Giáo án Mỹ thuật - Bài 11 : Vẽ theo mẫu vẽ cành lá

MỤC TIÊU

- HS biết cấu tạo của cành lá: hình dáng, màu sắc và vẻ đẹp của nó.

- Vẽ được cành lá đơn giản.

- Bước đầu làm quen với việc đưa hình hoa, lá vào trang trí ở các dạng bài tập.

 

 

docx9 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1110 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật - Bài 11 : Vẽ theo mẫu vẽ cành lá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 3 ngày 10 tháng 11 năm 2009. Mỹ thuật khối Bài 11 : Vẽ theo mẫu Vẽ cành lá I – Mục tiêu HS biết cấu tạo của cành lá: hình dáng, màu sắc và vẻ đẹp của nó. Vẽ được cành lá đơn giản. Bước đầu làm quen với việc đưa hình hoa, lá vào trang trí ở các dạng bài tập. II – Chuẩn bị Giáo viên Một số cành lá khác nhau về hình dáng, màu sắc. Bộ đồ dùng dạy học. Học sinh Một vài cành lá đơn giản. Vở tập vẽ. Bút chì, màu vẽ. III – Hoạt động dạy – học Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét Hoạt động dạy Hoạt động học GV giới thiệu một vài cành lá và gợi ý cho HS: + Hình dáng và màu sắc của cành lá và chiếc lá như thế nào? + Đặc điểm cấu tạo của cành lá và chiếc lá. GV cho HS xem một số bài trang trí để các em biết cành lá đẹp có thể sử dụng làm hoạ tiết trang trí. + Trong hình trang trí này sử dụng hoạ tiết gì ? Hoạt động 2: Cách vẽ cành lá + HS chú ý lắng nghe. + HS trả lời. + HS trả lời. + HS trả lời. Hoạt động dạy Hoạt động học GV yêu cầu HS quan sát cành lá và trả lời một số câu hỏi để hiểu hơn về cách vẽ cành, lá: + Bước đầu tiên chúng ta phải làm gì? + Khi đã có hình dáng chung chúng ta phải làm gì? + Khi chúng ta đã vẽ phác cành cuống chúng ta vẽ hình của từng chiếc lá và vẽ chi tiết cho giống mẫu. GV gợi ý cách vẽ màu: + Có thể vẽ màu như mẫu. + Có thể vẽ màu theo ý thích. + HS quan sát. + Vẽ phác hình dáng chung của cành lá cho vừa với phần giấy. + Vẽ phác cành, cuống lá. + HS chú ý lắng nghe. Hoạt động 3: Thực hành Hoạt động dạy Hoạt động học + GV quan sát, gợi ý cho HS: * Phác hình chung. * Vẽ rõ đặc điểm của lá cây. * Cách vẽ màu. + HS làm bài. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. Hoạt động dạy Hoạt động học GV hướng dẫn HS nhận xét một số bài vẽ về: + Hình vẽ so với tờ giấy. + Đặc điểm của cành lá. + Màu sắc + HS chọn bài vẽ đẹp và xếp loại. Dặn dò Sưu tầm tranh về đề tài Ngày Nhà giáo Việt Nam (20 - 11) Thứ 4 ngày 11 tháng 11 năm 2009. Mỹ thuật khối 4 Bài 11 : Thường thức mỹ thuật Xem tranh của hoạ sĩ I – Mục tiêu HS bước đầu hiểu được nội dung của các bức tranh giới thiệu trong bài thông qua bố cục, hình ảnh và màu sắc. HS làm quen với chất liệu và kĩ thuật làm tranh. HS yêu thích vẻ đẹp của các bức tranh. II – Chuẩn bị Giáo viên SGK, SGV. Bộ đồ dùng dạy – học Học sinh SGK. Sưu tầm tranh ở các tạp chí. III – Hoạt động dạy – học Hoạt động 1: Hướng dẫn HS xem tranh Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Xem tranh Gội đầu. Tranh khắc gỗ màu của hoạ sĩ Trần Văn Cẩn (1910 - 1994). GV đặt một số câu hỏi để HS thảo luận : + Tranh vẽ về đề tài gì? + Hình ảnh nào là hình ảnh chính trong tranh ? + Hình ảnh phụ là gì ? + Màu sắc trong tranh như thế nào ? + Em có biết chất liệu để vẽ bức tranh này không ? + Em thích nhất hình ảnh nào trên tranh ? Sau khi HS trả lời GV bổ sung: + Bức tranh Gội đầu của hoạ sĩ Trần Văn Cẩn là tranh khắc gỗ về đề tài sinh hoạt, tranh mô tả cảnh một cô gái nông thôn đang chải tóc, gội đầu. Bằng những nét vẽ mềm mại và những hình mảng đơn giản, hình ảnh cô gái hiện lên với vẻ đẹp chất phác, giản dị tiêu biểu cho vẻ đẹp của các cô gái nông thôn Việt Nam. + Màu sắc trong tranh đơn giản, ít màu, màu trắng hang của thân, của quần; màu xanh dịu mát của nền và màu đen đậm của tóc tạo cho tranh có một gam màu nhẹ nhàng độc đáo. *Bức tranh Gội đầu là một trong nhiều bức tranh đẹp của hoạ sĩ Trần Văn Cẩn. Với đóng góp to lớn cho nền mĩ thuật Việt Nam, ông đã được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật (1996). 2. Xem tranh Về nông thôn sản xuất. Tranh lụa của hoạ sĩ Ngô Minh Cầu. + GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK và trả lời các câu hỏi: + Bức tranh vẽ về đề tài gì ? + Trong tranh có những hình ảnh nào ? + Hình ảnh nào là hình ảnh chính ? + Bức tranh được vẽ những màu nào? *GV tóm tắt: + Tranh Về nông thôn sản xuất của hoạ sĩ Ngô Minh Cầu vẽ về đề tài sản xuất. + Hình ảnh chính là hai vợ chồng người nông dân đang ra đồng. Hình ảnh bò mẹ đi trước, bê con đi sau làm cho bức tranh thêm chặt chẽ. Phía sau là nhà tranh, nhà ngói cho thấy cảnh nông thôn yên bình, đầm ấm. + Tranh được vẽ bằng chất liệu là lụa: Là tranh được vẽ trên nền lụa. Tranh vẽ bằng thuốc nước. Kĩ thuật vẽ kết hợp vẽ màu với cọ rữa mặt tranh bằng nước sạch nên lớp màu bám vào lụa rất mỏng và trong. Tranh Về nông thôn sản xuất là bức tranh đẹp, có bố cục chặt chẽ, hình ảnh rõ ràng, sinh động, màu sắc hài hoà, thể hiện cảnh lao động trong cuộc sống hằng ngày ở nông thôn sau chiến tranh. + Đề tài sinh hoạt. + Hình ảnh cô gái đang gội đầu. + Chậu nước, + ít màu nhưng nhẹ nhàng. + Khắc gỗ màu. + HS trả lời theo cảm nhận. + HS chú ý lắng nghe. + Vẽ về đề tài Sản xuất. + Hình ảnh hai vợ chồng người nông dân đang ra đồng cùng với con bò mẹ và me con. + Hình ảnh chính là vợ chồng bác nông dân. + HS tự trả lời. + HS lắng nghe và ghi nhớ. Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá Giáo viên nhận xét chung tiết học và khen ngợi những HS tích cực phát biểu tìm hiểu nội dung tranh. Dặn dò HS quan sát những sinh hoạt hằng ngày. Thứ 4 ngày 11 tháng 11 năm 2009. Mỹ thuật khối 5 Bài 11: Vẽ tranh Đề tài Ngày nhà giáo Việt Nam I – Mục tiêu HS nắm được cách chọn nội dung và cách vẽ tranh. HS vẽ được tranh về đề tài Ngày Nhà giáo Việt Nam. HS yêu quý và kính trọng thầy giáo, cô giáo. II – Chuẩn bị Giáo viên SGK, SGV. Bộ đồ dùng dạy – học Học sinh SGK. Vở tập vẽ. Bút chì, tẩy, màu vẽ. III – Hoạt đông dạy – học Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài Hoạt động dạy Hoạt động học GV cho HS cả lớp hát một bài hát nói về ngày Nhà giáo Việt Nam. + Ngày Nhà giáo Việt Nam có ý nghĩa như thế nào? + GV gợi ý giúp HS nhớ lại các hình ảnh, hoạt động về ngày Nhà giáo Việt Nam. -GV cho HS quan sát các bức tranh đã chuẩn bị về đề tài ngày Nhà giáo Việt Nam. -HS cả lớp hát. + Là ngày tôn vinh nghề dạy học và là dịp để HS bày tỏ tình cảm kính yêu và lòng biết ơn sâu sắc các thầy, cô giáo. + Tặng hoa thầy, cô giáo. + Thăm thầy, cô giáo cũ. + Trang hoàng lớp học, cắm hoa trên bàn thầy, cô giáo, -HS chú ý quan sát và tìm hiểu ở mỗi bức tranh đâu là hình ảnh chính, đâu là hình ảnh phụ, cách vẽ thế nào. Hoạt động 2: Cách vẽ Hoạt động dạy Hoạt động học GV cho HS xem hình minh hoạ ở trong SGK và gợi ý để HS tìm hiểu nội dung của các bức tranh đó. + Hình trang 35, 36 và 37 vẽ với nội dung gì ? + Các hình ảnh được vẽ như thế nào? + Màu sắc được vẽ như thế nào ? -GV vẽ lên bảng một số nội dung hoạt động kỷ niệm ngày 20 – 11 để HS quan sát như: + Cô giáo giảng bài trên lớp. + Chúng em múa hát chào mừng ngày 20 – 11. + Chân dung thầy, cô giáo. -GV gọi một số HS nhắc lại cách vẽ. -GV bổ sung và cho HS thực hiện bài tập. -HS quan sát tranh ở SGK. + HS trả lời. + Hình ảnh chính(to), được vẽ trước; hình ảnh phụ(nhỏ hơn) được vẽ sau. + Rực rỡ, tươi sáng. -HS chú ý lắng nghe và suy nghĩ tìm hình ảnh chính và phụ. + Hình ảnh cô giáo là chính, HS là phụ. + HS là chính, cảnh vật là phụ. + Chân dung là chính. + Một vài HS nhắc lại cho cả lớp cùng nghe. + HS thực hiện bài vẽ. Hoạt động 3: Thực hành Hoạt động dạy Hoạt động học -GV gợi ý HS tìm chọn nội dung. + Động viên các HS khá tìm những đề tài phong phú, độc đáo để thể hiện bức tranh của mình. + Uốn nắn và sửa chữa cho các HS đang còn lúng túng về các bước thực hiện. + HS tìm chọn nội dung phù hợp với đề tài để thực hiện bài vẽ. + HS lắng nghe những góp ý và sửa chữa của GV để thực hiện bài vẽ được tốt. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá Hoạt động dạy Hoạt động học GV chọn một số bài thực hiện tốt và chưa tốt gợi ý cho HS nhận xét. + Bài vẽ thực hiện tốt. + Bài vẽ thực hiện chưa tốt. -GV nhận xét chung về tiết học. -HS đánh giá theo cảm nhận của mình. + Nội dung phù hợp với đề tài, hình ảnh chính làm nổi rõ nội dung, bố cục tốt, màu sắc hài hoà vui tươi. + Nội dung không phù hợp, hình ảnh chính , phụ không rõ ràng, màu sắc không phù hợp. + HS chú ý lắng nghe, tiếp thu ý kiến của GV Dặn dò Về nhà hoàn thành tiếp bài tập chưa hoàn thành. Quan sát một số loại chai, lọ, một số loại hoa, quả có dạng hình tròn.

File đính kèm:

  • docxgiao an my thuat(15).docx
Giáo án liên quan