A Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
B Kiểm tra bài cũ
C Giảng bài mới
GV: MT là loại hình nghệ thuật tạo ra cái Đẹp. Nó luôn theo sát đáp ứng yêu cầu và sở thích của con người. Đời sống càng phát triển thì nhu cầu về cái đẹp càng cao. Vì vậy mọi đồ vật xung quanh chúng ta luôn thay đổi và rất phong phú về kiểu dáng, màu sắc như: Giầy dép, quần áo, đồ dùng sinh hoạt. trong đó có một số vật rất nhỏ bé nhưng rất cần thiết cho mùa hè đó là chiếc quạt giấy. Ngày nay quạt giấy không chỉ được sử dụng trong những ngày hè nóng bức mà người ta còn dùng để trang trí trên tường, biểu diễn nghệ thuật.
1. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét (5 phút).
63 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 477 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Mỹ thuật Khối 8 - Chương trình cả năm (Chuẩn kiến thức), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
B Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu báo cao kết quả truy bài.
C Giảng bài mới
1. Hoạt động 1: Quan sát nhận xét.
Hoạt động của giáo viên
- GV chia lớp làm 4 nhóm
- Yêu cầu các nhóm tự bày mẫu
- Yêu cầu đại diện các nhóm
nhận xét mẫu.
- GV nhận xét bổ sung.
Hoạt động của học sinh
- Các nhóm tự đặt tên.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm bày mẫu.
- Đại diện nhóm nhận xét mẫu của nhóm bạn.
+ Bố cục, màu sắc.
+ Sự hài hòa về hình dáng, tỉ lệ của mẫu vẽ.
- Các nhóm tự chỉnh sửa mẫu và nhận xét đặc điểm mẫu trước khi vẽ.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ.
Hoạt động của giáo viên
? Em hãy nêu các bước vẽ theo mẫu?
- Treo ĐDDH minh họa các bước vẽ.
- Treo một số tranh lên bảng (bài đẹp và chưa đẹp)
? Nhóm hãy thảo lụân nhanhvà cử đại diện nhận xét.
- Chốt lại phần nhận xét của HS, nhắc những
điểm HS cần tránh về bố cục, tỉ lệ, hình, vẽ...
Hoạt động của học sinh
- HS: Quan sát nhận xét, vẽ khung hình, phác nét chính, vẽ chi tiết. Vẽ màu, sửa hoàn chỉnh.
- HS thảo luận cử đại diện nhân xét các tranh đẹp và chưa đẹp, giải thích vì sao?
3. Hoạt động 3: Học sinh làm bài.
- Bao quát lớp, hướng dẫn những HS còn lúng túng cách dựng hình, cách vẽ màu.
- HS làm bài, GV nhắc chú ý tương quan tỷ lệ, màu của mẫu, đặc điểm mẫu, bố cục cho phù hợp giấy vẽ.
4. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu các nhóm chọn một số tranh tiêu biểu của nhóm dán lên bảng
- Nhận xét bổ sung, rút kinh nghiệm các bài vẽ biểu dương các bài tốt, hướng dẫn khắc phục những bài chưa tốt.
- Nhóm cử đại diện nhận xét chéo kết quả của nhóm bạn.
- "Bài vẽ... tốt, bài... chưa tốt vì ..."
- Xếp loại bài vẽ.
D Bài tập về nhà
- Hoàn thành bài vẽ màu ở lớp.
- Chuẩn bị bài mới "Xé dán giấy lọ hoa và quả".
Tuần30 - Bài: 31: Vẽ theo mẫu
Xé dán giấy lọ hoa và quả
Ngày soạn: / / 200 .
I. Mục tiêu bài học
- HS biết cách xé dán giấy lọ hoa và quả.
- Xé dán giấy được một bức tranh có lọ hoa, quả theo ý thích.
- Cảm nhận vẻ đẹp của tranh xé dán giấy.
II. Chuẩn bị
1. Đồ dùng dạy - học
a. Giáo viên:
- Hình vẽ gợi ý cách xé dán giấy: Cách xé dán nét và mảng hình.
- Sưu tầm tranh xé dán giấy tĩnh vật màu của họa sĩ.
- Bài xé dán giấy lọ hoa, quả của HS cũ.
- Giấy màu các loại và hồ dán.
- Chuẩn bị mẫu vẽ: Lọ hoa và quả.
b. Học sinh
- Giấy màu, hồ dán.
- Sưu tầm tranh xé dán giấy tĩnh vật màu.
- Màu vẽ.
2. Phương pháp dạy - học.
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp luyện tập.
III. Tiến trình dạy - học
A ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
B Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu báo cáo kết quả truy bài vẽ màu "Lọ hoa và quả".
C Giảng bài mới
1. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét.
- Cho HS tự bày mẫu (mẫu chung cho cả lớp hay mẫu cho các nhóm).
GV: + Chú ý đến cách bày mẫu: Tránh rời rạc hoặc quá tập trung làm cho bố cục không đẹp.
+ Màu sắc của lọ hoa, quả lựa chọn có đậm, nhạt, màu nóng, lạnh.
- GV cho 1 hoặc 2 HS ở vị trí khác nhau quan sát mẫu và phát biểu.
? Hãy quan sát và nhận xét mẫu vẽ của nhóm mình?
HS: + Cách sắp đặt lọ hoa, quả (bố cục)...
+ Đặc điểm của lọ hoa, quả...
+ Màu sắc và độ đậm nhạt của mẫu, của từng vật mẫu...
+ Tỷ lệ của phần hoa, lọ và quả...
- Giới thiệu một số tranh xé dán giấy tĩnh vật màu (tranh minh họa trong SGK trang 164, 165) và HS nhận xét:
? Trong tranh xé dán tĩnh vật có những hình ảnh nào?
? Tranh có thể xé dán bằng loại giấy gì?
HS: + Tranh xé dán tĩnh vật thường có lọ hoa, quả ...
+ Màu sắc của tranh xé dán thường tươi sáng rực rỡ hay trầm ấm, điều đó tùy thuộc vào màu của giấy và ý thích của người xé dan.
+ Có thể sử dụng các loại giấy màu khác nhau để xé dán.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách xé dán giấy.
? Xé giấy dán trong bài vẽ theo mẫu có nên theo các bước như vẽ chất liệu chì hay không.
Nêu phương pháp hợp lí?
HS: Tương tự các bước tiến hành bài vẽ theo mẫu bằng chì.
GV: - Quan sát mẫu, chọn giấy màu cho nền, lọ, hoa, quả. Có thể:
+ Chọn giấy màu như màu của mẫu;
+ Chọn giấy màu theo ý thích, có giấy màu đậm, nhạt khác nhau.
- Ước lượng tỷ lệ của lọ, hoa, quả .
- Xé giấy tìm hình. Có hai cách:
+ Vẽ hình lọ, hoa, quả.
Lưu ý:
+ Nét xé tự nhiên, không cầu kỳ, đường nét xé màu trắng khi to, khi nhỏ diễn tả hình để bài vẽ sinh động hơn.
+ Xếp, dán hình như bố cục đã định.
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài.
+ Làm bài tâp thể theo các nhóm trên giấy A3.
+ Làm bài cá nhân trên giấy A4.
- GV hướng dẫn HS: Chọn giấy màu, tìm tỷ lệ của lọ, hoa, quả, cách xé hình, cách dán.
- HS làm bài, GV theo dõi kèm cặp.
4. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập.
- Chọn một số bài hoàn thành và chưa hoàn thành, cho HS nhận xét.
- HS nhận xét theo cảm nhận riêng và tự xếp loại một số bài.
- GV phân tích một số bài đẹp, tóm tắt, nhận xét đánh giá chung về tiết học.
D Bài tập về nhà
- Sưu tầm tranh tĩnh vật, dán vào giấy A4, ghi tên tác phẩm, chất liệu, tác giả.
- Xé dán tranh tĩnh vật, cong vật, phong cảnh bằng giấy màu các loại (kể cả giấy họa, báo ...)
- Chuẩn bị bài sau
Tuần 31 - Bài: 32: Vẽ trang trí
Dạng hình vuông, hình chữ nhật
Ngày soạn: / / 200:
I. Mục tiêu bài học
- HS hiểu cách trang trí các đồ vật dạng hình vuông, chữ nhật.
- Biết cách tìm bố cục khác nhau.
- Trang trí được một đồ vật dạng hình vuông, chữ nhật.
II. Chuẩn bị
1. Đồ dùng dạy - học
a. Giáo viên:
- Một số bài trang trí hình vuông, hình chữ nhật cơ bản.
- Một số bài trang trí đồ vật dạng hình vuông, hình chữ nhật.
- Đồ vật thực: Viên gạch hoa (gạch ốp lát), cái khăn tay, tiền giấy...
b. Học sinh: Ê - ke, thước, chì, tẩy, giấy và màu vẽ.
2. Phương pháp dạy - học.
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp quan sát.
III. Tiến trình dạy - học
A ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
B Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu báo cáo kết quả truy bài.
C Bài mới:
1. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét.
GV: + Trong đời sống hằng ngày, chúng ta thường làm quen với nhiều đồ vật có dạng hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật được trang trí đẹp mắt, như cái hộp, cái khay, cái thảm, cái đĩa, giấy khen, cánh cửa sổ, cánh cửa ra vào...
+ Những hình để trang trí nội, ngoại thất được tạo dáng công phu và đẹp mắt, phù hợp với từng kiểu kiến trúc.
?Nhận xét sự giống nhau và khác nhau giữa trang trí cơ bản và trang trí ứng dụng (các đồ vật dạng hình vuông, hình chữ nhật)?
HS: + Giống nhau: Trang trí cơ bản và trang trí ứng dụng đều phải tuân theo những cách sắp xếp chung như: Họa tiết được đặt cân đối, xen kẽ, nhắc lại và màu sắc đẹp.
+ Khác nhau: Trang trí cơ bản thường áp dụng các thể thức trang trí chặt chẽ hơn. Trang trí ứng dụng không đòi hỏi phải tuân theo quy tắc chặt chẽ, mức độ có thể tùy ý đơn giản hoặc cầu kì về bố cục, họa tiết, màu sắc nhưng phù hợp với đồ vật và nơi trang trí (nhà, cửa...).
- GV cho HS xem một số hình ảnh chụp phiên bản trang trí kiến trúc như: Các loại gạch; các hình ốp trần nhà bằng xốp, thạch cao, gỗ; một vài cánh cửa ra vào, cửa sổ ...
- HS nhận xét, trao đổi để nhận thấy các mảng hình trang trí tạo cho các công trình kiến trúc (nhà ở, khách san, rạp hát...) làm cuộc sống đẹp hơn.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách trang trí.
? Thể loại trang trí ứng dụng cần lưu ý những gì trong số các điểm sau:
a. Nội dung hình dáng, cấu tạo? d. Môi trường, hoàn cảnh sử dụng?
b. Mục đích sử dụng? e. ý thích của người sử dụng?
c. Kĩ thuật, chất liệu?
- HS xác định các đồ vật trang trí và hình dáng của chúng như: Cửa sổ, cánh cửa ra vào, mảng trang trí ở tường, trần vách ngăn ...
? Trình bày cách sắp xếp bố cục hợp lí, đẹp mắt?
HS: + Có mảng hình to, mảng hình nhỏ
+ Có thể đối xứng hay không đối xứng.
? Tìm họa tiết như thế nào để trang trí đẹp và phù hợp ?
HS: + Nét tạo họa tiết có nét thẳng, nét cong;
+ Họa tiết có thể là sự phối hợp giữa các hình học với các hình hoa lá, chim thú.
+ Tìm và vẽ màu: Đơn giản và trang nhã hợp với nơi trang trí
3. Hoạt động 3: Học sinh làm bài.
- HS tự chọn hình trang trí khung cửa hình vuông hay hình chữ nhật (khuôn khổ: 15 x 15cm và 20 x 40cm).
? Theo các em, giữa sản phẩm trang trí sao chép và sản phẩm sáng tạo mới thì loại nào có giá trị và được đón nhận sử dụng cao hơn?
HS: Sản phẩm trang trí sáng tạo mới.
- HS tìm bố cục, vẽ hình và vẽ màu theo ý thích, không nên sao chép những sản phẩm đã có.
4. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập.
GV chọn một số bài làm có kết quả khá và yêu cầu HS tự nhận xét, xếp loại.
D Bài tập về nhà: Chuẩn bị dung cụ học tập cho bài kiểm tra. Ôn tập cách VTĐT.
Tuần 32 - Bài: 33-34: Vẽ tranh
Đề tài tự do
(2 tiết)
Ngày soạn:
I. Mục tiêu bài học
- Nhằm đánh giá về khả năng nhận thức, kĩ năng thể hiện của HS trong quá trình học tập môn MT. Cụ thể là:
+ Cách tìm, chọn nội dung đề tài.
+ Cách bố cục hình mảng.
+ Cách xây dựng hình tượng.
+ Cách dùng màu (các độ sáng tối, hòa sắc trong bài vẽ).
- HS vẽ được bức tranh theo ý thích.
II. Chuẩn bị
1. Đồ dùng dạy - học
a. Giáo viên: Chuẩn bị đề bài kiểm tra.
b. Học sinh: Giấy vẽ, bút vẽ, màu vẽ ...
2. Phương pháp dạy - học:
III. Tiến trình dạy - học
A ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
B Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra HS chuẩn bị dụng cụ học tập.
C Bài mới:
- HS tự chọn đề tài để vẽ, GV khuyến khích chọn đề tài mang tính giáo dục: Môi trường, giao thông, hoc tập, lao động giúp đỡ gia đình, tham gia phong trào Đoàn - Đội.
- HS tự vẽ, củng cố kiến thức cho những HS yếu, kém để các em hoàn thành bài vẽ.
Tiết 1: HS vẽ xong phần vẽ hình.
Tiết 2: Hoàn thành bài vẽ (vẽ màu).
- Đánh giá kết quả học tập:
+ Cách chọn đề tài.
+ Cách bố cục.
+ Cách vẽ hình (tiết 1).
- GV yêu cầu HS về nhà điều chỉnh lại phần hình.
- HS nhận xét về mầu của bài vẽ. (tiết 2).
+ Cách dùng màu: Tương quan của màu.
+ Độ đậm nhạt của màu.
- HS xếp loại bài vẽ theo ý thích.
GV cùng HS chọn các bài vẽ đẹp chuẩn bị cho trưng bày bài vẽ cuối năm.
D Bài tập về nhà
- Chọn các bài vẽ đẹp chuẩn bị cho trưng bày kết quả học tập cuối năm.
File đính kèm:
- GA Mi thuat 8 tron bo.doc