Giáo án môn Tự nhiên xã hội lớp 3 - Tiết 10: Hoạt động bài tiết nước tiểu

I. MỤC TIÊU :

Sau bài học học sinh biết:

 - Kể tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu và nêu chức năng của chúng.

 - Giải thích tại sao hàng ngày mỗi người đều cần uống đủ nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 Các hình trong SGK trang 22, 23.

 Hình cơ quan bài tiết nước tiểu phóng to.

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

A. KIỂM TRA BÀI CŨ

 -Kể tên một vài bệnh về tim mạch mà em biết?

 -Bệnh thấp tim nguy hiểm như thế nào?

 -Nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim là gì?

 -Làm thế nào để phòng bệnh thấp tim?

 GV nhận xét bài cũ.

B. GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Hoạt động bài tiết nước tiểu

 

doc2 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1326 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Tự nhiên xã hội lớp 3 - Tiết 10: Hoạt động bài tiết nước tiểu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 10 Tự nhiên và xã hội HOẠT ĐỘNG BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU I. MỤC TIÊU : Sau bài học học sinh biết: - Kể tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu và nêu chức năng của chúng. - Giải thích tại sao hàng ngày mỗi người đều cần uống đủ nước. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Các hình trong SGK trang 22, 23. Hình cơ quan bài tiết nước tiểu phóng to. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: A. KIỂM TRA BÀI CŨ -Kể tên một vài bệnh về tim mạch mà em biết? -Bệnh thấp tim nguy hiểm như thế nào? -Nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim là gì? -Làm thế nào để phòng bệnh thấp tim? GV nhận xét bài cũ. B. GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Hoạt động bài tiết nước tiểu HĐ GIÁO VIÊN HỌC SINH Quan sát và thảo luận: * Mục tiêu: Kể được tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu và nêu chức năng của chúng. * Cách tiến hành: - GV yêu cầu 2 HS cùng quan sát hình 1 trang 22 SGK và chỉ đâu là thận, đâu là ống dẫn nước tiểu . . . - GV treo hình cơ quan bài tiết nước tiểu phóng to lên bảng. - Yêu cầu một vài HS lên chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu. - GV kết luận: Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm hai quả thận, hai ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái. - GV yêu cầu các nhóm HS quan sát hình, đọc các câu hỏi và trả lời của các bạn trong hình 2 trang 23 SGK. - GV tổ chức cho HS ở mỗi nhóm xung phong đứng lên đặt câu hỏi và chỉ định các bạn nhóm khác trả lời. Ai trả lời đúng sẽ được đặt câu hỏi tiếp và chỉ địnmh bạn khác trả lời. Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi không còn nghĩ thêm được câu hỏi khác. - GV tuyên dương nhóm nào nghĩ được nhiều câu hỏi đồng thời cũng trả lời được các câu hỏi của nhóm bạn. - Yêu cầu HS rút ra kết luận. - GV gọi một số HS lên bảng vừa chỉ vào sơ đồ cơ quan bài tiết nước tiểu vừa nói tóm tắt lại hoạt động của cơ quan này. - HS làm việc theo yêu cầu của GV. - Theo dõi. - Một vài HS lên chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu. - Ghi nhớ, nhắc lại. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm tập đặt câu hỏi và trả lời các câu hỏi có liên quan đến chức năng của từng bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu. Ví dụ học sinh có thể hỏi nhau: + Nước tiểu được tạo thành ở đâu? + trong nước tiểu có chất gì? + Nước tiểu được đưa xuống bóng đái bằng cách nào? + Trước khi thải ra ngoài nước tiểu được chứa ở đâu? + Nước tiểu được thải ra ngoài bằng đường nào? + Mỗi ngày mỗi người thải ra ngoài bao nhiêu lít nước tiểu? . . . - HS các nhóm thực hành theo yêu cầu của GV. - Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm: hai quả thận, hai ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái. - Thận có chức năng lọc máu, lấy ra các chất thải độc hại có trong máu tạo thành nước tiểu. Nước tiểu được đưa xuống bóng đái qua ống dẫn nước tiểu, sau đó thải ra ngoài qua ống đái. - HS lên bảng thực hành theo yêu cầu của GV. IV CỦNG CỐ- DẶN DÒ - Cơ quan nào trong cơ thể có chức năng bài tiết nước tiểu? - Thận làm nhiệm vụ gì? - Về nhà học bài và chuẩn bị bài: Vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu. - GV nhận xét tiết học.

File đính kèm:

  • doc10.doc
Giáo án liên quan