I- MỤC TIÊU: Giúp HS hệ thống hoá một số kiến thức ban đầu về:
- Cách so sánh hai số tự nhiên.
- Đặc điểm về thứ tự các số tự nhiên.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1- HĐ1: Kiểm tra.
8 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1008 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Toán 4 - Tiết 16: So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4
Thứ hai ngày 25 tháng 9 năm 2006.
Tiết 16
So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên
I- Mục tiêu: Giúp HS hệ thống hoá một số kiến thức ban đầu về:
- Cách so sánh hai số tự nhiên.
- Đặc điểm về thứ tự các số tự nhiên.
II- Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy học:
1- HĐ1: Kiểm tra.
- HS làm bảng con.
- Viết mỗi số sau thành tổng các giá trị các hàng của nó:
80712; 2114; 342
2- HĐ2 : Dạy bài mới.
a. HĐ2.1 : Giới thiệu bài.
b. HĐ2.2 : So sánh các số tự nhiên:
- GV cho HS so sánh các cặp số tự nhiên.
+ 99 và 100.
- Hãy nêu cách so sánh.
- HS làm bảng con.
- HS nêu.
-> Chốt: Số nào có nhiều chữ số hơn sẽ lớn hơn, số nào ít chữ số hơn sẽ nhỏ hơn.
+ Tiếp tục so sánh : 29879 và 30005
+ 25136 và 23894
+ 15278 và 15278
- HS làm bảng con và nêu cách làm
- HS so sánh
-> Chốt : Bao giờ cũng so sánh được 2 số tự nhiên, nghĩa là xác địnhđược số này lớn hơn, bé hơn hoặc bằng số kia .
- Gọi HS đọc phần a SGK
+ GV yêu cầu HS :
- Hãy nêu dãy số tự nhiên ?
- Hãy so sánh 8 và 9
- Trong dãy số tự nhiên số 8 đứng trước hay đứng sau số 9
- > Số đứng trước < số đứng sau
- GV kẻ tia số
- Hãy cho biết số ở gần số 0 như thế nào so với số ở xa gốc 0
Cho VD
- > Chốt như SGK
c- HĐ2.3 : Xếp thứ tự các số tự nhiên
- GV ghi VD
- Hãy xếp theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại
- Làm thế nào để xếp được như vậy?
- HS đọc
- HS nêu
- HS so sánh
- đứng trước
- HS quan sát
- < số ở xa gốc 0
- VD : 1< 12
- HS đọc
- HS trả lời
- So sánh
- HS đọc kết luận SGK
3- HĐ 3 : Luyện tập.
Bài 1/22 : HS làm SGK.
- Kiến thức : So sánh để điền dấu
- Chốt : Nêu cách điền dấu 92501 và 92410 ?
Bài 2/22 : HS làm vở.
- Kiến thức : Xếp theo thứ tự từ lớn -> bé
- Chốt : Nêu cách xếp ?
* Sai lầm của HS
- Viết số chưa đẹp.
- Xếp sai thứ tự.
4 . HĐ 4 : Củng cố, dặn dò.
- Nêu cách so sánh 2 số tự nhiên.
Rút kinh nghiệm sau bài dạy:
Thứ ba ngày 26 tháng 9 năm 2006
Tiết 17
Luyện tập
I- Mục tiêu :
- Củng cố về viết và so sánh các số tự nhiên .
- Bước đầu làm quen với bài tập dạng x < 5 ; 68 < 92 ( với x là số tự nhiên )
II- Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy học:
1. HĐ1 : Kiểm tra .
- Làm bảng con : + So sánh các số 1945 và 1969.
+ Nêu cách so sánh.
2. HĐ 2 : Dạy bài mới.
a. HĐ 2.1 : Giới thiệu bài.
b. HĐ2.2 : Luyện tập.
Bài 1/22
- HS đọc yêu cầu .
- HS làm bảng con .
- HS đọc số .
- Chốt: Em có nhận xét gì về các số lớn nhất có một chữ số, 2 chữ số, 3 chữ số?
Bài2/22 : HS làm bảng con .
- HS làm bảng con.
- Chốt: Làm thế nào để biết có 90 số có 2 chữ số ?
Bài 3/22 :
- HS làm sách giáo khoa.
- Chốt: Tại sao điền chữ số 0.
Bài 4/22: HS làm vở.
- HS làm vở.
- GV hướng dẫn HS như chú ý .
- Chốt: Tìm số tự nhiên x.
Bài 5/22: HS làm vở .
- HS làm vở.
- GV hướng dẫn HS như chú ý .
- Chốt : Số x là số tròn chục...
* Sai lầm của HS.
- Lúng túng khi làm bài tập tìm số tự nhiên x.
3. HĐ 3 : Củng cố, dặn dò .
- GV tổng kết bài .
Rút kinh nghiệm sau bài dạy:
Thứ tư ngày 27 tháng 9 năm 2005
Tiết 18
Yến, tạ, tấn
I- Mục tiêu : Giúp HS :
- Bước đầu nhận biết về độ lớn của yến, tạ, tấn : mối quan hệ giữa yến, tạ, tấn và kilôgam .
- Biết chuyển đổi đơn vị đo khối lượng ( chủ yếu từ đơn vị lớn -> bé )
- Biết thực hiện phép tính với các số đo khổi lượng ( trong phạm vi đã học )
II- Đồ dùng dạy học : Bảng phụ .
III Các hoạt động dạy học :
1- HĐ1 : Kiểm tra : - Nhắc lại đơn vị đo khối lượng đã học .
- 1 kg = ...g ?
2- HĐ2 : Dạy bài mới :
a. HĐ2.1 : Giới thiệu bài : ... ghi tên bài .
b. HĐ2.2 : Giới thiệu đơn vị yến .
GVgiới thiệu: Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục kg người ta dùng đơn vị yến .
GV ghi : 1 yến = 10 kg
Vậy 10 kg = ? yến .
- Mua 2 yến gạo là mua ? kg gạo
- Mua 10 kg khoai là mua mấy yến khoai ?
- HS đọc .
- 1 yến .
- 20 kg
- 1 yến
c. HĐ 2.3 : Giới thiệu đơn vị tạ, tấn .
GV giới thiệu: Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục yến người ta dùng đơn vị tạ .
1 tạ = 10 yến .
10 yến = ? tạ
1 tạ = ? kg
- VD : Khi cân 1 con trâu nặng 3 tạ tức là con trâu ấy nặng ? yến ?
- HS nêu .
= 1 tạ
= 100 kg
= 30 yến , 300 kg
- Giới thiệu tương tự với tấn
- HS đọc bảng nhận xét SGK - HS đọc
à Chốt: Mối quan hệ giữa yến, tạ, tấn và kg.
3. HĐ3 : Luyện tập
Bài 1/23 : HS làm miệng
- Điền khối lượng phù hợp với con vật .
- Chốt : Tại sao điền con voi cân nặng 2 tấn ?
Bài 2/23 : HS làm SGK .
- Đổi các đơn vị đo khối lượng vừa học .
- Chốt : Nêu cách đổi 4 tạ 60 kg = ... kg?
Bài 3/23 : HS làm vở .
- Củng cố cách thực hiện các phép tính về đơn vị đo khối lượng
- Chốt : kết quả của phép tính phải kèm đơn vị đo .
Bài 4/23 : HS làm vở .
Chốt: Củng cố giải toán .
* Sai lầm của HS .
- Quên đơn vị đo ở phép tính .
- Lúng túng khi đổi đơn vị phức -> đơn .
4. HĐ4 : Củng cố, dặn dò .
- 1 yến = ? kg ; 1 tạ = ? yến ; 1 tấn = ? tạ ; 1 tấn = ? kg
Rút kinh nghiệm sau bài dạy:
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thứ năm ngày 28 tháng 9 năm 2006
Tiết 19
Bảng dơn vị đo độ dài
I- Mục tiêu. Giúp HS:
- Nhận biết tên gọi, kí hiệu độ lớn của đề- ca gam, quan hệ của dag, hg, quan hệ giữa dag, hg, g.
- Biết tên gọi lí hiệu thứ tự, mối quan hệ của các đơn vị đo khối lượng.
II- Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, cân, một số quả cân, gói mì chính...
III- Các hoạt động dạy học:
1- HĐ1: Kiểm tra:
- HS viết bảng con: 1 yến = ...kg
1 tạ= ...yến
1tạ = ...kg
1 tấn =...kg
1 tấn = ....tạ
1 tấn = ....kg.
2- HĐ2: Dạy bài mới.
a- Giới thiệu bài: ...ghi tên bài.
b- Giới thiệu dag, hg
- Nhắc lại các đơn vị đo khối lượng đã học?
- Cho cô biết 1kg= ? g
- GV giới thiệu: Để đo những vật nặng hàng chục gam người ta dụng đơn vị đo đề ca gam.
Đề cac gam viết tắt là dag.
- 10 gam mì chính là 1 dag
- 1dag=? g
- 10g= ? dag
- GV giới thiệu để đo khối lượng của vật nặng hàng trăm gam người ta sử dụng đơn vị hg.
- Đơn vị hec tô gam viết tắt là hg.
- Theo quy ước 1hg = 10dag
10 dag=? hg
1hg =? g
->Cô vừa giới thiệu với các em 2 đơn vị đo khối lượng...
- GV giơí thiệu một số vật như gói mì chính...
c- HĐ2.3: Giới thiệu bảng đơn vị đo khối lượng.
- Nhắc lại toàn bộ các đơn vị đo khối lượng đã học?
- Những đơn vị nào > kg?
- Những đơn vị nào < kg?
GV ghi bảng như SGK.
- GV giới thiệu: Đây là thứ tự của các đơn vị đo KL từ lớn đến nhỏ.
- 1tấn =? Tạ
- 1tạ = ? yến.
- Tương tự 1 em lên viết tiếp vào bảng mối quan hệ giữa đơn vị đo liền trước với đơn vị đo liền sau.
- Vậy: Mỗi đơn vị đo KL có mối quan hệ như thế nào với đơn vị bé hơn liền nó?
- Hãy cho biết 1tấn = ...kg
1tạ=...kg
......
-> Đó là mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng trong bảng.
-HS nêu.
...1000g
...10g
...1dag
...1hg
...100g
- HS nêu
- HS nêu
- Hs nêu
- HS đọc.
...10 tạ.
...10 yến
- 1 HS lên bảng.
- HS nêu
...1000kg
...100 kg
3-HĐ3: Luyện tập:
Bài 1/24: HS làm SGK.
- Củng cố cách đổi các đơn vị đo khối lượng.
- Nêu cách đổi 2kg 30g=...g?
Bài 2/24: HS làm bảng con.
- Củng cố các phép tính về đơn vị đo khối lượng
- Chốt: Phải ghi đơn vị vào kết quả.
Bài3/24: HS làm vở.
- Củng cố cách so sánh các đơn vị đo khối lượng.
- Chốt: Vì sao 8 tấn lại < 8100kg
Bài 4/24: HS làm vở.
- Củng cố giải toán.
* Dự kiến sai lầm của HS:
- Quên không ghi tên đơn vị đo ở bài 2.
- Câu lời giải chưa hay.
4- HĐ4: Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
Rút kinh nghiệm sau bài dạy:
Thứ sáu ngày 29 tháng 9 năm 2006.
Tiết 20
Giây, thế kỉ.
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Làm quen với đơn vị đo thời gian: giây, thế kỉ.
- Biết mối quan hệ giữa giây và phút, giưa thế kỉ và năm.
II- Đồ dùng dạy học: Đồng hồ có ba kim.
III- Các hoạt động dạy học:
1- HĐ1: Kiểm tra:
- Đọc bảng đơn vị đo khối lượng?
2- HĐ2: Dạy bài mới:
a- HĐ2.1: Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
b- HĐ2.2: Giới thiệu về giây
- GV cho HS quan sát đồng hồ.
1 giờ = ? phút.
- Hãy chỉ trên đồng hồ sự chuyển động của kim giờ trong một giờ? Sự chuyển động của kim phút trong một phút?
- GV giới thiệu kim giây và cho HS quan sát sự chuyển động của kim giây.
- Khoảng thời gian kim giây đi từ một vạch đến một vạch tiếp liền là một giây.
Khoảng thời gian kim giây đi hết một vòng là 1 phút tức là 60 giây.
Gv hỏi: 1phút = ? giây
60 giây= ? phút.
- Em ước lượng khoảng thời gian đứng lên ngồi xuống là bao nhiêu giây?
-> Chốt 1giờ = 60 phút.
1 phút = 60 giây.
c- HĐ3: Giới thiệu về thế kỉ.
GV giới thiệu: Đợn vị đo thời gian lớn hơn năm là thế kỉ
1 thế kỉ = 100năm.
100 năm = ? thế kỉ.
- GV giới thiệu bắt đầu từ năm 1-> năm 100 là thế kỉ I.
Từ năm 101-> 200 là thế kỉ II.
.....
- Năm 1975 thuộc thế kỉ nào?Năm nay thuộc thế kỉ nào?
-> Chốt.
- HS quan sát.
...60 phút.
- HS lên bảng chỉ.
...60 giây.
...= 1phút.
...HS nêu.
...thế kỉ 20.
....năm nay thuộc thế kỉ 21.
- HS đọc SGK.
3- HĐ3: Luyện tập.
Bài 1/25: HS làm SGK + vở.
- Củng cố đổi các đơn vị đo thời gian.
- Chốt: Nêu cách đổi 1 phút = ? giây.
3
Bài 2/25: HS làm nháp.
- Củng cố về thế kỉ.
- Chốt nêu cách làm phần c?
Bài 3/25: HS làm vở.
- Củng cố về thế kỉ.
- Chốt: Nêu cách tính số năm từ năm 938-> nay là bao nhiệu năm?
2005 - 938 = 1067 năm.
* Dự kiến sai lầm của HS.
- Lúng túng khi tìm năm thuộc thế kỉ nào?
- Trình bày chưa đẹp.
4- HĐ 4: Củng cố dặn dò.
- HS đọc lại phần nhận xét.
Rút kinh nghiệm sau bài dạy:
File đính kèm:
- Toan tuan 4.doc