Giáo án Mỹ thuật Lớp 8 - Tiết 23, Bài 29: Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của trường phái hội họa ấn tượng - Năm học 2013-2014

1 – MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức:

- HS biết về một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của trường phái hội họa ấn tượng.

- HS hiểu rõ hơn về phong cách của một số họa sĩ thuộc trường phái hội họa Ấn tượng.

1.2. Kỹ năng:

- HS thực hiện được phân tích tác phẩm hội họa Ấn tượng.

- HS thực hiện thành thạo phong cách hội họa Ấn tượng.

1.3 Thái độ:

- Thói quen : Tạo cho học sinh thói quen ghi nhớ giai đoạn và những chuyển biến nghệ thuật Ấn tượng.

- Tính cách : Học sinh thêm yêu thích tìm hiểu bộ môn lịch sử mĩ thuật

2 – NỘI DUNG HỌC TẬP

- Họa sĩ Mô – nê.

- Họa sĩ Ma – nê.

- Họa sĩ Van – gốc.

- Họa sĩ Xơ - ra

3 – CHUẨN BỊ

3.1. Giáo viên:

- Tranh ảnh trường phái hội họa Ấn tượng.

3.2. Học sinh:

- Sưu tầm tranh ảnh của trường phái hội họa Ấn tượng.

4 – TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện

8a1: 8a2: . 8a3: .

4.2. Kiểm tra miệng:

Câu 1: ( Câu hỏi kiểm tra bài cũ ) Giáo viên đặt câu hỏi?

Em hãy kể tên một số họa sĩ tiêu biểu của các trường phái hội họa Ấn tượng, Dã thú và Lập thể.

HSTL : Pi-xa-rô; Đờ-ga; Rơ-noa; Mô-nê

Câu 2 : ( Câu hỏi kiểm tra nội dung tự học )

Em hãy nêu đặc điểm riêng của trường phái hội họa Ấn tượng, Dã thú, Lập thể.

HSTL: Ấn tượng: Coi sự thay đổi ánh sáng của thiên nhiên là đối tượng phản ánh chủ đạo trong vẽ tranh.

Dã thú: Thể hiện màu sắc một cách táo bạo, màu nguyên chất với đường viền chắc khỏe.

Lập thể : Dùng nhiều hình khối để diễn tả đối tượng phản ánh trong tranh.

GV giới thiệu vào bài mới.

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 785 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật Lớp 8 - Tiết 23, Bài 29: Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của trường phái hội họa ấn tượng - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24 – Tiết PPCT : 23 Ngày dạy :./../.. Bài: 29: Thường thức mĩ thuật. MỘT SỐ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM TIÊU BIỂU CỦA TRƯỜNG PHÁI HỘI HỌA ẤN TƯỢNG 1 – MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức: - HS biết về một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của trường phái hội họa ấn tượng. - HS hiểu rõ hơn về phong cách của một số họa sĩ thuộc trường phái hội họa Ấn tượng. 1.2. Kỹ năng: - HS thực hiện được phân tích tác phẩm hội họa Ấn tượng. - HS thực hiện thành thạo phong cách hội họa Ấn tượng. 1.3 Thái độ: - Thói quen : Tạo cho học sinh thói quen ghi nhớ giai đoạn và những chuyển biến nghệ thuật Ấn tượng. - Tính cách : Học sinh thêm yêu thích tìm hiểu bộ môn lịch sử mĩ thuật 2 – NỘI DUNG HỌC TẬP - Họa sĩ Mô – nê. - Họa sĩ Ma – nê. - Họa sĩ Van – gốc. - Họa sĩ Xơ - ra 3 – CHUẨN BỊ 3.1. Giáo viên: - Tranh ảnh trường phái hội họa Ấn tượng. 3.2. Học sinh: - Sưu tầm tranh ảnh của trường phái hội họa Ấn tượng. 4 – TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện 8a1: 8a2:.. 8a3:. 4.2. Kiểm tra miệng: Câu 1: ( Câu hỏi kiểm tra bài cũ ) Giáo viên đặt câu hỏi? Em hãy kể tên một số họa sĩ tiêu biểu của các trường phái hội họa Ấn tượng, Dã thú và Lập thể. HSTL : Pi-xa-rô; Đờ-ga; Rơ-noa; Mô-nê Câu 2 : ( Câu hỏi kiểm tra nội dung tự học ) Em hãy nêu đặc điểm riêng của trường phái hội họa Ấn tượng, Dã thú, Lập thể. HSTL: Ấn tượng: Coi sự thay đổi ánh sáng của thiên nhiên là đối tượng phản ánh chủ đạo trong vẽ tranh. Dã thú: Thể hiện màu sắc một cách táo bạo, màu nguyên chất với đường viền chắc khỏe. Lập thể : Dùng nhiều hình khối để diễn tả đối tượng phản ánh trong tranh. GV giới thiệu vào bài mới. 4.3. Tiến trình bài học HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC * Hoạt động 1 : ( 20p )Hướng dẫn học sinh tìm hiểu họa sĩ Ấn tượng Mô-nê và Ma-nê Mục tiêu: Kiến thức:HS biết một số nét cơ bản về họa sĩ Ấn tượng. Kĩ năng: HS có kĩ năng nhận biết phong cách sáng tác nghệ thuật của họa sĩ Ấn tượng. GV yêu cầu học sinh đọc phần 1 SGK-T158. Học sinh đọc bài GV đặt câu hỏi ? Em hãy nêu sự hiểu biết của mình về họa sĩ thuộc trường phái Ấn tượng Mô-nê? ? Em hãy kể tên một vài tác phẩm nổi tiếng của họa sĩ Mô- nê? ? Phong cách sáng tạo riêng trong vẽ tranh của họa sĩ Mô-nê là gì? HS trả lời GV củng cố GV yêu cầu học sinh đọc phần II SGK – T159. HS đọc bài GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài. ? EM hiểu gì về họa sĩ Ma-nê? ? Em hãy diễn tả nội dung bức tranh: Buổi hòa nhạc ở Tu-le-ri-e ? HS trả lời GV củng cố. * Hoạt động 2: ( 17p) Hướng dẫn học sinh tìm hiểu họa sĩ Van-gốc và Xơ-ra. Mục tiêu: Kiến thức: HS biết vài nét về hai họa sĩ. Kĩ năng: HS có kĩ năng nhận biết phong cách sáng tác nghệ thuật của họa sĩ Van-gốc và Xơ-ra. GV yêu cầu học sinh đọc phần III SGK- T160 HS đọc bài GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu. ? Em hiểu gì về họa sĩ Van-gốc? Cho biết phong cách sáng tác riêng của họa sĩ Van-gốc HS trả lời GV củng cố : Van-gốc đại diện cho lớp họa sĩ hậu Ấn tượng GV yêu cầu học sinh đọc phần IV SGK – T161. HS đọc bài GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài ? Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của họa sĩ Xơ – ra? ? Cảm nhận của em về bức tranh: Chiều chủ nhật trên đảo Gơ-răng-giát-tơ HS trả lời GV củng cố: Xơ-ra là họa sĩ nổi tiếng của trường phái hội họa Ấn tượng. Bức tranh: “ Chiều chủ nhật trên đảo Gơ- răng- giát- tơ” có khổ lớn, họa sĩ vẽ trong 3 năm. 1.Họa sĩ Mô – nê. - Mô –nê ( 1840 – 1926 ) tại Pháp, là họa sĩ tiêu biểu của trường phái hội họa Ấn tượng. - Bước tranh : Ấn tượng mặt trời mọc là ông vẽ ở cảng Lơ-ha-vơ được lấy tên đặt cho trường phái hội họa Ấn tượng . Bước tranh là những chầm phá ngắt đoạn của nét bút thể hiện buổi sớm mai trên bến cảng với mặt nước long lanh cùng sương sớm vô cùng sống động. - Một số tác phẩm khác: Ru văng, Đống cỏ khô, hoa súng.. - Mô-nê thích thú và say mê với diễn tả ánh sáng màu sắc thiên nhiên. 2. Họa sĩ Ma-nê - Ma-nê ( 1832 – 1883)tại Pháp, ông là người dẫn dắt họa sĩ trẻ vẽ theo hướng mới với chủ đề sinh họat hiện đại ở chốn phồn hoa. Ông sáng tác bằng trực cảm nhạy bén. - Bức tranh bổi hòa nhạc ở Tu-ne-ri-e với kĩ thuật tạo hình mới được các họa sĩ trường phái Ấn tượng coi là tác phẩm mở đường cho nền hội họa mới chống cách vẽ cổ điển. 3.Họa sĩ Van-gốc - Van-gốc ( 1853 – 1890) tại Hà Lan trong một gia đình mục sư nghèo. - 1886 tới Pháp sống và vẽ tranh cho tới cuối đời - Ông là người luôn bị dằn vặt, đau khổ về cuộc sống nghề nghiệp, luôn giành tình yêu cho người lao động nghèo khổ. - Hoa diên vĩ với gam màu tươi nguyên, những nét vẽ dữ dằn thể hiện phong cách Ấn tượng độc đáo. 4. Họa sĩ Xơ- ra - Xơ- ra ( 1858 – 1891 )Tại Pháp, ông là họa sĩ vẽ về hình học rất giỏi nhưng có những sở thích nghiên cứu khoa học về lí thuyết màu sắc. - Trong bức tranh: “ Chiều chủ nhật trên đảo Gơ-răng-giát –tơ” họa sĩ chia mỗi mảng trong bố cục thành muôn vàn các đốm nhỏ màu nguyên ( đỏ, vàng, lam, lục....) cho đến khi đạt hiệu quả cao, không có đường nét, không có nhát bút. => không khí thơ mộng nhàn tản ngày chủ nhật. 4.4 Tổng kết GV đặt một số câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời ? EM hãy nói một vài nét về trường phái hội họa Ắn tượng? ? Kể về các họa sĩ Ma-nê, Mô-nê, Van-gốc, Xơ-ra và các tác phẩm của họ? HS trả lời GV nhận xét đánh giá chung tiết học. 4.5 Hướng dẫn học tập: - Đối với bài học ở tiết này: Nắm rõ đặc điểm nổi bật của trường phái hội họa Ấn tượng. Biết về một số họa sĩ tiêu biểu của trường phái hội họa Ấn tượng. - Đối với bài học ở tiết tiếp theo: + Chuẩn bị bài 22: Vẽ tranh cổ động - Tiết 1 + Tìm hiểu bài trước. 5 – PHỤ LỤC - SGK Mĩ thuật 8. - SGV Mĩ thuật 8.

File đính kèm:

  • docmot so tac gia tac pham tieu bieu cua truong phai nghe thuat An tuong.doc
Giáo án liên quan