I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Biết cộng nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm có đến bốn chữ số
- Củng cố về thực hiện phép cộng các số có đến bốn chữ số và giải bài toán bằng hai phép tính.
- Rèn kĩ năng tính toán đúng, tính cẩn thận, tự giác trong học tập.
10 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2434 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Toán Tiết 101-105 Lớp 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àm
Bài 2: Gọi học sinh đọc yêu cầu đề
- Cho học sinh làm bảng con bài 2a
- 2 em lên bảng làm
* Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh
* Bài 3: Gọi học sinh đọc đề bài
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Gọi học sinh lên bảng tóm tắt đề bài
- Cả lớp tóm tắt vào vở nháp
- Gọi học sinh lên bảng giải bài toán
- Cả lớp làm bài vào vở
- Giáo viên thu chấm 7 cuốn vở
- Sửa bài - nhận xét
3. Củng cố - dặn dò
- Gọi học sinh nêu lại quy tắc thực hiện phép trừ.
* Nhận xét tiết học
* Bài nhà: 4/104
* Bài sau: Luyện tập
- 2 em lên bảng làm bài tập
- Học sinh sửa bài bằng bút chì
- Muốn tính kết quả của phép trừ này ta phải đặt tính và tính.
- 1 em lên bảng đặt tính
- Cả lớp đặt tính vào bảng con
- Học sinh nêu cách trừ và thực hiện phép trừ.
- Học sinh thực hiện trừ
- 1 số học sinh nhắc lại cách trừ phép tính trên.
- Đặt tính rồi tính kết quả từ phải sang trái, bắt đầu từ hàng đơn vị
- 1 số học sinh nhắc lại quy tắc trừ.
6385
- 2927
7563
- 4908
8090
- 7131
3561
- 924
- Bài yêu cầu tính
- Cả lớp làm bài trong SGK
- Đặt tính rồi tính
a. 5482 – 1956
8695 – 2772
- Cả lớp làm bảng con
- 2 em lên bảng làm
- 2 em đọc đề bài, cả lớp đọc thầm
- Có 4283 m vải
- Đã bán 1635 m vải
- Cửa hàng còn lại bao nhiêu m vải ?
Tóm tắt
4283m
còn ? mét
bán 1635m
- Cả lớp giải toán vào vở
- 1 em lên bảng làm
Giải
Số vải cửa hàng còn lại là:
4283 – 1635 = 2648 ( m )
ĐS: 2648 m
- 3 học sinh nhắc lại quy tắc thực hiện phép trừ
TOÁN: ( 103 ) LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Biết trừ nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm có đến 4 chữ số
- Củng cố về thực hiện phép tính trừ các số có đến 4 chữ số và giải bài toán bằng hai phép tính.
- Rèn tính cẩn thận, tự giác làm bài
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Sửa bài về nhà bài 2b, 4/104
- Giáo viên thu chấm 10 vở
- Sửa bài - nhận xét
- Gọi học sinh nêu quy tắc thực hiện phép trừ số có 4 chữ số.
2. Bài mới:
* Hướng dẫn học sinh luyện tập.
* Bài 1: Tính nhẩm
- Giáo viên ghi bài mẫu lên bảng
8000 – 5000 = ?
- Cho học sinh suy nghĩ nhẩm kết quả rồi trả lời
- Gọi học sinh nêu cách nhẩm của mình.
* Giáo viên nhận xét và chốt lại
8 nghìn – 5 nghìn = 3 nghìn
Vậy: 8000 – 5000 = 3000
- Giáo viên ghi các phép tính còn lại lên bảng.
7000 – 2000 = ? 9000 + 1000 = ?
6000 – 4000 = ? 10.000 – 8000 = ?
- Gọi học sinh lần lượt nêu kết quả tính nhẩm được.
* Giáo viên nhận xét ghi kết quả học sinh trả lời vào từng phép tính.
* Bài 2: Yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Giáo viên ghi mẫu lên bảng
5700 – 200 = 5500
- Theo em bài toán này được nhẩm như thế nào ?
- Giáo viên ghi các phép tính còn lại và gọi học sinh nêu kết quả tính nhẩm được.
- Tiếp tục hướng dẫn mẫu ở cột 2
8400 – 3000 = 5400
- Tính nhẩm như thế nào để được kết quả như trên
- Các phép tính còn lại gọi học sinh nêu kết quả
- Giáo viên ghi lên bảng
* Bài 3: Yêu cầu gì ?
- Muốn trừ số có bốn chữ số cho số có bốn chữ số ta làm thế nào ?
Bài 3a) Cho học sinh làm bảng con
- 2 em lên bảng làm
* Bài 4: Hướng dẫn học sinh tóm tắt và giải vào vở.
- Gọi học sinh đọc đề.
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán yêu cầu tìm gì ?
- Bài toán yêu cầu giải mấy cách ?
- 1 em lên bảng tóm tắt
- 2 em lên giải giải bài toán
- Cả lớp làm vào vở
- Giáo viên chấm 10 vở
- Sửa bài - nhận xét
3. Củng cố - dặn dò
* Nhận xét tiết học
* Bài nhà: 3b/105
* Bài sau: Luyện tập chung
- 2 học sinh lên bảng sửa bài về nhà
- 3 em nêu lại quy tắc thực hiện phép trừ đã học.
- Học sinh nêu kết quả tính nhẩm được.
- Học sinh nêu cách tính nhẩm của mình.
- Học sinh nêu kết quả của từng phép tính.
- Tính nhẩm theo mẫu
- Học sinh nêu: Lấy 700 trong 5700 để trừ đi 200 còn lại 500
Vậy 5700 – 200 = 5500
3600 – 600 = 3000
7800 – 500 = 7300
9500 – 600 = 9400
- Lấy 8000 – 3000 còn lại 5000 và 400
Vậy: 8400 – 3000 = 5400
6200 – 4000 = 2200
4100 – 1000 = 3100
5800 – 5000 = 800
- Bài yêu cầu đặt tính và tính.
a. 7284 – 3528
9061 – 4503
- Một số học sinh nêu quy tắc trừ
- 2 học sinh đọc đề
- Có 4720 kg muối
- Lần đầu chuyển đi 2000kg
- Lần sau chuyển đi 1700kg
Hỏi trong kho còn lại bao nhiêu kg muối ?
* Cách 1:
Số muối còn lại sau khi chuyển lần 1
4720 – 2000 = 2720 ( kg )
Số muối còn lại sau khi chuyển lần 2
2720 – 1700 = 1020 ( kg )
ĐS: 1020 kg
* Cách 2:
Số muối 2 lần chuyển là:
2000 + 1700 = 3700 ( kg )
Số muối còn lại trong kho là;
4720 – 3700 = 1020 ( kg )
ĐS: 1020 kg
TOÁN: ( 104 ) LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Củng cố về cộng, trừ ( nhẩm và viết ) các số trong phạm vi 10.000
- Củng cố về giải toán bằng hai phép tính và tìm thành phần chưa biết của phép cộng và phép trừ.
- Rèn kĩ năng tính toán đúng, trình bày bài giải sạch đẹp
- Giáo dục tính cẩn thận tự giác
II. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ
- Sửa bài về nhà 3b/105
- Giáo viên kiểm tra vở bài tập về nhà của tổ 1
* Sửa bài - nhận xét
B. Bài mới
* Hướng dẫn học sinh luyện tập
* Bài 1:
- Yêu cầu chúng ta tìm gì ?
- Với bài tính nhẩm chúng ta phải làm thế nào ?
- Cho học sinh làm bài trong SGK
- 3 em lên bảng làm
- Gọi học sinh nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Giáo viên sửa bài nhận xét
* Giáo viên hỏi: Bài 1a có gì khác với bài 1b ? Và cách làm ở mỗi bài như thế nào ?
* Bài 3: Gọi học sinh đọc đề
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Cho học sinh tự làm bài vào vở
- Gọi 1 em lên bảng làm bài
- Chấm 10 vở, sửa bài nhận xét
- Em nào có cách giải khác ?
( Có thể tìm 1/3 rồi nhân với 4 )
* Bài 4:
- Giáo viên ghi từng phép tính lên bảng. Học sinh nêu cách tính từng bài.
a. x + 1909 = 2050
- Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào ?
* Giáo viên sửa bài
b. x – 586 = 3705
c 8462 – x = 762
- Muốn tìm số bị trừ, số trừ ta làm thế nào ?
- Giáo viên chấm 10 vở
- Sửa bài - nhận xét
3. Củng cố - dặn dò:
- Thu vở còn lại để chấm bài
- Hỏi lại cách tính nhẩm các số tròn trăm, tròn nghìn.
* Bài nhà: 2,5/106
* Bài sau: Tháng – Năm
- 2 em lên bảng làm mỗi em 1 phép tính.
- Học sinh sửa bài
- Tính nhẩm
- Tính kết quả và điền vào phép tính.
- Cả lớp làm bài trong SGK
- 3 em lên bảng
- Học sinh nhận xét bài bạn làm
- Sửa bài
- Học sinh trình bày
- 2 học sinh đọc đề
- Đã trồng được 948 cây, sau đó trong thêm được 1/3 số cây đã trồng.
- Đội đó trồng được tất cả bao nhiêu cây ?
- Cả lớp làm bài vào vở
- 1em lên bảng làm
Giải
Số cây trồng thêm được là:
984 : 3 = 316 ( cây )
Số cây trồng được tất cả là:
984 + 316 = 1264 ( cây )
ĐS: 1264 cây
- Học sinh trả lời và lên bảng thực hiện
- Cả lớp làm bảng con
x + 1909 = 2050
x = 2050 – 1909
x = 141
- Học sinh làm 2 bài còn lại vào vở, 2 em lên bảng làm
- Học sinh phát biểu
TOÁN: ( 105 ) THÁNG – NĂM
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Làm quen với các đơn vị đo thời gian: Tháng, năm. Biết được 1 năm có 12 tháng
- Biết tên gọi các tháng trong năm
- Biết số ngày trong từng tháng
- Biết xem lịch ( tờ lịch tháng, năm,… )
II. Đồ dùng dạy học
Lịch 2005
Bảng phụ ghi bài 2/108
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
- Sửa bài tập về nhà
Bài 2/106: 4 em lên bảng làm
Bài 5/106 : Học sinh mở bộ đồ dùng để xếp thành hình.
B. Bài mới
1. Giới thiệu các tháng trong năm và số ngày từng tháng.
a. Giới thiệu tên gọi các tháng trong năm
- Giáo viên treo tờ lịch 2005 lên bảng và giới thiệu: Đây là tờ lịch 2005. Lịch ghi các tháng trong năm 2005 và ghi các ngày trong từng tháng.
- Quan sát tờ lịch và cho cô biết: Một năm có bao nhiêu tháng ?
- Em hãy nêu các tháng trong 1 năm ?
- Giáo viên ghi các tháng trên bảng
* Lưu ý học sinh: Trên tờ lịch các tháng thường được viết bằng số như “ tháng 1 “ ; “ tháng 2 “……
b. Giới thiệu số ngày trong từng tháng.
- Quan sát phần lịch tháng 1 cho cô biết tháng 1 có bao nhiêu ngày ?
- Giáo viên ghi 31 ngày lên bảng
- Tháng 2 có bao nhiêu ngày ?
- Làm tiếp đến tháng 12
- Gọi 1 số học sinh nhắc lại số ngày trong 1 tháng.
* Lưu ý: Tháng 2 năm 2005 có 28 ngày nhưng có năm tháng 2 có 29 ngày.
* Chẳng hạn: Tháng 2 năm 2004 có 29 ngày. Như vậy tháng 2 thường có 28 hoặc 29 ngày.
- Các tháng khác mỗi tháng có 30 hoặc 31 ngày.
- Giáo viên nêu quy tắc để học sinh dễ nhớ các ngày trong tháng.
+ Từ tháng 1 đến tháng 7, cứ cách 1 tháng lại có 31 ngày. Vậy tháng 1,3,5,7 có 31 ngày.
+ Tháng 8 có 31 ngày và từ tháng 8 cứ cách 1 tháng lại có 1 tháng 31 ngày. Vậy tháng 8, 10, 12 đều có 31 ngày.
+ Riêng tháng 2 có 28 ngày hoặc 29 ngày. Các tháng còn lại có 30 ngày
* Hướng dẫn học sinh nắm bàn tay trái tập đếm theo các đốt lồi lên của bàn tay. Chỗ lồi lên chỉ tháng có 31 ngày, chỗ lõm xuống chỉ tháng có 28, 29 hoặc 30 ngày.
2. Thực hành
* Bài 1: Học sinh tự làm bài vào vở
- Giáo viên chấm 10 vở
- Sửa bài nhận xét
* Bài 2: Giáo viên treo bảng phụ có 2 tập lên bảng, hướng dẫn học sinh xem tờ lịch đó và trả lời các câu hỏi của bài.
* Hỏi: Thứ hai trong tháng 8 có những ngày nào ?
- Thứ 3………chủ nhật
3. Củng cố - dặn dò
- Để biết ngày, tháng người ta phải dùng lịch. Vậy lịch có ích lợi gì ?
* Trò chơi: “ Đố bạn “
- Hỏi bất cứ ngày nào của tháng nào là thứ mấy ? Tháng đó có bao nhiêu ngày
* Giáo viên nhận xét – tuyên dương
* Bài sau: Luyện tập
- Bài 2: 1 em/phép tính
- Bài 5: 4 em lên bảng thực hành
- Học sinh mở SGK/107
- Học sinh quan sát tờ lịch
- 1 số học sinh trả lời
- “ Tháng một, tháng hai, tháng ba, tháng bốn,……….tháng mười hai ?
- 1 số học sinh nhắc lại
- Tháng 1 có 31 ngày
- Tháng 2 có 28 ngày
- Học sinh nêu các tháng tiếp theo
- Một số học sinh nhắc lại
- Gọi 1 số học sinh nhắc lại tháng 2
- 1 số học sinh nhắc lại
- 1 số học sinh nhắc lại
- Học sinh thực hành nhận biết số ngày của các tháng trên bàn tay.
- 3 em lên bảng làm
- Gọi học sinh đọc lại toàn bài
- Học sinh quan sát tờ lịch SGK
- Xem tờ lịch theo hướng dẫn của giáo viên.
- Thứ 2 gồm ngày 1, 8, 15, 22, 29
- Học sinh trả lời
- Cả lớp cùng chơi thi đua theo nhóm, tổ.
File đính kèm:
- TOAN.doc