Giáo án môn toán Đơn vị, chục, trăm, nghìn

I – MỤC TIÊU

 1. Kiến thức

 - Giúp HS ôn lại về quan hệ giữa đơn vị và chục, giữa chục và trăm.

 - Nắm được đơn vị nghìn, hiểu được quan hệ giữa trăm và nghìn.

 2. Kỹ năng: Biết cách đọc và viết các số tròn trăm.

 3. Thái độ

 - Nghiêm túc, giữ trật tự trong giờ học.

 - Có hứng thú đối với môn học.

II – ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- 10 hình vuông biểu diễn đơn vị, kích thước 2.5cm x 2.5cm.

- 20 hình chữ nhật biểu diễn 1 chục, kích thước 25cm x 2.5cm, có vạch chia thành 10 ô.

- 10 hình vuông, mỗi hình biểu diễn 100, kích thước 25cm x 25cm, có vạch chia thành 100 hình vuông nhỏ.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2322 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn toán Đơn vị, chục, trăm, nghìn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN MÔN TOÁN ĐƠN VỊ, CHỤC, TRĂM, NGHÌN I – MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Giúp HS ôn lại về quan hệ giữa đơn vị và chục, giữa chục và trăm. - Nắm được đơn vị nghìn, hiểu được quan hệ giữa trăm và nghìn. 2. Kỹ năng: Biết cách đọc và viết các số tròn trăm. 3. Thái độ - Nghiêm túc, giữ trật tự trong giờ học. - Có hứng thú đối với môn học. II – ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 10 hình vuông biểu diễn đơn vị, kích thước 2.5cm x 2.5cm. 20 hình chữ nhật biểu diễn 1 chục, kích thước 25cm x 2.5cm, có vạch chia thành 10 ô. 10 hình vuông, mỗi hình biểu diễn 100, kích thước 25cm x 25cm, có vạch chia thành 100 hình vuông nhỏ. III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học A – Giới thiệu bài B – Dạy bài mới 1. Ôn tập về đơn vị, chục và trăm - Gắn lên bảng 1 ô vuông và nói: 1 ô vuông này tương ứng với 1 đơn vị. Vậy cô có 2 ô vuông thì tương ứng với mấy đơn vị? - Tiếp tục gắn 3, 4, ….., 10 ô vuông và yêu cầu HS nêu số đơn vị tương tự như trên. - Hỏi:10 đơn vị bằng mấy chục? - Viết lên bảng: 10 đơn vị = 1 chục. - Gắn lên bảng các hình chữ nhật biểu diễn chục và yêu cầu HS nêu số chục từ 1 chục đến 10 chục tương tự như đã làm với phần đơn vị. - Hỏi: 10 chục bằng mấy trăm? - Viết lên bảng: 10 chục = 1 trăm. 2. Giới thiệu về 1 nghìn a) Giới thiệu số tròn trăm - Gắn lên bảng 1 hình vuông biểu diễn 100 và nói: Trên bảng có một hình vuông lớn, trong hình vuông lớn này có 100 hình vuông nhỏ tương ứng với 100 đơn vị. - Gọi 1 HS lên bảng viết số 100 xuống dưới vị trí gắn hình vuông biểu điễn 100. - Gắn 2 hình vuông như trên lên bảng và hỏi: Có mấy trăm? - Yêu cầu 1 HS lên bảng viết số 200. - Giới thiệu: Để chỉ số lượng là 2 trăm, người ta dùng số 2 trăm, được viết là 200. Yêu cầu cả lớp viết vào bảng con. - Lần lượt đưa ra 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 hình vuông như trên để giới thiệu các số 300, 400… - Hỏi lại HS về các số tròn chục (Các số tròn chục là những số nào?/ Các số tròn chục từ 10 đến 90 có điểm gì chung?). - Hỏi: Vậy các số như 100, 200,300… có điểm gì giống nhau? - GV nói: Những số này được gọi là những số tròn trăm. - Gọi vài HS nhắc lại. b) Giới thiệu 1000 - Gắn lên bảng 10 hình vuông và hỏi: Có mấy trăm? - GV giới thiệu: 10 trăm được gọi là 1 nghìn. - Viết lên bảng 10 trăm = 1 nghìn. - Yêu cầu cả lớp lặp lại: 10 trăm bằng 1 nghìn. - GV nói: Để chỉ số lượng là 1 nghìn, người ta dùng số 1 nghìn, viết là 1000. - Hỏi: Số 1000 gồm mấy chữ số? Đó là những chữ số nào? Chữ số nào đứng trước, chữ số nào đứng sau? - Cho cả lớp ghi số 1000 vào bảng con. - Hỏi và ghi lên bảng câu trả lời của HS: 1/ 1 chục bằng mấy đơn vị? 2/ 1 trăm bằng mấy chục? 3/ 1 nghìn bằng mấy trăm? - Yêu cầu HS nêu lại các mối quan hệ giữa đơn vị và chục, giữa chục và trăm, giữa trăm và nghìn. 3. Luyện tập, thực hành - Yêu cầu HS làm bài tập trong sách vào phiếu học tập, gọi 1 HS lên bảng lớp làm. C – Củng cố, dặn dò - Tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Đoán ý đồng đội”. - Nhận xét tiết học, tuyên dương HS thực hành tốt, hiểu bài. - Dặn dò HS về nhà xem lại bài, làm bài tập trong vở bài tập toán và chuẩn bị cho bài sau. - Tương ứng với 2 đơn vị. - Có 3,4,….,10 đơn vị - 10 đơn vị bằng 1 chục. - Nêu: 1 chục – 10; 2 chục – 20;…; 10 chục – 100. - 10 chục bằng 1 trăm. - 1 HS lên bảng viết. - Có 2 trăm. - HS lên bảng viết. - HS viết vào bảng con: 200. - Đọc và viết các số từ 300 đến 900. - Các số tròn chục là 10, 20, 30,.., 90. Các số tròn chục từ 10 đến 90 đều có 1 chữ số 0 đứng cuối cùng. - Cùng có 2 chữ số 0 đứng cuối cùng. - Có 10 trăm. - Cả lớp đọc. - Số 1000 được viết bởi 4 chữ số: chữ số 1 và chữ số 0. Chữ số 1 đứng đầu tiên, sau đó là 3 chữ số 0 đứng liền nhau. - HS ghi vào bảng con. - 1 chục bằng 10 đơn vị. - 1 trăm bằng 10 chục. - 1 nghìn bằng 10 trăm. - HS nêu lại. - HS thực hiện theo yêu cầu của GV. - HS chơi trò chơi.

File đính kèm:

  • docBai Don vi chuc tram nghin.doc
Giáo án liên quan