I. Mục tiêu bài học:
- HS hiểu và nắm được một số đặc điểm chung về mĩ thuật thời Lê. Nhận thức truyền thống nghệ thuật dân tộc nói chung và nghệ thuật thời Lê nói riêng.
- HS yêu quý và bảo vệ những giá trị nghệ thuật mà cha ông ta để lại.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy - học:
a, Giáo viên:
- Chuẩn bị một số bức ảnh về một số công trình tiêu biểu thời Lê, sưu tầm tranh ảnh về chùa Keo, tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay.
- Nghiên cứu kĩ hình ảnh trong SGK và bộ ĐDDH MT8.
b, Học sinh:
- Sưu tầm tranh ảnh, bài viết liên quan đến bài học.
2. Phương pháp dạy - học:
- Phương pháp trực quan, làm việc nhóm, vấn đáp.
III. Tiến trình dạy - học:
1. Ổn định tổ chức lớp: kiểm tra sỹ số lớp. (1')
2. Bài cũ: Trình bày một số thành tựu của mĩ thuật thời Lê?. (4')
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: (1')
Ở bài học trước chúng ta đã được học sơ lược về mĩ thuật thời Lê và chúng ta đã biết được một vài đặc điểm của nghệ thuật thời Lê. Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về nền mĩ thuật thời Lê qua các công trình tiêu biểu của thời Lê.
89 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 468 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Mỹ thuật Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Việt Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ịnh tổ chức lớp: Kiểm tra sỹ số lớp. (1')
2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn sự hoàn thành bài vẽ tiết trước của HS (2')
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài: (1')
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: (5')
Hướng dẫn cách vẽ:
- GV cho HS quan sát lại hình minh hoạ các bước vẽ tranh. Nhắc lại các bước vẽ.
B1: Tìm và chọn nội dung để tài.
B2: Xác định bố cục.
B3: Vẽ hình chính, phụ.
B4: Vẽ màu.
II. Cách vẽ tranh:
- 4 bước:
+ Lựa chọn nội dung, tình tiết của 1 truyện mà mình thấy thích để vẽ lại. Nên chọn những tình tiết tiêu biểu.
+ Tìm vị trí các mảng chính, mảng phụ bằng các hình chữ nhật vuông, tròn, tam giác, ôvan.. Sắp xếp các mảng chính phụ cho cân đối.
+ Lựa chọn nhân vật chính, phụ; bối cảnh phù hợp với nội dung câu chuyện, thể hiện rõ tính chất của truyện cổ tích.
+ Chọn màu hài hòa, phù hợp với nội dung truyện để vẽ.
HS nhắc lại.
Hoạt động 3: (30')
Hướng dẫn thực hành:
- GV gợi ý cho những HS nào chưa tìm được cách thể hiện, chưa tìm được màu phù hợp.
- HS vẽ hoàn thiện bức tranh.
III. Thực hành
- Tiếp tục cho bài vẽ trước và hoàn thiện bằng màu.
tiết 31, bài 31: Vẽ theo mẫu:
Xé dán tĩnh vật lọ hoa và quả (tiết 1)
Ngày soạn: Ngày dạy:
I. Mục tiêu bài học:
- HS biết cách xé dán giấy lọ hoa và quả.
- HS xé dán giấy được 1 bức tranh có lọ hoa, quả theo ý thích.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của tranh xé dán giấy.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy - học:
a, Giáo viên:
- Một số tranh xé dán giấy (lọ hoa và quả).
- Một số bài xé dán giấy hoàn chỉnh của học sinh khoá trước ( 2-3 bài).
b, Học sinh:
- Vở vẽ, bút chì, tẩy, giấy màu, hồ dán.
- Chuẩn bị mẫu (gồm lọ hoa và quả).
2. Phương pháp dạy - học:
- Phương pháp quan sát, trực quan, vấn đáp, gợi mở, luyện tập.
III. Tiến trình dạy - học:
1. ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sỹ số lớp. (1')
2. Kiểm tra bài cũ:Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của học sinh. (2')
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài: (1')
Chúng ta đã được học về cách vẽ tĩnh vật chì ở các bài trước. Hôm nay chúng ta sẽ cùngvận dụng các cách vẽ tĩnh vật đã học và sử dụng màu sắc để thể hiện nên 1 bài vẽ tĩnh vật màu.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: (8')
Hướng dẫn quan sát nhận xét:
- GV cho HS xem một số tranh xé dán giấy mẫu và tranh vẽ tĩnh vật màu, HS quan sát.
-GV:Theo em tranh vẽ tĩnh vật màu và tranh xé dán có điểm gì giống, khác nhau?
- HS:Giống: đều là tranh tĩnh vật
Khác: khác về chất liệu, kĩ thuật thể hiện, đường nét, màu sắc..
-GV:Tranh được xé dán bằng các loại giấy gì?
-HS: Tranh xé dán bằng các loại giấy màu khác nhau.
- GV gợi ý để HS tự bày mẫu. Sau đó Gv đưa ra các yêu cầu quan sát để Hs tự tìm hiểu và tìm ý trả lời.
-GV:Khung hình chung của cụm mẫu?
- HS: Hình chữ nhật đứng.
-GV:Vị trí của lọ, hoa và quả?
- HS: Quả đặt trước lọ, hoa ở phía trên lọ.
-GV:Cho biết lọ hoa có dạng hình gì? Quả có dạng hình gì?
HS: Lọ hoa hình trụ tròn.
Quả dạng hình cầu.
-GV: So sánh kích tỉ lệ của lọ, hoa và quả/
HS: Hoa lớn hơn lọ, lọ lớn và cao hơn quả
-GV:Màu sắc và độ đậm nhạt ở lọ, hoa và quả như thế nào?
- Học sinh quan sát trả lời.
I. Quan sát, nhận xét:
- Tranh xé dán tĩnh vật là tranh sử dụng chất liệu là giấy màu, được xé dán trực tiếp bằng tay, có đường nét chắc khỏe, màu sắc nổi bật.
* Nhận xét mẫu:
- Khung hình chung: hcn đứn.
- Vị trí: quả đặt trước lọ, hoa ở phía trên lọ.
- Hình dạng: + lọ: hình trụ tròn
+ quả: hình cầu
- Khung hình riêng:
+ hoa: bầu dục
+ lá: nét cong
+ lọ: hcn đứng
+ quả: hình vuông,hcn
- Màu:
- Độ đậm nhạt:
Hoạt động 2: (5')
Hướng dẫn cách xé dán:
-GV:Có mấy bước xé dán?
B1: Chọn giấy màu.
B2: Ước lượng tỉ lệ lọ hoa, quả.
B3: Xé giấy thành hình lọ hoa và quả.
B4: Xếp hình theo ý định và dán
II. Cách xé dán:
- 4 bước:
+ Quan sát mẫu, dựa vào mẫu để chọn giấy màu cho nền, lọ, hoa, quả. (Có thể tự tạo ra gam màu theo ý thích).
+ Ước lượng, so sánh tỉ lệ lọ hoa và quả để đảm bảo độ chính xác tương đối, cân đối bố cục.
+ Xé giấy bằng cách vẽ nét chì mặt sau rồi xé theo nét vẽ chì; hoặc nhìn hình xé giấy. Xé nhẹ nhàng, cẩm thận.
+ Xếp hình theo cách đặt mẫu hoặc tự sắp xếp cho cân đối và đẹp. Dán hình theo cách xếp. Có thể dán nhiều lớp.
Hoạt động 3: (25')
Hướng dẫn học sinh thực hành:
- GV cho học sinh xem bài của HS khóa trước để rút kinh nghiệm.
GV quan sát, hướng dẫn chung và gợi ý riêng cho từng HS
- Chú ý:
+ Chọn những giấy màu có đậm có nhạt.
+ Nét xé có thể to, nhỏ để thêm phần sinh động.
+ Dán đúng vị trí đã sắp xếp. Điều chỉnh màu sắc và bố cục trước khi dán.
- HS vẽ bài.
III. Thực hành:
- Yêu cầu: Xé dán giấy màu lọ, hoa và quả
4. Củng cố: (2')
- Giáo viên chọn 2-3 bài (tốt - chưa tốt) của học sinh để học sinh tự nhận xét. Sau đó bổ sung góp ý.
- Giáo viên nhận xét những ưu, nhược điểm. Tuyên dương, khuyến khích bài xé dán tốt, đúng. Động viên bài xé dán chưa tốt.
5. Hướng dẫn về nhà: (1')
- Nắm vững các bước xé dán lọ họa và quả bằng giấy màu.
- Chuẩn bị giấy màu, keo dán để dán tiếp cho tiết học hôm nay.
tiết 32, bài 31: Vẽ theo mẫu:
Xé dán tĩnh vật lọ hoa và quả (tiết 2)
Ngày soạn: Ngày dạy:
I. Mục tiêu bài học:
- HS biết cách xé dán giấy lọ hoa và quả.
- HS xé dán giấy được 1 bức tranh có lọ hoa, quả theo ý thích.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của tranh xé dán giấy.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy - học:
a, Giáo viên:
- Một số tranh xé dán giấy (lọ hoa và quả).
- Một số bài xé dán giấy hoàn chỉnh của học sinh khoá trước ( 2-3 bài).
b, Học sinh:
- Vở vẽ, bút chì, tẩy, giấy màu, hồ dán.
- Chuẩn bị mẫu (gồm lọ hoa và quả).
2. Phương pháp dạy - học:
- Phương pháp quan sát, trực quan, vấn đáp, gợi mở, luyện tập.
III. Tiến trình dạy - học:
1. ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sỹ số lớp. (1')
2. Kiểm tra bài cũ:Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của học sinh. (2')
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài: (1')
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: (5')
Hướng dẫn cách xé dán:
-GV:Có mấy bước xé dán?
B1: Chọn giấy màu.
B2: Ước lượng tỉ lệ lọ hoa, quả.
B3: Xé giấy thành hình lọ hoa và quả.
B4: Xếp hình theo ý định và dán.
II. Cách xé dán:
- 5 bước:
+ Quan sát mẫu, dựa vào mẫu để chọn giấy màu cho nền, lọ, hoa, quả. (Có thể tự tạo ra gam màu theo ý thích).
+ Ước lượng, so sánh tỉ lệ lọ hoa và quả để đảm bảo độ chính xác tương đối, cân đối bố cục.
+ Xé giấy bằng cách vẽ nét chì mặt sau rồi xé theo nét vẽ chì; hoặc nhìn hình xé giấy. Xé nhẹ nhàng, cẩm thận.
+ Xếp hình theo cách đặt mẫu hoặc tự sắp xếp cho cân đối và đẹp. Dán hình theo cách xếp. Có thể dán nhiều lớp.
Hoạt động 3: (33')
Hướng dẫn học sinh thực hành:
- GV cho học sinh xem bài của HS khóa trước để rút kinh nghiệm.
GV quan sát, hướng dẫn chung và gợi ý riêng cho từng HS
- Chú ý:
+ Chọn những giấy màu có đậm có nhạt.
+ Nét xé có thể to, nhỏ để thêm phần sinh động.
+ Dán đúng vị trí đã sắp xếp. Điều chỉnh màu sắc và bố cục trước khi dán.
- HS vẽ bài.
III. Thực hành:
- Yêu cầu: Xé dán giấy màu lọ, hoa và quả
4. Củng cố: (2')
- Giáo viên chọn 2-3 bài (tốt - chưa tốt) của học sinh để học sinh tự nhận xét. Sau đó bổ sung góp ý.
- Giáo viên nhận xét những ưu, nhược điểm. Tuyên dương, khuyến khích bài xé dán tốt, đúng. Động viên bài xé dán chưa tốt.
5. Hướng dẫn về nhà: (1')
- Nắm vững các bước xé dán lọ họa và quả bằng giấy màu.
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập, giấy A4 để tiết sau làm bài kiểm tra cuối năm. Bài 33, 34: Vẽ tranh: "Đề tài tự chọn"
tiết 33+34, bài 33+34: Vẽ tranh
đề tài tự chọn
(Kiểm tra học kì II)
Ngày soạn: Ngày dạy:
I. Mục tiêu bài học:
- Phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo của HS trong việc tìm và chọn nội dung đề tài.
- HS vẽ được tranh theo đề tài mình đã chọn.
- HS có ý thức đối với việc thể hiện tranh, trân trọng đối với đề tài mình đã chọn.
II. Chuẩn bị:
+ Gv chuẩn bị nội dung đề bài, biểu điểm.
+ Hs chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập để làm bài.
III. Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Bài mới:
Gv nêu yêu cầu bài kiểm tra:
- Vẽ một bức tranh về đề tài tự chọn.
- Bài vẽ trên giấy A4 hoặc với chất liệu màu tuỳ chọn.
- Tiết 1: vẽ hình và chuẩn bị cho vẽ màu, có thể phác mảng màu lớn trước.
- Tiết 2: chỉnh sửa hình vầ tìm màu vẽ màu,hoàn thiện bài.
- GV để cho HS hoàn toàn chủ động trong việc chọn lựa hình ảnh, cách sx bố cục và vẽ màu( chỉ gợi ý cho những hs còn lúng túng ), trong quá trình đó có thể xen kẽ cho hs xem một số những bức tranh của hs lớp trước đã vẽ.
. Biểu điểm.
+ Loại G: Bài thể hiện đúng nội dung đề tài, có cách tìm hình ảnh độc đáo, sáng tạo, biết sx bố cục, nắm chắc các thao tác tiến hành, có màu sắc đẹp, trong sáng, hài hoà có đậm nhạt, xa , gần tốt.
+ Loại K: Thể hiện được một nội dung trong đề tài, có khả năng sx hình ảnh và kết hợp giữa hình ảnh với luật xa gần, hình ảnh tự nhiên không sao chép, tuy nhiên màu sắc còn chưa tạo điểm nhấn giữa mảng đậm, nhạt.
+ Loại TB: - Hoàn thiện bài với nội dung theo yêu cầu đề bài.
Hình ảnh còn lúng túng, sx hả có thể còn dàn chải, chật chội
Màu sắc đã hoàn thành hoặc chưa hoàn thành nhưng mờ nhạt, chưa tập trung vào hình ảnh chính, dàn chải.
+ Chưa đạt yêu cầu:
Không thể hoàn thành bài theo nội dung
Tìm hình ảnh và sx hình ảnh lộn xộn, không có trọng tâm, chưa rõ nộidung thể hiện.ý thức làm bài thiếu tập trung.
4. Củng cố:
- GV nhắc nhở HS thu bài làm hoặc có thể linh động cho HS làm tiếp trong giờ ra chơi
- Nhận xét về giờ học và ý thức của hs trong giờ.
tiết 35, bài 35: Trưng bày kết quả học tập
Ngày soạn: Ngày dạy:
I. Mục tiêu bài học:
- Trưng bày những bài vẽ đẹp để GV và HS thấy kết quả dạy và học, đồng thơig nhà trường đánh giá được công tác quản lí, chỉ đạo chuyên môn.
- Yêu cầu tổ chức, trưng bày nghiêm túc và hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá, rút bài học cho năm tới.
II. Hình thức tổ chức:
* Trưng bày các bài vẽ đẹp trong cả 3 phân môn:
+ Vẽ trang trí
+ Vẽ theo mẫu
+ Vẽ tranh đề tài.
- HS chọn tranh của mình trước, sau đó cùng các bạn trong lớp nhận xét. GV chọn các bài vẽ tiêu biểu để trình bày.
- GV tổ chức cho HS xem, đánh giá, chọn ra các bài vẽ xuất sắc để tuyên dương.
File đính kèm:
- Giao an MT 8.doc