1 MỤC TIÊU:
1.1 Kiến thức:
-Hs biết về mĩ thuật thời Trần
- HS hiểu sơ lược về Mĩ thuật thời Trần.
1.2 Kĩ năng:
-HS Thực hiện được nhận biết tác phẩm Mĩ thuật thời Trần.
-HS Thực hiện thnh thạo nhận thức đúng về truyền thống nghệ thuật dân tộc.
1.3 Thái độ:
- Thĩi quen: HS biết phn tích tc phẩm nghệ thuật.
- Tính cch: HS biết trân trọng yêu quí vốn cổ của cha ông để lại.
2 NỘI DUNG HỌC TẬP
- Hs nắm bắt được bối cảnh thời Trần.
- Hs nắm được sơ lược về mĩ thuật thời Trần.
3 CHUẨN BỊ:
3.1 Giáo viên:
- Một số tranh ảnh về công trình kiến trúc, tác phẩm mĩ thuật thời Trần.
- Sưu tầm một số tranh ảnh thuộc mĩ thuật thời Trần.
3.2 Học sinh:
- Sưu tầm một số tranh ảnh, bài viết trên báo chí có liên quan đến mĩ thuật thời Trần.
4 TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện:
7A1: 7A2: 7A3:
5 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 404 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật Khối 7 - Tiết 1, Bài 1: Sơ lược về Mỹ thuật thời Trần (1226 - 1440), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1 .TPPCT : Tiết 1:
Ngày dạy:
SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT THỜI TRẦN
(1226 – 1400)
Bài 1:
1 MỤC TIÊU:
1.1 Kiến thức:
-Hs biết về mĩ thuật thời Trần
- HS hiểu sơ lược về Mĩ thuật thời Trần.
1.2 Kĩ năng:
-HS Thực hiện được nhận biết tác phẩm Mĩ thuật thời Trần.
-HS Thực hiện thành thạo nhận thức đúng về truyền thống nghệ thuật dân tộc.
1.3 Thái độ:
- Thĩi quen: HS biết phân tích tác phẩm nghệ thuật.
- Tính cách: HS biết trân trọng yêu quí vốn cổ của cha ông để lại.
2 NỘI DUNG HỌC TẬP
- Hs nắm bắt được bối cảnh thời Trần.
- Hs nắm được sơ lược về mĩ thuật thời Trần.
3 CHUẨN BỊ:
3.1 Giáo viên:
- Một số tranh ảnh về công trình kiến trúc, tác phẩm mĩ thuật thời Trần.
- Sưu tầm một số tranh ảnh thuộc mĩ thuật thời Trần.
3.2 Học sinh:
- Sưu tầm một số tranh ảnh, bài viết trên báo chí có liên quan đến mĩ thuật thời Trần.
4 TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện:
7A1: 7A2: 7A3:
4.2 Kiểm tra miệng:
Câu 1: Kiểm tra dụng cụ học tập.
Câu 2: Em hãy kể tên một số công trình mĩ thuật thời lý?
4.3 Tiến trình bài học
- Giới thiệu bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Hoạt động 1:(10p) Tìm hiểu vài nét khái quát về bối cảnh xã hội thời Trần
Mục tiêu:
-Hs biết khái quát về bối cảnh xã hội thời Trần
-Hs hiểu sự ảnh hưởng của xã hội tới Mĩ thuật.
GV yêu cầu HS nhắc lại một số thành tựu của mĩ thuật thời Lý
HS nhắc lại: chùa một cột(Diên Hựu tự), tượng a di đà(chùa phật tích – Bắc Ninh), nghệ thuật trang trí rồng thời Lý, nghệ thuật gốm
GV Mĩ thuật thời Trần là sự tiếp nối của mĩ thuật thời Lý nhưng có những đặc trưng riêng
GV yêu cầu HS sơ lược về bối cảnh xã
hội và trình bày
HS sơ lược và nhận xét bổ sung
GV nhận xét bổ sung:
- Việt Nam vào vào đầu thế kỉ XIII có những biến động, quyền trị vì đất nước từ nhà Lý chuyển sang nhà Trần
- Vai trò lãnh đạo đất nước có thay đổi nhưnhg nhìn chung cơ cấu xã hội không có gì thay đổi lớn, chế độ trung ương tập quyền được củng cố, mọi kỉ cương và thể chế được củng cố và phát huy
- Với ba lần đánh thắng quân Mông -Nguyên tinh thần tự lập tự cường, tinh thần thượng võ được nâng cao trở thành hào khí dân tộc. Đó cũng là yếu tố tạo sức bật cho văn học – nghệ
thuật trong đó có mĩ thuật
* Hoạt động 2:(29p) Tìm hiểu vài nét khái quát về mĩ thuật thời Trần
Mục tiêu:
-Hs biết khái quát chung của Mĩ thuật thời Trần.
-Hs hiểu nét đẹp trong Mĩ thuật thời Trần.
Gv? Mĩ thuật thời Trần là sự tiếp nối thời Lý nhưng cách tạo hình như thế nào( cách tạo hình hiện thực khoáng đạt khỏe khoắn hơn)
HS trả lời
GV nhận xét bổ sung
? Mĩ thuật thời Trần phát triển trong điều kiện thuận lợi như thế nào( mối quan hệ với quần chúng cởi mở hơn và có sự giao lưu văn hóa với các nước lân cận)
HS trả lời
GV nhận xét bổ sung
=>Đặc điểm mĩ thuật thời Trần giàu chất hiện thực hơn mĩ thuật thời Lý cách tạo hình khoẻ khoắn => gần gũi với cuộc sống của nhân dân lao động hơn.
? Thời Trần có những loại hình nghệ thuật nào( kiến trúc, điêu khắc và trang trí đồ gốm)
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm các loại
hình nghệ thuật chủ yếu của mĩ thuật thời
Trần(thảo luận 5 phút):
¯ Nghệ thuật kiến trúc (nhóm 1 và
nhóm 4)
HS nhóm 1 trình bày nhóm 4 bổ sung
HS các nhóm còn lại nhận xét bổ sung
a Kiến trúc cung đình:
- Vương triều Trần thành lập đã tiếp thu toàn bộ di sản kiến trúc cung đình của triều Lý: kinh thành Thăng Long được xây dựng lại và đơn giản hơn.
- Ngoài ra còn có các công trình kiến trúc khác:
Khu cung điện Thiên Trường (Nam Định)
Khu lăng mộ An Sinh(Quảng Ninh), lăng mộ Trần Thủ Độ(Thái Bình)
Thành Tây Đô(Thanh Hóa) còn gọi là thành nhà Hồ.
b Kiến trúc phật giáo:
- Kiến trúc phật giáo thể hiện ở những ngôi chùa tháp được xây dựng không kém phần uy nghi, bề thế: Tháp chùa Phổ Minh(Nam Định), Tháp Bình Sơn(Vĩnh Phúc).
- Kiến trúc chùa làng: do xã hội có nhiều biến động, các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra ở nhiều nơi nên dân chúng nảy sinh tâm lý dựa vào thần quyền => chùa làng được xây dựng nhiều nơi.
¯ Nghệ thuật điêu khắc và chạm khắc trang trí(nhóm 2 và nhóm 5)
Điêu khắc và trang trí luôn gắn với công trình kiến trúc
HS nhóm 5 trình bày nhóm 2 bổ sung
a Nghệ thuật điêu khắc:
- Phật giáo thời Trần rất phát triển các pho tượng phật được tạc khá nhiều bằng chất liệu gỗ và đá nhưng do chiến tranh tàn phá, khí hậu khắc nghiệt nên các pho
tượng gỗ không còn, chỉ còn lại một số pho tượng bằng đá ở các lăng mộ: tượng
quan hầu, tượng thú, tượng hổ, tượng trâu, ngựa
- Những bệ rồng ở một số di tích thời Trần như chùa Dâu(Bắc Ninh), khu lăng mộ An Sinh Điều khác với thời Lý: hình tượng con rồng thời Trần có thân hình khỏe hơn.
b Chạm khắc:
Chạm khắc chủ yếu để trang trí làm cho các công trình kiến trúc đẹp hơn
- Những bức chạm khắc gỗ với cảnh nhạc công, người chim và rồng ở chùa Thái lạc(Hưng Yên)
- Chạm khắc trang trí bệ đá hoa sen rất phổ biến thời Trần( bệ đá có hình khối hộp, hoa sen thường được tạo dáng theo ba phần: tóa sen, thân và chân bệ)
¯ Nghệ thuật gốm( nhóm3 và nhóm 6)
HS nhóm 3 trình bày nhóm 6 bổ sung
- So với gốm thời Lý bên cạnh việc phát huy được truyền thống trước đây, gốm thời Trần có một số nét nổi bậc: xương gốm dày thô và nặng hơn thời Lý. Đồ gốm gia dụng phát triển mạnh phục vụ
nhân dân. Đặc biệt đã chế tạo được gốm hoa nâu và hoa lam với các nét vẽ trên gốm khoáng đạt hơn.
- Họa tiết trang trí chủ yếu trên gốm là hoa sen, hoa cúc cách điệu với thể thức không thay đổi nhiều so với gốm thời Lý.
HS các nhóm còn lại nhận xét,bổ sung
GV nhận xét bổ sung
GV: Do thời gian và chất liệu của tranh
( giấy, vải, vẽ trên tường) nên tác phẩm hội họa thời Trần đã bị hỏng.
GV: Mĩ thuật thời Trần mang hào khí thượng võ của dân tộc với ba lần đánh
thắng quân Nguyên – Mông và thể hiện được vẻ đẹp ở sự khoáng đạt, khoẻ mạnh. Tuy kế thừa mĩ thuật thời Lý nhưng mĩ
thuật thời Trần gần với hiện thực, giản dị
và đôn hậu.
I Vài nét về bối cảnh xã hội:
- Sau khi thay nhà Lý nhà Trần có nhiều chính sách tiến bộ để xây dựng đất nước
- Tinh thần tự cường tự chủ dân tộc ngày càng nâng cao.
II Vài nét về mĩ thuật thời Trần:
1 Kiến trúc:
a Kiến trúc cung đình:
- Kinh thành Thăng Long
- Khu cung điện Thiên Trường(NamĐịnh)
- Khu lăng mộ An Sinh(Quảng Ninh)
b Kiến trúc Phật giáo:
- Chùa Bối Khê(Hà Tây)
- Tháp chùa Phổ Minh(Nam Định)
- Tháp Bình Sơn(Vĩnh Phúc)
2 Điêu khắc và trang trí:
- Điêu khắc: tượng quan hầu, tượng thú, tượng hổ
- Chạm khắc: cảnh dâng hoa tấu nhạc(Hưng Yên), vũ nữ múa(Thanh Hóa), rồng(Bắc Ninh)
3 Đồ gốm:
- Chế tác được gốm hoa nâu hoa lam
- Đề tài trang trí trên gốm chủ yếu là hoa sen, hoa cúc cách điệu.
III Đặc điểm mĩ thuật thời Trần:
- Mĩ thuật thời Trần thể hiện được vẻ đẹp ở sự khoáng đạt, khoẻ mạnh
- Mĩ thuật thời Trần gần với hiện thực, giản dị và đôn hậu.
- Mĩ thuật thời Trần tiếp nhận nghệ thuật của các nước láng giềng.
4.4 Tổng kết:
GV đặt một số câu hỏi:
? Kiến trúc thời Trần được thể hiện ở những loại hình nào (Kiến trúc cung đình và kiến trúc Phật giáo)
? Gốm thời Trần có đặc điểm:
a Xương dày, thô, nhẹ b Mảnh mai,thô,nhẹ c Có xương dày, thô, nặng
( đáp án: c)
HS trả lời
GV nhận xét
GV chia lớp thành 2 dãy và đặt câu hỏi:Em hãy kể một số tác phẩm điêu khắc và chạm khắc trang trí thời Trần (tượng quan hầu, tượng thú, cảnh dâng hoa tấu nhạc, )
HS 2 dãy lần lượt đại diện lên bảng trả lời (1 HS chỉ được ghi 1 tác phẩm, nếu phạm vi 1 lần trừ 1 điểm) trong thời gian 5 phút.
GV và HS cùng nhận xét và cùng tuyên dương tinh thần 2 đội
GV nhận xét tiết học.
4.5 Hướng dẫn học tập.
- Đọc, bài và học bài trong SGK va trong vở
- Sưu tầm thêm một số tranh ảnh, bài viết về mĩ thuật thời Trần
- Chuẩn bị bài 8: MỘT SỐ CƠNG TRÌNH MĨ THUẬT THỜI TRẦN 1226-1400
Đọc trước nội dung bài.
Sưu tầm tranh ảnh Mĩ thuật thời Trần.
5.PHỤ LỤC : SGK Mĩ thuật lớp 7. SGV Mĩ thuật lớp7. Tranh ảnh minh hoạ.
File đính kèm:
- Bai 1 So luoc ve mi thuat thoi Tran 12261400.doc