A. Kiểm tra : Bài 1,3/30
B. Bài mới
HĐ1. Luyện tập
-Bài 2/31
-Gọi HS đọc tóm tắt.
H: Kém hơn nghĩa là thế nào?
-Bài toán thuộc dạng toán gì?
-Gọi vài HS nhìn tóm tắt nêu đề bài.
-Gọi 1HS lên bảng, lớp làm bài trên bảng con.
-Bài 3/31 (tiến hành tương tự bài 2).
-Bài 4/31
-Bài toán cho biết gì?
5 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1506 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Môn Toán Lớp 2 Tiết 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán LUYỆN TẬP
I.Yêu cầu cần đạt:
-Biết giải bài toán về nhiều hơn và ít hơn.
II. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra : Bài 1,3/30
B. Bài mới
HĐ1. Luyện tập
-Bài 2/31
-Gọi HS đọc tóm tắt.
H: Kém hơn nghĩa là thế nào?
-Bài toán thuộc dạng toán gì?
-Gọi vài HS nhìn tóm tắt nêu đề bài.
-Gọi 1HS lên bảng, lớp làm bài trên bảng con.
-Bài 3/31 (tiến hành tương tự bài 2).
-Bài 4/31
-Bài toán cho biết gì?
-Bài toán hỏi gì?
-Muốn biết tòa nhà thứ hai có bao nhiêu tầng ta phải làm thế nào?
-Gọi 1HS lên bảng, các HS khác làm vào vở.
HĐ2. Củng cố, dặn dò.
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS làm bài 1/31 và các bài trong VBT.
-2HS lên bảng làm bài.
-HS đọc tóm tắt.
-Kém hơn có nghĩa là ít hơn.
-Bài toán về ít hơn.
-Dựa tóm tắt nêu đề bài: Anh 16 tuổi, em kém anh 5 tuổi. Hỏi anh bao nhiêu tuổi?
-HS làm bài.
-HS đọc đề toán.
-Tòa nhà thứ nhất có 16 tầng, tòa nhà thứ hai ít hơn tòa nhà thứ nhất 4 tầng.
-Tòa nhà thứ hai có bao nhiêu tầng?
-Thực hiện phép trừ.
- HS làm bài vào vở, 1HS lên bảng làm bài.
---------------------------------------------------
Toán KI- LÔ- GAM
I.Yêu cầu cần đạt:
- Biết nặng hơn, nhẹ hơn giữa hai vật thông thường.
- Biết ki-lô-gam là đơn vị đo khối lượng ; đọc, viết tên và kí hiệu của nó.
- Biết dụng cụ cân đĩa, thực hành cân một số đồ vật quen thuộc.
- Biết thực hiện phép cộng, phép trừ các số kèm đơn vị ki- lô- gam.
II. Đồ dùng dạy học: - 1 cân đĩa, các quả cân 1kg, 2kg, 3kg.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra : Bài 2, 3/31.
B. Bài mới :
HĐ1.Giới thiệu vật nặng hơn, nhẹ hơn
- GV đưa ra quả cân 1kg và 1 quyển vở.Yêu cầu HS dùng một tay lần lượt dùng tay nhấc 2 vật lên và trả lời vật nào nặng hơn, vật nào nhẹ hơn.
- Cho HS làm tương tự với 3 cặp đồ vật.
Kết luận : Muốn biết một vật nặng nhẹ như thế nào ta phải cân vật đó.
HĐ2. Giới thiệu cái cân và quả cân
- Cho HS nhận xét hình quả cân.
- Nêu : Để cân các vật, ta dùng đơn vị ki- lô- gam. Ki-lô-gam viết tắt là kg.
Viết lên bảng : kg
- Cho HS xem các quả cân : 1kg, 2kg, 5kg
- Yêu cầu HS đọc số đo trên quả cân.
HĐ3. Giới thiệu cách cân và thực hành cân
- Giới thiệu cách cân thông qua cách cân 1 túi gạo. Các trường hợp:
+ Túi gạo nặng 1kg
+ Túi gạo nhẹ hơn 1kg
+ Túi gạo nặng hơn 1kg.
HĐ4. Luyện tập, thực hành
Bài 1/32
Yêu cầu HS tự làm.
Bài 2/32
Viết lên bảng 1kg + 2kg = 3kg
- Tại sao 1kg cộng 2kg bằng 3kg.
- Nêu cách cộng số đo khối lượng có đơn vị kilôgam.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
HĐ5. Củng cố, dặn dò :
- Hỏi HS về cách viết đơn vị đo khối lượng.
- Cho HS đọc số đo trên quả cân.
- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà làm bài 3/32 và các bài tập 1, 2, 3, 4 VBT.
- 2HS làm bài.
- Quả cân nặng hơn quyển vở.
- Thực hành ước lượng khối lượng.
HS mô tả cái cân : Cân có hai đĩa, giữa hai đĩa có vạch thăng bằng, kim thăng bằng.
- Đọc : ki-lô-gam ; viết tắt : kg
- HS thực hành cân.
- Đọc yêu cầu bài tập.
- Viết : 3kg ; đọc : ba ki-lô-gam.
- vì 1 + 2 = 3.
- Lấy số đo cộng số đó sau đó viết kết quả và kí hiệu “kg” vào sau kết quả.
Toán LUYỆN TẬP
I.Yêu cầu cần đạt: - Biết dụng cụ đo khối lượng : cân đĩa, cân đồng hồ (cân bàn).
- Biết làm tính cộng, tính trừ và giải toán với các số kèm đơn vị kg.
II. Đồ dùng dạy học :
- Một cái cân đồng hồ, túi gạo, đường, sách vở.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra : Bài 2/32
B. Bài mới:
HĐ1.Luyện tập :
Bài 1/ 33
Giới thiệu cân đồng hồ và cách cân bằng cân đồng hồ.
- Cho HS cân túi gạo, túi đường.
Bài 3/ 33 (Cột 1)
Yêu cầu HS nêu cách tính :
3kg + 6 kg – 4 kg
- Gọi 2HS lên bảng, lớp làm bảng con.
Bài 4/33
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Làm thế nào để tìm số gạo nếp mẹ mua ?
HĐ2. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học. Dặn hS về nhà làm bài tập 3(cột 2), 2, 5/33 và các bài1, 2, 3, 4 VBT
- 2HS lên bảng làm bài.
- Đọc yêu cầu bài tập
- Quan sát và theo dõi cách cân.
- Túi gạo nặng 2kg ; túi đường nặng 1kg.
- Đọc yêu cầu bài tập.
- 3 cộng 6 bằng 9, 9 trừ 4 bằng 5. Viết 5 rồi viết kg bên phải số 5:
3kg + 6 kg – 4kg = 5kg
-Đọc đề bài.
- Mẹ mua 26kg vừa gạo nếp, vừa gạo tẻ, trong đó có 16 kg gạo tẻ.
- Mẹ mua bao nhiêu kg gạo nếp ?
- Thực hiện phép tính 26 - 16
Toán 6 CỘNG VỚI MỘT SỐ :6 + 5
I.Yêu cầu cần đạt:
- Biết cách thực hiện phép cộng dạng 6 + 5, lập được bảng 6 cộng với một số.
- Nhận biết trực giác về tính chất giao hoán của phép cộng.
- Dựa vào bảng 6 cộng với một số để tìm được số thích hợp điền vào ô trống.
II. Đồ dùng học tập : Que tính.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra : Bài 3/ 33
B.Bài mới :
HĐ1. Giới thiệu phép cộng 6 +5
1.Nêu bài toán
2.Tìm kết quả
- Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả.
3.Đặt tính và thực hiện phép tính.
- Gọi 1HS lên bảng, các em khác đặt và thực hiện phép tính trên bảng con.
- Gọi 1HS nêu lại cách làm của mình.
- Cho HS nhận xét : 6 + 5 = 11
5 + 6 = 11
HĐ2.Bảng công thức 6 cộng với một số
- Ghi các phép tính lên bảng
HĐ3. Thực hành
Bài 1/34
- Yêu cầu HS tự nhẩm rồi nối tiếp nhau báo kết quả.
Bài 2/ 34
-Gọi 2HS lên bảng, các HS làm bài vào vở.
Bài 3/34
- Viết lên bảng : 6 + = 11
H : Điền số nào vào ô trống ? Vì sao ?
HĐ4. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS học thuộc lòng bảng công thức, làm các bài tập 4,5/34 và các bài tập trong SGK.
- 2HS lên bảng làm bài.
- Nghe và phân tích đề.
- Thao tác trên que tính.
- HS đặt tính và thực hiện phép tính rồi nói lại cách làm của mình.
- Đổi chỗ các số hạng thì tổng không thay đổi.
- HS thao tác trên que tính, ghi lại kết quả tìm được của từng phép tính.
- Đọc bảng cộng 6 với một số.
- Đọc yêu cầu bài tập.
- HS nhẩm rồi nối tiếp nhau nêu kết quả.
- Đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm bài vào vở. 2HS lên bảng làm bài.
- Đọc yêu cầu bài tập.
- … số 5 vì 6 + 5 = 11
Toán 26 + 5
I.Yêu cầu cần đạt:
- Biết tực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 26 + 5.
- Biết giải bài toán về nhiều hơn.
- Biết thực hành đo đọ dài đoạn thẳng.
II. Đồ dùng dạy học : Que tính.
III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra : Bài 3/ 34
B. Bài mới :
HĐ1. Giới thiệu phép cộng 26 + 5
1. Nêu bài toán
- Để biết có tất cả bao nhiêu que tính phải làm thế nào ?
2. Đi tìm kết quả
- Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả
3.Đặt tính và thực hiện phép tính
- Cho HS thực hiện trên bảng con, gọi 1HS lên bảng đặt tính, tính kết quả rồi nêu lại cách làm của mình.
- GV kết luận về cách đặt tính và cách tính.
HĐ2. Thực hành
Bài 1/35(dòng 1)
- Gọi 2HS lên bảng, các HS khác làm trên bảng con.
Bài 3/35
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Làm thế nào để tìm số điểm mười tháng này của tổ em ?
- Gọi 1HS lên bảng, các HS còn lại làm vào vở.
Bài 4/ 35
GV vẽ hình lên bảng. Yêu cầu HS sử dụng
thước để đo.
- H: Sau khi đo độ dài đoạn AB và BC, có cần đo độ dài đoạn AC không ?
HĐ3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học. Dặn HS làm tiếp dòng 2 bài 1, bài 2/ 35 và các bài tập trong VBT.
- 2HS lên bảng làm bài.
- Nghe và phân tích đề.
- Thực hiện phép cộng 26 + 5
- Thao tác trên que tính, báo : Có tất cả 31 que tính.
- HS đặt tính :
+
26 Viết 26 rồi viết 5 dưới thẳng cột với 6
5 Viết dấu cộng rồi kẻ vạch ngang.
31 Thực hiện từ phải sang trái. ..
- Đọc yêu cầu bài tập.
- HS thực hiện trên bảng con, 2HS lên bảng.
- Đọc bài toán.
- Tháng trước được 16 điểm mười, tháng này nhiều hơn tháng trước 5 điểm mười.
- Hỏi tháng này được mấy điểm mười ?
- Thực hiện 16 + 5
- Đọc yêu cầu bài tập.
- Đo, báo kết quả : AB dài 6cm, BC dài 5cm
AC dài 11cm.
- Không cần vì AC = AB + BC
= 6 cm + 5 cm = 11cm
------------------------------------------
File đính kèm:
- f106t7.doc