I) Mục tiêu: HS có khả năng:
- KT: Phân tích mối quan hệ họ hàng trong tình huống cụ thể. Biết cách xưng hô đúng đối với những người họ hàng nội, ngoại.
- KN: Vẽ được sơ đồ họ hàng nội, ngoại.
- TĐ: Biết cách xưng hô, đối xử với họ hàng.
II) Đồ dùng dạy – học:
Gv: SGK, giấy khổ A0.
HS: Ảnh từng người trong gia đình ở các thế hệ.
5 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 983 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Tự nhiên xã hội Lớp 3A Tuần 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Bài: Thực hành:
PHÂN TÍCH VÀ VẼ SƠ ĐỒ MỐI QUAN HỆ HỌ HÀNG (tiếp theo)
I) Mục tiêu: HS có khả năng:
- KT: Phân tích mối quan hệ họ hàng trong tình huống cụ thể. Biết cách xưng hô đúng đối với những người họ hàng nội, ngoại.
- KN: Vẽ được sơ đồ họ hàng nội, ngoại.
- TĐ: Biết cách xưng hô, đối xử với họ hàng.
II) Đồ dùng dạy – học:
Gv: SGK, giấy khổ A0.
HS: Ảnh từng người trong gia đình ở các thế hệ.
III) Các hoạt động:
1) Khởi động: (1’)
2) Bài cũ: (5’) Tiết 1.
- 2 HS lên bảng vẽ sơ đồ và điền tên những người trong gia đình của mình.
- Nhận xét.
3) Bài mới: (25’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
Hoạt động 1: Xưng hô, đối xử đúng với họ hàng.
Mục tiêu: Biết xưng hô, đối xử đúng với họ hàng.
Phương pháp: Đàm thoại, động não.
- Bước 1: Thảo luận cặp đôi.
+ Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, đưa ra ý kiến của mình theo câu hỏi sau:
1. Mẹ của Hương thuộc họ nội hay họ ngoại của Quang?
2. Bố của Quang thuộc họ nội hay họ ngoại của Hương?
3. Ông bà nội Quang, bố Quang, Quang và Thủy thuộc họ ngoại hay họ nội của Hương? Hương gọi những người đó như thế nào cho đúng?
4. Ông bà ngoại Hương, mẹ Hương, Hương và Hồng thuộc họ nội hay họ ngoại của Quang? Quang gọi những người đó như thế nào cho đúng?
+ GV nhận xét câu trả lời của HS, chỉnh sửa (nếu cần).
- Bước 2: Làm việc cả lớp.
+ Yêu cầu mỗi HS tự đưa ra một ý kiến về nghĩa vụ của anh em Quang và chị em Hương đối với những người họ hàng ruột thịt của mình.
+ GV ghi nhanh các ý kiến của HS lên bảng (không trùng lặp).
+ GV tổng kết các ý kiến đúng của HS.
+ GV đưa ra kết luận. Với những người họ hàng của mình, các em cần tôn trọng, lễ phép với ông bà, các bác, các cô, các chú và thương yêu, đùm bọc các anh chị em họ của mình như những người ruột thịt. Có như thế, tình họ hàng mới thắm thiết được.
Hoạt động2: Trò chơi “Xếp hình gia đình” và liên hệ bản thân.
Mục tiêu: Củng cố hiểu biết của HS về mối quan hệ họ hàng.
Phương pháp: Trò chơi.
- Bước 1: Trò chơi “Xếp hình gia đình”.
+ GV phổ biến luật chơi.
+ GV 2 phát cho các nhóm các miếng ghép tên các thành viên trong một gia đình. Nhiệm vụ của các nhóm là phải vẽ sơ đồ và giải thích được mối quan hệ họ hàng trong gia đình ấy.
+ Tổ chức chơi mẫu cho HS.
Chẳng hạn: GV gắn lên bảng:
ông, bà
Bố Nam
Nam
Linh
Bố Linh
Mẹ Linh
Mẹ Nam
+ Gv phát giấy ghi sẵn nội dung chơi cho các nhóm.
+ GV có thể hỏi thêm một số câu hỏi dựa trên các hình vẽ sơ đồ của các nhóm.
+ Nhận xét, tổng kết.
- Bước 2: Hoạt động cả lớp.
+ Yêu cầu HS tự liên hệ bản thân gia đình mình đang sống, vẽ sơ đồ và giới thiệu với các bạn trong lớp.
+ Yêu cầu mỗi HS kể về một việc làm hay cách đổi xử của mình với một trong những người họ hàng của mình.
+ GV nhận xét, khen những HS đã có những cách ứng xử đúng đắn, sửa chữa, khuyến khích những HS chưa cư xử đúng có những hành vi, thái độ đúng đắn.
- HS tiến hành thảo luận cặp đôi.
- Đại diện 3 – 4 cặp đôi trình bày kết quả. Chẳng hạn:
1. Mẹ của Hương thuộc họ ngoại của Quang.
2. Bố của Quang thuộc họ nội của Hương.
3. Ông bà nội Quang, bố Quang, Quang và Thủy thuộc họ nội của Hương. Hương phải gọi là ông, bà và anh, chị.
4. Ông bà ngoại Hương, mẹ Hương, Hương và Hồng thuộc họ ngoại của Quang. Quang phải gọi là ông, bà, cô và các em.
- Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- 1 – 2 HS nhắc lại 4 câu trả lời đúng.
- HS cả lớp trả lời, HS trả lời sau không được trùng lặp với ý của HS trả lời trước.
Chẳng hạn:
+ Với ông, bà các bạn phải kính yêu, kính trọng, lễ phép, nghe lời.
+ Với các bác, cô, chú, các bạn cũng phải lễ phép, kính trọng.
+ Với các anh, chị, em họ các bạn phải biết thương yêu, quý trọng, đùm bọc lẫn nhau như anh chị em trong một nhà.
- HS dưới lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS chơi mẫu.
- HS phải vẽ được sơ đồ sau:
ông, bà
mẹ Nam + bố Nam mẹ Linh + bố Linh
Nam Linh
- HS phải giải thích được: Ông, bà có hai người con, đó là bố Nam (hoặc mẹ Nam) và mẹ Linh (hoặc bố Linh). Bố, mẹ Nam có một con, tên là Nam. Bố, mẹ Linh có một con, đó là Linh.
- HS nhận nội dung chơi từ GV.
Bố, mẹ Linh
Tuấn
Hương
· Nhóm 1:
Bố, mẹ Hương
Linh (em gái Tuấn)
Ông
Con trai
Con rể
· Nhóm 2:
Bà
Con dâu
Con gái
Sơn
Giang
Bà
Ông
· Nhóm 3:
Bố, mẹ, Giang, Sơn
Bác Thư
Chú Tư
Cô Lan
· Nhóm 4:
Bà
Ông
Tùng
Bố, mẹ Tùng
+ Các nhóm khác tiến hành thảo luận, ghi kết quả ra giấy.
+ Đại diện các nhóm trình bày theo các nội dung sau: nhìn vào sơ đồ, giải thích được mối quan hệ giữa các thành viên và nói được gia đình đó có mấy thế hệ.
+ Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- 2 HS lên bảng vẽ sơ đồ và trình bày.
- HS dưới lớp vẽ, trao đổi cặp và trình bày trước lớp.
- HS cả lớp theo dõi, nhận xét.
- HS kể (tuỳ từng thời gian mà số HS kể được nhiều hay ít).
Tranh
Thẻ từ
4) Dặn dò: (1’)
Hoàn thành vở bài tập.
Ï TỰ NHIÊN XÃ HỘI
BÀI : THỰC HÀNH ; PHÂN TÍCH VÀ VẼ SƠ ĐỒ
MỐI QUAN HỆ HỌ HÀNG
I – Mục tiêu: HS có khả năng
- Kiến thức: Phân tích mối quan hệ họ hàng trong tình huống cụ thể.
Biết cách xưng hô đúng đối với những người họ hàng nội, ngoại.
- Kĩ năng: Vẽ được sơ đồ họ hàng nội, ngoại.
- TĐ: Biết xưng hô, đối xử với họ hàng.
II – Đồ dùng dạy học:
GV : Tranh sách giáo khoa, giấy
HS : Ảnh họ nội, họ ngoại
III – Các hoạt động:
1 – Ổn định tổ chức: (1’) Hát
2 – Bài cũ: (5’) Họ nội, họ ngoại
+ Những người thuộc họ nội gồm những ai?
+ Những người thuộc họ ngoại gồm những ai?
- GV đưa câu hỏi trắc nghiệm về thái độ, đối xử với họ hàng – HS giơ bảng Đ , S
- Nhận xét
3 – Bài mới: (25’)
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Đồ dùng dạy học
Khởi động: Chơi trò chơi đi chợ mua gì? Cho ai?
Hoạt động 1: Làm việc với phiếu bài
tập (15’)
Mục tiêu: Nhận xét được mối quan h65 họ hàng qua tranh vẽ.
Phương pháp: Quan sát, thực hành
- Nội dung phiếu: Trả lời câu hỏi:
1. Ai là con trai, ai là con gáicủa ông bà?
2. Ai là con dâu, ai là con rễ của ông bà?
3. Ai là cháu nội, ai là cháu ngoại của ông bà?
4. Những ai thuộc họ nội của Quang?
5. Những ai thuộc họ nội của Hương?
Hoạt động 2: Vẽ sơ đồ mối quan hệ họ
Hàng. (10’)
Mục tiêu: Biết vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng.
Phương pháp: thực hành
- GV vẽ mẫu và giới thiệu sơ đồ gia đình
( như hình 2/T 43 )
Ông ´ bà
Mẹ của Quang Mẹ của Hương
Bố của Quang Bố của Hương
Quang Thủy Hương Hồng
- GV nêu hệ thống câu hỏi để vẽ sơ đồ gia đình.
+ Gia đình gồm mấy thế hệ? Thế hệ thứ nhất gồm có những ai?
+ Ông bà sinh được mấy người con? Đó là những ai?
- HS hoạt động nhóm
- Quan sát hình trang 42/sgk và làm việc với phiếu bài tập
- Các nhóm đổi chéo phiếu BT để chửa bài.
- Đại diện trình bày trước lớp.
- HS vẽ sơ đồ và điền tên những người trong gia đình của mình vào sơ đồ.
- HS giới thiệu sơ đồ về mối quan hệ họ hàng vừa vẽ trước lớp.
Tranh
Phiếu bài tập
Giấy đôi
4 – Củng cố: (5’)
- HS làm vở bài tập
- GV chấm , nhận xét
5 – Dặn dò: (1’)
- Chuẩn bị: tiết 2
File đính kèm:
- Tu nhien xa hoi.doc