm vì máy sẽ nóng quá mức có thể nóng chảy phần nhựa) phải ngừng ngay để kiểm tra quạt gió: có thể quạt gió bị nghẹt hoặc tiếp xúc phần quạt gió không tốt điện không vào quạt II, Nồi cơm điện 1, Cấu tạo Thực ra là một bếp điện chuyên dụng dùng để nấu cơm, cháo có cấu tạo gồm hai phần: Phần cấp nhiệt có 1 hoặc hai dây trở làm nhiệm vụ cấp nhiệt cho nồi, nhiệt độ được điều chỉnh bằng rơ le nhiệt gắn ở đáy nồi một số nồi còn có thêm dây trở phụ dùng để hâm nóng sau khi cơm đã chín. Phần nồi chứa làm bằng nhôm có nắp đậy và có thể tháo rời ngoài 2,Cách sử dụng và bảo quản nồi cơm điện - Điện áp nguồn phải phù hợp với điện áp định mức - Không được nhúng cả nồi vào nước - Khi nấu cơm ta đổ gạo và nước với tỷ lệ thích hợp, cắm dây nguồn và bật công tắc để dây trở chính được đốt nóngvà cấp nhiệt cho nồi. Khi nước trong nồi cạn thì nhiệt độ sẽ tăng đến 1250C, nam hâm mất từ tính làm làm ngắt tiếp điểm, ngắt dòng điện vào dây trở chính. Khi nhiệt độ giảm xuống 900C tiếp điểm phụ lại đóng dây trở chính nối tiếp với dây trở phụ mắc vào mạch điện nồi làm việc ở chế độ hâm duy trì nhiệt độ từ 70 đến 900C 3, Cách sữa chữa nồi cơm điện - Tương tự như bàn là điện * Các trường hợp bất thường thường xảy ra: - Nồi cắt sớm: +Do nam châm kém hoặc phần dẫn nhiệt từ bếp đến đáy xoong kém do bẩn: vệ sinh phần đáy xoong và phần bếp điện sạch sẽ + Do đáy xoong bị lồi lên phần đè lên bộ phận rơ le ít: dùng biện pháp cơ khí làm cho đáy xoong phẳng lại như khi mới Nồi cắt muộn ( ít gặp) Nồi không cắt cơm sẽ cháy nếu không rút phích điện ra: Do phần rơ le bị hỏng thường là bị kẹt phần cơ khí ở dưới đáy nồi, nam châm không mất từ tính ít khi xẩy ra III. Thực hành sử dụng và bảo dưỡng những đồ dùng điện 1, Dụng cụ vật liệu: - Đồng hồ vạn năng, tuốc lơ vít, kìm - Máy sấy tóc, nồi cơm, dầu maý giẻ lau 2, Các bước tiến hành: - Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu - Tìm hiểu số liệu kỹ thuật - Đưa điện vào chạy thử - Cắt điện, để nguội và tiến hành tháo: quan sát các bộ phận - Lặp lại như ban đầu - Thử lại nếu làm việc như trước khi tháo là tốt 3, Thực hành - Chia nhóm phát dụng cụ vật liệu - Hướng dẫn tháo lắp - Theo giõi kiểm tra đánh giá nhận xét Kết hợp đồ dùng thật, hướng dẫn học sinh quan sát các bộ phận - Vừa giới thiệu vừa cho máy hoạt động để cho học sinh biết đựơc Giới thiệu các bộ phận của nồi cung cấp thông tin cần thiết cho học sinh Hướng dẫn kỹ trước khi cho học sinh thực hành - Theo giõi kiểm tra sữa chữa những thao tác không đúng kỹ thuật Ngày soạn: 9/3/ 2008 Tiết 66- 70 Ôn tập và kiểm tra I. Mục tiêu - Hệ thống hóa kiến thức đã học - Rèn luyện một số kỹ năng đã học như nối dây, lắp bảng điện, làm khuôn biến áp II. Thiết bị, đồ dùng dạy học Một số sơ đồ mạch điện Tuốc lơ vít, đồng hồ vạn năng III. Tổ chức hoạt động dạy và học. Nội dung Phương pháp Kiểm tra sĩ số, ổn định tổ chức Kiểm tra bài cũ: Nêu các trường hợp hư hỏng thường gặp của nồi cơm điện Bài mới I-Hệ thống kiến thức đã học 1, An toàn điện 2, Mạng điện sinh hoạt 3, Máy biến áp 4, Động cơ điện II, Câu hỏi ôn tập 1, Những hư hỏng thường gặp khi sửa chữa thiết bị đốt nóng ? 2, Nêu những nguyên tắc an toàn điện cho người và thiết bị điện ? 3, Phân tích hoạt động của nồi cơm điện và phạm vi sử dụng ? 4, Phân biệt động cơ điện một pha khởi động bằng tụ và khởi động bằng và khởi động bằng vòng đoản mạch 5, Những quy tắc chung về sử dụng và bảo quản động cơ điện 6, Nói rõ thứ tự kiểm tra và các dụng cụ cần thiết để tìm chỗ hỏng trong trường hợp sau: Đóng điện cho quạt nhưng quạt không quay ( loại quạt có tụ ) 7, Nói rõ thứ tự quấn lại cuộn dây bị cháy của quạt bàn ? 8, Quạt quay có tiếng kêu rè rè là do đâu ? cách sữa chữa và khắc phục 9 Nêu nguyên tắc làm việc của máy biến áp? Nguyên tắc sử dụng và bảo dưỡng máy biến áp ? Mỗi một phần học yêu cầu học sinh cho biết các nội dung đã học Giáo viên nhấn mạnh các trọng tâm trong các phần học đó Đọc câu hỏi cho học sinh ôn tập ở nhà, những câu hỏi khó có thể giáo viên hướng dẫn thêm Trong thực tế nếu có vấn đề thắc mắc từ học sinh thì làm rõ tại lớp để các em có thêm kiến thức, kỹ năng và niềm say mê môn học.

File đính kèm:

  • docGiao an nghe dien pho thong.doc
Giáo án liên quan