Giáo án Mỹ thuật Khối 7 - Chương trình cả năm - Đinh Ngọc Tú

+Quyền trị vì đất nước từ nhà Lý chuyển sang nhà Trần(Trần Cảnh lên ngôi)

+Nhìn chung chưa có sự thay đổi lớn chế độ trung ương tập quyền được củng cố, mọi kỉ cương và thể chế được phát huy

+Ba lần đánh thắng Nguyên Mông, hào khí dân tộc dâng cao, tạo sức bật cho Văn hoá, nghệ thuật trong đó có Mĩ Thuật.

Hoạt động 2 : Khái quát về mĩ thuật thời Trần

+ Mối quan hệ với quần chúng cởi mở hơn và có sự giao lưu văn hoá với các nước lân cận

+ Kiến trúc, điêu khắc, trang trí, đồ gốm.

1. Kiến trúc:

a) Kiến trúc cung đình

Kinh Thành thăng Long được xây dựng lại đơn giản hơn nhiều .

-Khu cung Điện Thiên Trường, khu lăng mộ An Sinh, Thành Tây Đô.

b) Kiến truc phật giáo

-Phát triển rầm rộ hơn thời Lý :

-Tháp chùa Phổ Minh (Nam Định )

-Tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc )

* Kiến trúc chùa làng : được xây dựng ở nhiều nơi thờ phật kết hợp với thờ thần .

 

2.Điêu khắc và chạm khắc trang trí

a) Điêu khắc

* Tượng tròn : Các pho tượng phật được tạc bằng nhiều chất liệu đá và gỗ.

Tượng đá ở lăng mộ : Tượng quan hầu, tượng các con thú ở lăng Trần Hiến Tông (Quẩng Ninh )

Tượng hổ ở lăng Trần Thủ Độ ( Thái Bình )

Tương sư tử ở chùa Thông (Thanh Hoá)

* Những Bệ Rồng : ở chùa Dâu (Bắc Ninh)

Khu lăng mộ An sinh. Hình tượng con Rồng có thân hình khoẻ khoắn hơn

b) chạm khắc trang trí :

Nhạc công, người chim và Rồng ở chùa Thái Lạc (Gỗ )-Hưng Yên

Trang trí bệ đá hoa sen với những hình chạm rồng , hoa lá

*NGhệ thuật chạm khắc phổ biến và làm ra các công trình trở nên đẹp hơn.

3. Nghệ thuật Gốm

Xưong gốm dày thô và nặng hơn,đồ gốm gia dụng phát triển mạnh, chế tác được gốm hoa nâu và hoa lam, hoạ tiết trang trí trên gốm chủ yếu là hoa sen , hoa cúc cách điệu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

*Kết luận :

Mĩ thuật thời trần giàu chất hiện thực hơn MT thời Lý, cách tạo hình khoẻ khoắn và vì thế gần gũi với nhân dân lao động hơn.

 

doc18 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 485 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật Khối 7 - Chương trình cả năm - Đinh Ngọc Tú, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ày tháng 9 năm 2008 Tổ trưởng (kí duyệt) Ngày soạn :13/9/2008 Ngày dạy: /9/2008 Tuần 4 - Tiết 4: Vẽ tranh Đề tài tranh phong cảnh 1. Mục tiêu: * Kiến thức: HS hiểu về đề tài phong cảnh là tranh diễn tả vẻ đẹp của thiên nhiên thông qua cảm thụ và sáng tạo của người vẽ. * Kỹ năng: HS biết chọn, cắt và vẽ được một tranh phong cảnh theo ý thích *Thái độ : HS yêu mến phong cảnh quê hương, đất nước. 2. Phương pháp: - Quan sát, vấn đáp, trực quan - Luyện tập - thực hành 3. Chuẩn bị : 1 GV: - Tranh mĩ thuật ĐDDH, tranh tham khảo của hoạ sĩ, dụng cụ ngắm, và cắt cảnh. - Các bước vẽ tranh phong cảnh - Bài mẫu của học sinh lớp trước 2. Giấy, chì, màu, tẩy 4. Tiến trình lên lớp 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh. 3. Bài mới * Đặt vấn đề: Tranh phong cảnh là tranh thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên thông qua cảm xúc và tài năng của người vẽ. Một bức tranh phong cảnh đẹp thể hiện đầy đủ về bố cục màu sắc và hình khối. *Triển khai bài : 1. Tìm và chọn nội dung đề tài -GV cho HS xem những bức tranh phong cảnh thiên nhiên ? Vẽ tranh phong cảnh là vẽ cảnh gì ? Phong cảnh ở nông thôn có giống với thành phố không ? Trình bày nội dung của những bức tranh trên ? Bố cục của những bức tranh trên như thế nào ? Hình vẽ và màu sắc ra sao -GV cho HS xem những bức tranh của HS năm trước. Là vẽ tất cả những cảnh vật mà mình nhìn thấy và cảm nhận được. -Phong cảnh mỗi vùng miền đều khác nhau và thay đổi theo thời gian - Nội dung: Phong phú, đa dạng , vẽ về cảnh núi non, sông nước, cảnh sinh hoạt của miền quê mỗi mùa lại khác nhau về màu sắc, - Bố cục chặt chẽ, hợp lí -Hình vẽ mềm mại, màu sắc tươi tắn, mang đậm nét riêng của mỗi miền quê. 2. Cách vẽ Gv giới thiệu dụng cụ ngắm cảnh như trong SGK và hướng dẫn cho HS cách ngắm cảnh. ? Sau khi ngắm cảnh chúng ta phải làm như thế nào ? Nêu các bước cơ bản của bài vẽ tranh phong cảnh ? GV treo ĐD dạy học thể hiện các bước bài vẽ tranh phong cảnh -GV cho học sinh xem một số bài vẽ mẫu của hoạ sĩ *Chọn và cắt cảnh B1- Tìm bố cục (Phác hình mảng chính và mảng phụ) B2- Vẽ hình Chi tiết chính, vẽ thêm các chi tiết phụ khác cho phù hợp B3-Vẽ màu theo cảm xúc và sáng tạo. Bước 1 Bước 2 Bước 3 3. Thực hành GV ra bài tập, học sinh vẽ bài - GV bao quát lớp, hướng dẫn , chỉnh sửa bài cho những em vẽ chưa được - Hướng dẫn một vài nét trực tiếp lên bài của những em vẽ yếu - Vẽ trang trí một bức tranh phong cảnh -Kích thước: 16 x 24 cm - Chất liệu: Tuỳ ý 4. Đánh giá - Củng cố - GV thu một số bài vẽ của học sinh ( 4-5 bài) Có bài vẽ tốt, và những bài vẽ chưa tốt - Yêu cầu học sinh nhận xét về ? Bố cục của bài vẽ như thế nào ? Đường nét của bức tranh ra sao ? Hình vẽ của bức tranh ? Màu sắc của các bức tranh như thế nào - GV kết luận, bổ sung, tuyên dương những bài vẽ tốt, động viên khuyến khích những bài vẽ kém chất lượng. 5 Dặn dò -Tiếp tục hoàn thành bài vẽ ở nhà - Chuẩn bị bài 5 - Tạo dáng và trang trí lọ hoa. - Mỗi tổ chuẩn bị một lọ hoa mẫu -ảnh chụp các lọ hoa (nếu có ) - Giấy, chì, màu, tẩy Ngày tháng 9 năm 2008 Tổ trưởng (kí duyệt) Ngày soạn: 25/9/2008 Ngày dạy: /9/2008 Tuần 5 – Tiết 5: Vẽ trang trí Tạo dáng và trang trí lọ hoa I. Mục tiêu *Kiến thức: Giúp học sinh biết cách tạo dáng và trang trí lọ hoa *Kỹ năng : Biết cách tạo dáng và trang trí một hoặc một số lọ hoa đơn giản *Thái độ: Yêu quý vẻ đẹp của những vật mẫu, những tác phẩm nghệ thuật của cha ông. II. Phương pháp -Quan sát, vấn đáp, trực quan -Luyện tập, thực hành III. Chuẩn bị: 1.GV: - Một số lọ hoa đẹp, màu sắc hài hoà, hoạ tiết rõ ràng - Đồ dùng cách tạo dáng và trang trí lọ hoa - Bài vẽ của học sinh năm trước 2. HS :- Sưu tầm tranh ảnh của các lọ hoa - Giấy, chì, màu, tẩy IV.Tiến trình lên lớp 1.ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ (Thu và nhận xét bài "vẽ tranh phong cảnh") 3. Bài mới Đặt vấn đề : Cuộc sống càng phát triển, nhu cầu thẩm mĩ của con người càng cao .Từ thời Lý -Trần, Lê, các lọ hoa được làm bằng nhiều chất liệu và chạm trổ rất đẹp. Ngày nay hình dáng cáclọ hoa không ngừng đa dạng, cách trang trì nâng cao với đường nét tinh tế và sắc sảo. Triển khai bài 1. Quan sát - nhận xét - GV cho HS xem một số lọ hoa có hình dáng khác nhau ? Em có nhận xét gì về hình dáng của các lọ hoa. ? Cấu tạo của chúng như thế nào ?Về bố cục, cách sắp xếp và bố trí các hoạ tiết như thế nào ?Hoạ tiết được vẽ theo lối tả thực hay cách điệu - GV cho hs xem một số bài trang trí mẫu - GV kết luận, bổ sung 1.Hình dáng: phong phú, đa dạng. To nhỏ rộng hẹp, cao thấp khác nhau _ Gồm miệng lọ, cổ lọ, thân lọ, đáy lọ. - Hoạ tiết rải đều khắp lọ - Bố cục chặt chẽ có trọng tâm - Hoạ tiết đa dạng tinh tế -Màu sắc hài hoà làm nổi bật lọ hoa cần trang trí * Mỗi lọ hoa đều có một cách trang trí riêng tạo nên đặc trưng cho nó đồng thời phù hợp với mục đích sử dụng. 2. Cách tạo dáng và trang trí chậu cảnh ? Trước khi trang trí lọ hoa ta phải làm gì ?Trình bày cách tạo dáng lọ hoa ?Nêu các bước của bài vẽ trang trí -GV cho học sinh xem một số bài trang trí lọ hoa của học sinh lớp trước 1. Tạo dáng B1-Tìm chu vi của lọ hoa (Hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật) B2- Kẻ trục đối xứng B3- Phác hình B4- Vẽ hình chi tiết 2. Trang trí B1- Tìm bố cục B2- Vẽ hoạ tiết B3- Tô màu 3. Thực hành -GV ra bài tập, HS thực hành - Gv ra yêu cầu thi vẽ nhanh vẽ đẹp giữa các tổ, nhóm - GV bao quát lớp, hướng dẫn chỉnh sửa bài cho những em vẽ chưa được - Mỗi nhóm chọn 5 bài vẽ đẹp nhất để chấm trong tiết học -Tạo dáng và trang trí một lọ hoa - Giấy A4 - Màu: Sáp, nước V. Củng cố - Đánh giá - GV thu một số bài vẽ của học sinh ( 4-5) bài, yêu cầu hs nhận xét về bố cục, hình dáng, màu sắc của lọ hoa - GV kết luận, bổ sung, tuyên dương những bài vẽ tốt, động viên khuyến khích những em vẽ chưa được. VI. Dặn dò: - Hoàn thành bài vẽ ở nhà -Chuẩn bị bài 6: Vẽ theo mẫu lọ hoa và quả, mỗi tổ một bộ mẫu đẹp. Ngày tháng 9 năm 2008 Tổ trưởng (kí duyệt Ngày soạn: 05/10/2008 Ngày dạy: /10/2008 Tuần 6 - Tiết 6. Vẽ theo mẫu Lọ hoa và quả (Tiết 1- Vẽ hình ) I. Mục tiêu * Kiến thức: - Giúp học sinh biết được cách bày mẫu như thế nào là hợp lí, biết được cách vẽ một số lọ hoa và quả đơn giản. * Kỹ năng : - HS vẽ được hình gần với mẫu *Thái độ: - Yêu quý vẻ đẹp của những vật mẫu qua bố cục đường nét, màu sắc. II. Phương pháp - Quan sát, vấn đáp, trực quan - Luyện tập, thực hành III. Chuẩn bị: 1. Giáo viên - Đồ dùng dạy học tự làm - Bài mẫu vẽ lọ hoa và quả của học sinh lớp trước - Bài mẫu của hoạ sĩ 2. Học sinh: giấy, chì, màu, tẩy IV. Tiến hành 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Đặt vấn đề: Màu sắc là một yếu tố quan trọng làm nên vẻ đẹp của đồ vật nói chung, thông qua những bài vẽ tĩnh vật màu đã nói lên vẻ đẹp của đồ vật đồng thời thể hiện cảm xúc của con người. Triển khai bài 1. Quan sát nhận xét GV yêu cầu HS 4 nhóm lên bày 4 bộ mẫu sao cho hợp lí A B C ? Khung hình chung của mẫu là khung hình gì ? Khung hình riêng của lọ và quả là khung hình gì ? Nêu vị trí của lọ và quả ? Tỉ lệ của quả so với lọ ? ánh sáng chiếu lên mẫu từ hướng nào ? Độ đậm nhạt trên mỗi vật mẫu chuyển như thế nào ? Vật nào đậm nhất, vật nào sáng nhất -Bày mẫu có xa gần và thuận mắt, hợp lí -Khung hình: chữ nhật đứng -Lọ hình chữ nhật đứng, quả hình cầu -Quả nằm trước lọ -Từ phải sang trái -Chuyển nhẹ nhàng -Lọ đậm hơn quả 2. Cách vẽ ? Trình bày cách vẽ của bài vẽ theo mẫu - GV minh hoạ bảng, hoặc treo đồ dùng dạy học. *Gv minh hoạ bảng hoặc treo tranh đã chuẩn bị sẵn *GV cho HS xem một số bài mẫu của học sinh năm trước B1 - Dựng khung hình chung và riêng B2 - Xác định tỉ lệ bộ phận B3 - Phác hình bằng nét thẳng B4 - Vẽ chi tiết 3. Thực hành GV ra bài tập, học sinh vẽ bài -GV bao quát lớp, hướng dẫn chỉnh sửa cho những em vẽ chưa được -HD một vài nét lên bài học sinh -GV đặt ra yêu cầu cao hơn đối với những bài tốt. Vẽ theo mẫu lọ hoa và quả (vẽ hình ) 4. Củng cố - Đánh giá - GV thu từ 4- 5 bài yêu cầu HS nhận xét về: Bố cục, hình vẽ - GV kết luận bổ sung 5. Dặn dò - Về nhà không được sửa bài, tự đặt một bộ mẫu để vẽ - Nghiên cứu màu của mẫu Ngày tháng 9 năm 2008 Tổ trưởng (kí duyệt) Ngày soạn: 11/10/2008 Ngày dạy: /10/2008 Tuần 7 – Tiết 7. Vẽ theo mẫu Lọ hoa và quả (Vẽ màu) I.Tiến trình dạy học 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra bài và dụng cụ của các em 2. Kiểm tra bài cũ: Nhận xét về hình dáng và bố cục của một số bài 3. Bài mới: 1: Quan sát nhận xét về màu sắc của mẫu -Gv yêu cầu học sinh đặt mẫu như (T1) -Gv nhận xét và chỉnh lại mẫu cho đúng như T1 ? Màu sắc của lọ như thế nào ? Mùa sắc của quả như thế nào ? Màu của quả so với lọ như thế nào ? Độ chuyển màu trên lọ và quả ? Màu sắc của phông nền như thế nào -Lọ có màu đà đậm và tối, quả có màu vàng -Màu của quả sáng hơn lọ -Màu trên 2 vật mẫu đó chuyển một cách nhẹ nhàng - Nền sáng màu đỏ nhạt. 2: Cách vẽ màu - Gv cho HS xem các bước tiến hành bài vẽ theo mẫu ( ĐDDH bài màu) ? Trình bày các bước của một bài vẽ theo mẫu -GV yêu cầu học sinh phân tích các bước trên đồ dùng dạy học *Gv cho học sinh xem một số bài vẽ mẫu của học sinh năm trước B1 : Phân mảng B2: Vẽ màu theo mảng B3: So sánh màu của mẫu để hoàn thành bài vẽ. 3. Thực hành GV ra bài tập, học sinh vẽ bài -GV bao quát lớp, hướng dẫn chỉnh sửa cho những em vẽ chưa được -HD một vài nét lên bài học sinh -GV đặt ra yêu cầu cao hơn đối với những bài tốt. Vẽ theo mẫu lọ hoa và quả (vẽ màu ) IV. Củng cố - Đánh giá - GV thu từ 4 - 5 bài yêu cầu HS nhận xét về: - ? Bố cục của mẫu như thế nào - ? Hình vẽ có giống mẫu hay không - ? Màu sắc của bài vẽ so với mẫu như thế nào - GV kết luận bổ sung V. Dặn dò - Về nhà tiếp tục đặt một bộ mẫu để vẽ - Chuẩn bị bài 8 - Một số công trình tiêu biểu của mĩ thuật thời Trần - Sưu tầm tranh ảnh mĩ thuật thời Trần ________________________________________________ Ngày tháng 10 năm 2008 Tổ trưởng (kí duyệt)

File đính kèm:

  • docmy thuat 7 co minh hoa.doc
Giáo án liên quan