I – MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết cách tìm số bị chia khi biết thương và số chia.
- Biết cách trình bày bài giải dạng toán này.
2. Kỹ năng: Hiểu và giải dược các bài toán có liên quan đến dạng này.
3. Thái độ: Nghiêm túc, trật tự trong giờ học.
2 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1986 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn toán Tìm số bị chia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN MÔN TOÁN
TÌM SỐ BỊ CHIA
I – MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết cách tìm số bị chia khi biết thương và số chia.
- Biết cách trình bày bài giải dạng toán này.
2. Kỹ năng: Hiểu và giải dược các bài toán có liên quan đến dạng này.
3. Thái độ: Nghiêm túc, trật tự trong giờ học.
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Các tấm bìa hình vuông bằng nhau.
Thương
Số chia
- Các thẻ ghi:
Số bị chia
- Đồ dùng chuẩn bị cho trò chơi “Tìm quả”.
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A – Giới thiệu bài
B – Dạy bài mới
1. Ôn lại quan hệ giữa phép nhân và phép chia
a) Thao tác với đồ dùng trực quan
- Gắn 6 ô vuông lên bảng thành 2 hàng như SGK.
- GV nêu bài toán 1: Có 6 hình vuông xếp thành 2 hàng. Hỏi mỗi hàng có mấy hình vuông?
- Hỏi: + Phép tính nào giúp em tìm được số hình vuông trong mỗi hàng?( nghe HS trả lời và ghi phép tính lên bảng).
+ Hãy nêu tên gọi các thành phần và kết quả có trong phép chia.
- Gọi HS lên gắn các thẻ lên bảng tương ứng với tên gọi của các thành phần và kết quả trong phép tính:
6 : 2 = 3
Thương
Số chia
Số bị chia
- GV nêu bài toán 2: Có một số hình vuông được xếp thành 2 hàng, mỗi hàng có 3 hình vuông. Hỏi 2 hàng có bao nhiêu hình vuông?
- Hỏi: Phép tính nào giúp em tìm được số hình vuông có trong cả 2 hàng?( nghe HS trả lời và ghi phép tính lên bảng).
b) Quan hệ giữa phép nhân và phép chia
- Yêu cầu HS đọc lại 2 phép tính vừa lập được trong bài.
- Phép nhân 3 x 2 = 6 có thể viết lại thành 6 = 3 x 2.
- Hỏi: + Trong phép chia 6 : 2 = 3 thì 6 được gọi là gì?
+ 2 và 3 được gọi là gì trong phép chia 6 : 2 = 3?
- Chuyển các thẻ bảng từ phép chia sang phép nhân để có kết luận: Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.
2. Hướng dẫn tìm số bị chia chưa biết
- Viết lên bảng phép tính X : 2 = 5 và yêu cầu HS đọc phép tính trên.
- Giải thích: X là số bị chia chưa biết trong phép chia X : 2 = 5. Chúng ta sẽ học cách tìm số bị chia chưa biết này.
- Hỏi: Muốn tìm số bị chia X trong phép chia này ta làm thế nào?
- Gọi 1 HS lên bảng viết phép tính để tìm X.
- Yêu cầu 1 HS nêu kết quả phép tính( GV viết lên bảng).
- Gọi vài HS đọc lại cả bài toán.
- Gọi HS nhắc lại quy tắc tìm số bị chia.
3. Luyện tập, thực hành.
a) Bài 1
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu các em làm việc theo cặp, 1 em đọc phép tính còn em kia nêu kết quả sau đó đổi ngược lại.
- GV gọi 1 vài cặp trình bày kết quả trước lớp.
- Chỉ cho HS thấy mối liên hệ giữa 2 phép tính trong một cột.
b) Bài 2: Tồ chức trò chơi “Tìm quả”.
c) Bài 3
- Gọi 1 HS đọc đề bài
- Hỏi: + Có bao nhiêu em được nhận kẹo?
+ Mỗi em nhận được mấy chiếc kẹo?
+ Vậy để tìm có tất cả bao nhiêu chiếc kẹo ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài. Gọi 2 HS lên bảng lớp làm.
Tóm tắt
1 em : 5 chiếc kẹo
3 em : ? chiếc kẹo
Giải
Số chiếc kẹo có tất cả là:
5 x 3 = 15 (chiếc)
Đáp số: 15 chiếc.
C – Củng cố, dặn dò
- Hỏi: Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc quy tắc tìm số bị chia, làm lại bài 1 vào vở và chuẩn bị cho bài sau.
- Mỗi hàng có 3 hình vuông.
- Phép chia 6 : 2 = 3.
- Số bị chia, số chia, thương.
- HS lên bảng gắn.
- 2 hàng có 6 hình vuông.
- Phép nhân 3 x 2 = 6.
- 6 : 2 = 3 và 3 x 2 = 6.
- 6 được gọi là số bị chia.
- 2 là số chia còn 3 là thương.
- X chia 2 bằng 5.
- Ta lấy thương là 5 nhân với số chia là 2.
- HS lên bảng viết: X = 5 x 2.
- X bằng 10.
- Đọc bài toán: X : 2 = 5
X = 5 x 2
X = 10.
- HS nhắc lại.
- 1 HS đọc.
- HS làm việc theo cặp.
- HS trình bày.
- HS chơi trò chơi.
- 1 HS đọc.
- Có 3 em được nhận kẹo.
- Mỗi em nhận được 5 chiếc kẹo.
- Ta thực hiện phép nhân 5 x 3.
- Cả lớp làm bài. 2 HS lên bảng làm.
- Ta lấy thương nhân với số chia.
File đính kèm:
- Bai Tim so bi chia.doc