I/ Mục tiêu:
- Nhận biết được một sô điều khi đi các phương tiện giao thông.
- Chấp hành tốt những quy định về trật tự an toàn giao thông.
II/ Chuẩn bị:
- 3 bức tranh SGK/ 42. ( phóng to)
- 1 phương tiện giao thông ở địa phương. ( Xe đạp và người điều khiển xe đạp).
6 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1399 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Môn: Tự Nhiên Và Xã Hội Tuần 20 - 25, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Tự Nhiên Và Xã Hội.
Bài: An toàn khi đi các phương tiện giao thông.
Ngày dạy: Tuần: 20
I/ Mục tiêu:
Nhận biết được một sô điều khi đi các phương tiện giao thông.
Chấp hành tốt những quy định về trật tự an toàn giao thông.
II/ Chuẩn bị:
3 bức tranh SGK/ 42. ( phóng to)
1 phương tiện giao thông ở địa phương. ( Xe đạp và người điều khiển xe đạp).
III/ Hoạt động dạy và học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1/ Bài cũ:
Hãy kể tên các loại đường giao thông.
Hãy nêu các tên các phương tiện đi lại trên đường bộ, sắt, thủy, hàng không.
2/ Bài mới: Giới thiệu
Quan sát, nhận biết các tình huống có thể xảy ra thông qua hoạt động nhóm.
Giáo viên cùng học sinh nhận xét.
* Kết luận: SHD/ 66.
Biết được các điều cần lưu ý khi đi xe buýt qua tranh SGK/ 43.
Thông qua hoạt động theo cặp.
* Kết luận: SHD/ 66
Vẽ được các phương tiện giao thông.
Giáo viên nhận xét, bổ sung những thiếu sót của học sinh.
3/ Củng cố dặn dò:
Liên hệ- Giáo dục.
Nhận xét chung- Dặn dò.
3 học sinh trả bài.
Quan sát tranh. Thảo luận nhóm cho biết: Tranh vẽ gì? Điều gì có thể xảy ra.
Đã có lần nào em có hành động như các bạn trong tranh không?
Khuyên các bạn ntn?
N1: Tranh1
N2: Tranh 2.
N3: Tranh 3.
N4: Tranh giáo viên vẽ.
Đại diện các nhóm trình bày.
Quan sát tranh vẽ SGK/ 43.
Thảo luận theo cặp trả lời theo gợi ý:
VD: Hình2: Hành khách đang làm gì? Học đứng gần hay xa mép đường?
H2: Hành khách đang làm gì? Họ lên xe khi nào?...
Đại diện các nhóm trả lời từng tranh một.
Vẽ các phương tiện giao thông và nêu các điều cần lưu ý khi đi trên các loại phương tiện đó.
Môn: Tự Nhiên Và Xã Hội.
Bài: Cây sống ở đâu?
Ngày dạy: Tuần: 21
I/ Mục tiêu:
Kể tên một số nghề nghiệp và nói về hoạt động sinh sống của người dân vùng thôn quê.
Có ý thức gắn bó với yêu thương, yêu quê hương.
II/ Chuẩn bị:
Bức tranh SGK/ 44, 45.
III/ Hoạt động dạy và học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1/ Bài cũ:
● Gia đình em sống ở đâu? Làm nghề gì?
● Kể các loại đường giao thông mà em biết.
● Muốn giữ gìn trường lớp sạch đẹp em, cần phải làm gì?
2/ Bài mới: Giới thiệu
Kể được những gì nhìn thấy ở tranh 1 thông qua hoạt động nhóm đôi.
Các tranh ở trang 44, 45 diễn tả cuộc sống ở đâu? Vì sao em biết?
Nói được tên một số nghề của người dân H2→ H8 thông qua nhóm 6.
Kết luận:
Nhận viết về cuộc sống sinh hoạt của người dân thông qua hướng dẫn viên du lịch.
Vẽ được những hình ảnh đẹp của quê hương? Qua dợi ý của giáo viên.
3/ Củng cố dặn dò:
Giáo dục yêu quê hương- Xây dựng quê hương.
Nhận xét chung.
Dặn dò.
Hoạt động nhóm đôi.
Đại diện các nhóm kể trước lớp.
Vùng nông thôn vì có ruộng lúa.
Thảo luận nhóm.
N1: Hình 1.
N2: Hình 2.
N3: Hình 3, 4.
N4: Hình 7, 8.
Đại diện các nhóm trình bày.
Học sinh xung phong làm hướng dẫn viên du lịch, nói về cuộc sống ở quê hương mình.
Học sinh vẽ vào giấy.
Trình bày( thuyết minh).
Môn: Tự Nhiên Và Xã Hội.
Bài: Cuộc sống xung quanh (tt).
Ngày dạy: Tuần: 22
I/ Mục tiêu:
Kể tên một số nghề nghiệp và nói được những hoạt động sinh sống của người dân ở thành phố.
Có ý thức gắn bó và yêu mến quê hương.
II/ Chuẩn bị:
Tranh SGK/ 46, 47.
III/ Hoạt động dạy và học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1/ Bài cũ:
Gia đình em sống ở đâu?
Người dân ở địa phương em thường sống bằng nghề gì?
2/ Bài mới: Giới thiệu
Kể được những gì nhìn thấy ở tranh 1 thông qua hoạt động nhóm đôi.
Tranh 1 diễn tả cuộc sống ở đâu? Vì sao em biết?
* Kết luận:
Nói tên của một số nghề của người dân thành phố thông qua nhóm.
Nhận xét, bổ sung.
* Kết luận:
Liên hệ địa phương.
Giáo dục học sinh yêu quê hương yêu người lao động.
3/ Củng cố dặn dò:
Cho học sinh làm bài tập 1,2/ 20.
Nhận xét chung.
Dặn dò.
Thảo luận nhóm đôi.
Kể trước lớp.
Xe cộ, nhà cao tầng…
Cuộc sống ở thành phố. Vì nhiều nhà cao tầng, đường phố rộng, xe cộ…
Thảo luận nhóm. Kể tên nghề nghiệp và hoạt động sinh sống của người dân thành phố.
N1: Tranh 2. N2: Tranh 3.
N3: Tranh 4. N4: Tranh 5.
Đại diện các nhóm trình bày.
Trao đổi nhóm đôi.
Trình bày trước lớp
2 học sinh làm bài tập.
Lớp làm bài vào vở.
Môn: Tự Nhiên Và Xã Hội.
Bài: Ôn tập xã hội.
Ngày dạy: Tuần: 23
I/ Mục tiêu:
Củng cố nội dung các bài đã học thuộc chủ đề xã hội.
Kể được với bạn bè về gia đình, trường học và cuộc sông xugn quanh.
Biết yêu quí gia đình, trường học, huyện của mình.
Có ý thức giữ cho môi trường nhà ở, trường học sạch, đẹp.
II/ Chuẩn bị:
Tranh SGK photo.
III/ Hoạt động dạy và học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1/ Bài cũ:
Gia đình em sông ở đâu?
Người dân quê em thường sống bằng nghề gì?
2/ Bài mới: Giới thiệu
Giáo viên cho học sinh ôn tập theo nhóm.
Giáo viên cung học sinh nhậ xét, bổ sung.
* Chốt ý:
3/ Củng cố dặn dò:
Cho học sinh vẽ về gia đình, trường học, các phương tiện giao thông…
Nhận xét chung- Dặn dò.
N1: Kể những việc làm thườgn ngày của các thành viên trong gia đình bạn.
Kể những đồ dùng có trong gia đình bạn và phân loại chúng thành 4 nhóm: Đồ gỗ, đồ thủy tinh, đồ điện, đồ sứ.( ghi vào bảng phụ)
N2: Kể về các thành viên trong nhà trường và công việc của các thành viên đó.
N3: nên làm gì để giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở và trường học.
N4: Kể các loại đường giao thông mà em biết. Nêu tên các phương tiện giao thông của từng loại đường.( ghi vào bảng phụ)
Đại diện các nhóm trình bày.
Vẽ vào giấy.
Trình bày.
Môn: Tự Nhiên Và Xã Hội.
Bài: Cây sống ở đâu?
Ngày dạy: Tuần: 24
I/ Mục tiêu:
Nhận biết được cây sống ở đâu?( Trên khắp mọi nơi- dưới nước trên cạn)
Biết bảo vệ cây cối để làm đẹp môi trường.
II/ Chuẩn bị:
Các loại cây sống ở những môi trường khác nhau ( trên đồi, dưới đất, dưới nước…)
Học sinh sưu tầm các loại cây.
III/ Hoạt động dạy và học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1/ Bài cũ:
● Gia đình em sống ở đâu? Làm nghề gì?
● Kể các loại đường giao thông mà em biết.
● Muốn giữ gìn trường lớp sạch đẹp em, cần phải làm gì?
2/ Bài mới: Giới thiệu
* Yêu cầu học sinh giới thiệu các loại cây mà các em đã sưu tầm.
+ Làm việc với SGK.
● Cây sống ở đâu?
* Kết luận:
3/ Củng cố dặn dò:
Cho học sinh làm bài tập 2, 3/ 22.
Ghi điểm- Nhận xét, dặn dò.
- Từng học sinh giới thiệu các loại cây mà các em đã sưu tầm.
- Sau đó các em thảo luận nhóm, phân biệt các loại cây thành 2 nhóm. Trên cạn, dưới nước.
- Trình bày trước lớp.
- Quan sát tranh, SGK/ 50, 51. Thảo luận nhóm đôi nói về nơi sống của nó.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Sống ở khắp nơi, trên cạn, dưới nước.
- Làm bài vào vở.
Môn: Tự Nhiên Và Xã Hội.
Bài: Một số loài cây sống trên cạn.
Ngày dạy: Tuần: 25
I/ Mục tiêu:
Quan sát, nhận xét, mô tả được các loài cây sống trên cạn.
Nói tên và nêu ích lợi của một số cây sống trên cạn.
II/ Chuẩn bị:
Tranh SGK.
Một số cây sống trên cạn.
Phiêu hướng dẫn quan sát.
III/ Hoạt động dạy và học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1/ Bài cũ:
- Hãy kể các loại cây sống ở dưới nước?
- Hãy kể các loại cây sống ở trên cạn?
- Hãy kể các loại cây sống ở trên sa mạc?
2/ Bài mới: Giới thiệu
● Quan sát, mô tả được các loại cây sống trên cạn qua hoạt động ngoài trời.
- Khen ngợi các nhóm.
* Làm việc với SGK.
Nhận biết được số cây ở trên cạn và công dụng của chúng.
H: Trong các loại cây trên, cây nào là cây ăn quả, cây nào cho bóng mát, cây nao fcho lương thực, thực phẩm.
* Kết luận:
3/ Củng cố dặn dò:
Thi tìm nhanh các loại cây sống trên cạn qua 4 nhóm.
Ghi điểm- Nhận xét, dặn dò.
Nghe hướng dẫn.
Đọc phiếu hướng dẫn quan sát.
Thực hành quan sát ngoài trời.
Đại diện các nhóm trình bày theo phiếu quan sát.
Quan sát tranh SGK.
Thảo luận nhóm đôi- Nêu tên các loại cây và nêu công dụng của chúng.
Đại diện các nhóm trình bày.
Cây ăn quả: mít, đu đủ, thanh long.
Cây bóng mát: phi lao.
Cây lương thực, thực phẩm: bắp( ngô), lạc.
Cây vừa gia vị, vừa làm thuốc: sả.
Mỗi đội 5 em: A B
Cây gia vị.
Cây thuốc nam.
Cây ăn quả.
Cây lương thực.
File đính kèm:
- tu nhien xa hoi tuan 2025.doc