Họa tiết chính đặt ở đâu?
-Họa tiết phụ đặt ở đâu?
-Các họa tiết sắp xếp như thế nào?
*HS quan sát bài tập thực hành:
-Họa tiết nào vẽ chưa xong?
-Cần nhìn mẫu để vẽ: các họa tiết giống nhau phải vẽ như thế nào?
2 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 529 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật Lớp 3 - Tuần 25 (Bản đẹp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: .../....../......
Môn Mĩ thuật
Tiết 25 bài 25 VẼ TRANG TRÍ
VẼ TIẾP HỌA TIẾT VÀ VẼ MÀU VÀO HÌNH CHỮ NHẬT
Mục tiêu.
Biết thêm về họa tiết trang trí.
Biết cách vẽ họa tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật.
Vẽ được họa tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật.
HS khá, giỏi: Vẽ được họa tiết cân đối, tô màu đều, phù hợp.
Chuẩn bị.
Giáo viên.
Phóng to hình vẽ mẫu trong vở tập vẽ.
Một số đồ vật có trang trí hình chữ nhật.
Một số bài vẽ của hs có cả bài vẽ hình vuông, hình tròn.
Phấn màu.
Học sinh.
Giấy vẽ.
Bút chì, màu vẽ.
Các hoạt động dạy học.
Giới thiệu bài:
Thông qua ĐDDH đã chuẩn bị, GV giới thiệu bài:
Các đồ vật dạng hình chữ nhật có trang trí được dùng trong sinh hoạt hằng ngày: Thảm, khăn trải bàn, khay,
Trang trí hình chữ nhật có những điểm giống trang trí hình vuông, hình tròn.
Họa tiết trang trí thường là hoa, lá, các con vật cách điệu, các hình kỉ hà.
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
GV yêu cầu hs quan sát hình chữ nhật đã trang trí để các em nhận biết:
Giáo viên
Học sinh
HS khá, giỏi
-Họa tiết chính đặt ở đâu?
-Họa tiết phụ đặt ở đâu?
-Các họa tiết sắp xếp như thế nào?
*HS quan sát bài tập thực hành:
-Họa tiết nào vẽ chưa xong?
-Cần nhìn mẫu để vẽ: các họa tiết giống nhau phải vẽ như thế nào?
-Họa tiết chính to, đặt ở giữa.
-Họa tiết phụ ở xung quanh và các gốc.
-Họa tiết chính và họa tiết phụ vẽ chưa xong.
-Họa tiết giống nhau phải vẽ bằng nhau.
-Họa tiết và màu sắc sắp xếp cân đối theo trục.
Hoạt động 2: Vẽ tiếp họa tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật.
Yêu cầu học sinh quan sát bài tập, đặt câu hỏi gợi ý để các em nhận biết:
Giáo viên
Học sinh
HS khá, giỏi
-Họa tiết chính ở hình chữ nhật là hình gì?
-Bông hoa có bao nhiêu cánh? Hình của bông hoa như thế nào?
-Họa tiết trang trí các gốc có dạng hình gì?
*Khi hs trả lời, GV cho hs xem bài tập phóng to, sau đó nhấn mạnh:
+Họa tiết giống nhau cần vẽ bằng nhau.
-Họa tiết giống nhau vẽ màu như thế nào?
-Họa tiết chính (bông hoa) có thể vẽ lớp cánh trước một màu, lớp cánh sau là màu khác.
-Màu họa tiết và màu nền phải vẽ như thế nào?
-Có thể chuyển màu của họa tiết chính ra họa tiết ở bốn gốc.
-Bông hoa.
-Họa tiết giống nhau cần vẽ cùng màu.
-Nếu họa tiết chính vẽ màu sáng thì nền vẽ màu đậm hoặc ngược lại.
-Có 8 cánh, 4 cánh lớp trước và 4 cánh lớp sau, các cánh hoa đối xứng nhau theo từng cặp.
-Dạng hình tam giác.
Hoạt động 3: Thực hành.
HS làm bài theo hướng dẫn.
HS khá, giỏi: Vẽ được họa tiết cân đối, tô màu đều, phù hợp.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
Tiêu chí nhận xét:
+Vẽ họa tiết.
+Màu sắc.
HS khá, giỏi: Vẽ được họa tiết cân đối, tô màu đều, phù hợp.
GV nhận xét chung tiết học, khen ngợi học sinh có bài vẽ đẹp.
Dặn dò:
Sưu tầm các hình chữ nhật có trang trí trong sách báo.
Quan sát con vật quen thuộc.
Chuẩn bị đất nặn.
**************************************************************************
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Khoi 3Tuan 25Moi.doc