Hoạt động1.Giới thiệu bài, nêu mục tiêu giờ học
Hoạt động2. Hướng dẫn so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn
a. GV nêu ví dụ /61:
Đoạn thẳng CD gấp mấy lần đoạn thẳng AB?
Vậy độ dài đoạn thẳng CD gấp 3 lần độ dài đoạn thẳng AB
Ta nói: Độ dài đoạn thẳng AB bằng độ dài đoạn thẳng CD
Kết luận: Muốn tìm độ dài đoạn thẳng AB bằng một phần mấy độ dài đoạn thẳng CD ta làm thế nào?
6 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1496 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Toán Lớp 3A Tuần 13, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán:
SO SÁNH SỐ BÉ BẰNG MỘT PHẦN MẤY SỐ LỚN
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết cách so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ vẽ hình cho bài tập 4. Tranh vẽ minh họa bài toán (SGK)
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.Kiểm tra bài cũ: - Bài 3/68(VBT)
B. Bài mới:
Hoạt động1.Giới thiệu bài, nêu mục tiêu giờ học
Hoạt động2. Hướng dẫn so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn
a. GV nêu ví dụ /61:
Đoạn thẳng CD gấp mấy lần đoạn thẳng AB?
Vậy độ dài đoạn thẳng CD gấp 3 lần độ dài đoạn thẳng AB
Ta nói: Độ dài đoạn thẳng AB bằng độ dài đoạn thẳng CD
Kết luận: Muốn tìm độ dài đoạn thẳng AB bằng một phần mấy độ dài đoạn thẳng CD ta làm thế nào?
b. Bài toán (SGK) - Hướng dẫn HS phân tích bài toán, vẽ sơ đồ minh họa và thực hiện theo 2 bước (như VD)
-Hướng dẫn trình bày bài giải ( như SGK)
Hoạt động3. Hướng dẫn HS thực hành:
+ Bài 1/69: (VBT)
GV hướng dẫn mẫu
+ Bài 2/61: (SGK)
Hướng dẫn HS phân tích đề toán
Hướng dẫn HS thực hiện theo 2 bước như SGK
+ Bài 3/61 (cột a,b)(SGK)
Gợi ý hướng dẫn câu 3b (theo hai bước mẫu đã học)
4. Củng cố, dặn dò.
Nhận xét tiết học
1HS lên bảng giải
6 : 2 = 3 (lần)
-HS thảo luận nhóm, nêu được:
+Thực hiện phép chia độ dài của CD cho độ dài của AB: 6 : 2 = 3 (lần)
+Trả lời: Độ dài đoạn thẳng AB bằng độ dài đoạn thẳng CD
Nêu yêu cầu bài toán
HS thảo luận nhóm đôi nêu các bước thực hiện:
+Tuổi mẹ gấp mấy lần tuổi con ? (30 : 6 = 5 (lần))
+Tuổi con bằng một phần mấy tuổi mẹ.( )
-Thực hiện theo mẫu và tự làm các trường hợp còn lại.
-HS phân tích đề toán, vẽ sơ đồ và nêu các bước giải :
+Tìm số sách ngăn dưới gấp mấy lần số sách ngăn trên? (24:6)
+Tìm số sách ngăn trên bằng một phần mấy số sách ngăn dưới?
-HS tự trình bày bài giải vào vở.
HS nêu yêu cầu của bài.
HS làm bài vào vở nháp, sau đó trình bày miệng.
HS khá, giỏi làm thêm cột c
HS nhắc lại cách so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
Thứ ba ngày 24 tháng 11 năm 2009
Toán:
LUYỆN TẬP
I Mục tiêu: Giúp học sinh
- Rèn luyện kĩ năng biết so sánh số bé bằng 1 phần mấy số lớn.
- Rèn luyện kĩ năng biết giải toán có lời văn (hai bước tính).
II. Đồ dùng dạy- học:
Bảng phụ kẻ sẵn cho bài tập 1
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.Kiểm tra bài cũ: - Bài 2/69 (VBT)
B. Bài mới
Hoạt động1. Giới thiệu bài:
Nêu mục tiêu bài học
Hoạt động2. Rèn luyện kĩ năng so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
+ Bài 1/62:
GV hướng dẫn mẫu:- Số lớn:12;Số bé: 3
Số lớn gấp mấy lần số bé?
Số bé bằng một phần mấy số lớn?
Hoạt động2. Rèn luyện kĩ năng giải toán có lời văn (hai bước tính).
+ Bài 2/62: Gợi ý hướng dẫn.
Số con trâu là bao nhiêu?
Số con bò như thế nào so với số con trâu?
Bài toán hỏi gì ?
Vậy muốn tìm số trâu bằng một phần mấy số bò trước tiên ta phải tìm số con bò.
Nói cách tìm số con bò?
+ Bài 3/62: Gợi ý hướng dẫn.(giúp HS nhớ lại cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số.)
Hoạt động3. Hình học
+ Bài 4/62:Hướng dẫn HS xếp hình (như hình vẽ SGK)
Hoạt động4. Củng cố, dặn dò
Củng cố bài.
–Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
1HS lên bảng giải
HS nêu yêu cầu của bài.
12:3 = 4 (lần);
HS làm vào vở bài tập.(Bài 1/69)
1HS lên bảng làm bài tập.
HS nêu yêu cầu của bài toán.
Số con trâu đã biết là 7 con:
Số con bò nhiều hơn số con trâu là 28 con
Bài toán hỏi: số con trâu bằng một phần mấy số con bò?
Số con bò: 7+28 = 35 (con)
HS tiếp tục tự giải bài toán:
+Số con bò gấp số con trâu một số lần là::
35 : 7 = 5 (lần)
+Vậy số con trâu bằng số con bò
-HS tự giải bài toán theo hai bước:
Tìm số con vịt đang bơi..
Tìm số con vịt ở trên bờ.
Đáp số: 42 con
Vẽ và xếp hình vào vở.
Toán:
BẢNG NHÂN 9
I Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Bước đầu thuộc bảng nhân 9. và vận dụng được bảng nhân trong giải toán
biết đếm thêm 9.
II. Đồ dùng dạy- học:
Các tấm bìa, mỗi tấm có 9 chấm tròn
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.Kiểm tra bài cũ: - Bài tập 3/70 (VBT)
B. Bài mới
Hoạt động1. Giới thiệu bài. Nêu mục tiêu giờ học
Hoạt động2. Hướng dẫn lập bảng nhân 9
Giới thiệu các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 9 chấm tròn.
Gắn 1 tấm bìa có 9 chấm tròn lên bảng hỏi 9 được lấy mấy lần ?
Có 2 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 9 chấm tròn, 9 được lấy mấy lần?
Hướng dẫn HS lập các phép nhân sau bằng cách:
9 x 3 = ?
Vì 9 x 2 = 18 nên 9 x 3 =18 + 9 = 27.
Do đó 9 x 3 = 27
Hoạt động3. Thực hành
* Bài 1/63: Tính nhẩm
Gợi ý, dựa vào bảng nhân 9 vừa lập để tính nhẩm.
* Bài 2/63. Tính
Hướng dẫn cách tính:
Em hãy nêu thứ tự thực hiện các phép tính.
GV hướng dẫn mẫu: 9 x 6 + 17 = 54 + 17
= 71
Hoạt động4. Thực hành giải toán.
Bài 3/63:
Gợi ý HS phân tích bài toán
-Cho HS tự giải bài toán
Hoạt động5. Thực hành: Đếm thêm 9
Bài 4/63:
C. Củng cố, dặn dò:
-Kiểm tra việc đọc thuộc bảng nhân 9
-Nhắc chuẩn bị bài sau: Luỵện tập
1HS lên bảng giải
9 chấm tròn được lấy 1 lần: 9 x 1 = 9
Đọc phép nhân.
9 được lấy 2 lần.
- Chuyển phép nhân 9 x 2 thành phép cộng tương ứng. 9 x 2 = 9 + 9 = 18; Vậy 9 x 2 = 18
Đọc phép nhân.
HS thảo luận nhóm đôi lập các công thức:
Từ 9 x 4 đến 9 x 10
- Cả lớp đọc đồng thanh bảng nhân.
HS đọc thuộc lòng.
Thi đọc thuộc lòng bảng nhân.
-Đọc yêu cầu của bài:
-HS nối tiếp nhau nêu miệng.
Tính lần lượt từ trái sang phải
-3 HS làm trên bảng ( 3 trường hợp còn lại)
Cả lớp làm bài vào vở sau đó đổi chéo vở để kiểm tra kết quả.
Nêu yêu cầu bài toán.
1HS lên bảng giải:
Cả lớp giải vào vở (Số HS lớp 3 B: 27 bạn)
HS làm bài theo nhóm đôi.
Các nhóm đếm và điền đúng số vào ô trống.
Đọc lại bảng nhân (đọc nối tiếp)
Thứ năm ngày 26 tháng 11 năm 2009
Toán:
LUYỆN TẬP
I Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Thuộc bảng nhân 9 và vận dụng được trong giải toán có một phép nhân 9.
Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân qua các ví dụ cụ thể.
II. Đồ dùng dạy - học:
Phiếu kẻ sẵn ô trống bài tập 4.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.Kiểm tra bài cũ:
Bài 3/72 (VBT)
B. Bài mới
Hoạt động1. Giới thiệu bài. Nêu mục tiêu giờ học
Hoạt động2. Củng cố kĩ năng học thuộc bảng nhân 9.
+ Bài 1/64: Tính nhấm
Gợi ý vận dụng bảng nhân 9 để tính nhẩm.
Cho HS nhận xét: 9 x 2 và 2 x 9;
9 x 5 và 5 x 9
* Kết luận: Khi đổi chỗ các thừa số của phép nhân thì tích không thay đổi.
+Bài 2/64.Củng cố cách hình thành bảng nhân.
Hoạt động3. Hướng dẫn HS áp dụng bảng nhân 9 để giải toán.
+ Bài 3/64: Gợi ý:
Muốn tìm số xe của 4 đội, đã biết số xe của đội Một, phải tìm số xe của 3 đội kia.
Tìm số xe của 4 đội.
Hoạt động4. Củng cố kĩ năng học bảng nhân 8&9.
+ Bài 4/64. (dòng 3,4)
Hướng dẫn HS thực hiện 2 dòng cuối.
Phát phiếu bài tập và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
C. Củng cố-dặn dò :Về nhà làm Bài4/64(cột 1,2)
Ôn tập bảng nhân 9
Nhận xét giờ học, nhắc chuẩn bị bài sau.
1HS lên bảng giải.
Nêu yêu cầu của bài.
:Đọc nối tiếp từng phép tính trước lớp.
* Các thừa số giống nhau nhưng thứ tự khác nhau, kết quả bằng nhau.
2HS lên bảng làm bài
Cả lớp làm vào vở.
Đọc yêu cầu bài toán.
-Nêu cách tìm số xe của 3 đội kia.
9 x 3 = 27 (ô tô)
-Nêu cách tìm số xe của 4 đội
10 + 27 = 37 (ô tô)
1HS lên bảng lớp giải.
Cả lớp làm vào vở và nhận xét bài làm của bạn.
- Nêu yêu cầu của bài.
- Đại diện nhóm dán phiếu bài tập lên bảng và trình bày.
Thứ sáu ngày 27 tháng 11 năm 2009
Toán:
GAM
I Mục tiêu: Giúp học sinh
- Biết gam là một đơn vị đo khối lượng và sự liên hệ giữa gam và ki-lô-gam
- Biết đọc kết quả khi cân vật bằng cân hai đĩa và cân đồng hồ.
- Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với số đo khối lượng là gam
II. Đồ dùng dạy học:
Cân đĩa, cân đồng hồ.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: Bài 3/72 (VBT)
B. Bài mới.
Hoạt động1.Giới thiệu về gam và mối quan hệ giữa gam và ki-lô-gam.
- Để đo khối lượng các vật nhẹ hơn 1kg còn có các đơn vị nhỏ hơn kg, đó là: “gam”
“gam, viết tắt là: g”
1000g = 1kg
GV cho HS quan sát các loại cân và các quả cân.
- Các quả cân thường dùng: 500g, 200g, 100g.
- Giới thiệu cân đĩa, cân đồng.
- Thực hành cân gói đường, gói muối (1kg)
Hoạt động2. Thực hành đọc kết quả khi cân vật bằng cân hai đĩa và cân đồng hồ.
* Bài 1/65 & Bài 2/66: Cho HS quan sát tranh vẽ (SGK), nêu đúng khối lượng thể hiện trên từng tranh vẽ.
Hoạt động3.Hướng dẫn HS thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với số đo khối lượng.
* Bài 3/66: Tính theo mẫu.
GV hướng dẫn mẫu (SGK)
22g + 47g = 69g
Hoạt động4. Hướng dẫn HS giải bài toán có lời văn
* Bài 4/66.Hướng dẫn HS tìm hiểu đề toán và giải bài toán.
* Bài 5/66. Gợi ý HS nêu cách tính, cho HS về nhà làm bài.
C. Củng cố, dặn dò:
Củng cố bài và liên hệ thực tế.
Về nhà làm bài 5/66
1HS lên bảng giải
HS nhắc lại: Đơn vị đo khối lượng đã học (kg)
HS nhắc lại để ghi nhớ đơn vị đo
HS quan sát 2 loại cân.
1HS lên cân trước lớp- cả lớp quan sát và nhận xét.
Nêu yêu cầu của bài.
HS quan sát và làm miệng
Nêu yêu cầu của bài.
HS làm bài vào vở
2HS lên bảng làm bài.
(Ghi đúng đơn vị đo ở mỗi phép tính)
Nêu yêu cầu của bài tập.
-HS làm việc cá nhân.
Tính được: 455-58 = 397 (g)
-HS nêu cách tính khối lượng 4 gói mì chính.
File đính kèm:
- Giao an tuan 13.doc