Giáo án môn Tin học Lớp 11 - Tiết 19, Bài 8: Định dạng văn bản

I. MỤC TIÊU

- Hiểu nội dung định dạng ký tự, định dạng văn bản và định dạng trang.

- Thực hiện được định dạng ký tự, định dạng được đoạn văn bản.

- Rèn tư duy phân tích, tổng hợp

- Có thái độ nghiêm túc trong học tập, có ý thức làm việc khoa học hợp lý

II. THIẾT BỊ

- Giáo viên soạn giáo án và đồ dùng dạy học (Sử dụng bảng, nếu có máy chiếu projector thì tốt hơn) nếu không có thể sử dụng các hình vẽ có sẵn trong SGK.

- Học sinh học bài ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1) Ổn định tổ chức lớp: 1

Kiểm tra sĩ số và bao quát chung

2) Kiểm tra bài cũ:

Không kiểm tra

3) Nội dung bài giảng:

 

doc2 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 463 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Tin học Lớp 11 - Tiết 19, Bài 8: Định dạng văn bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/10/2008 Tiết 19 - Bài 8: Định dạng văn bản I. mục tiêu Hiểu nội dung định dạng ký tự, định dạng văn bản và định dạng trang. Thực hiện được định dạng ký tự, định dạng được đoạn văn bản. Rèn tư duy phân tích, tổng hợp Có thái độ nghiêm túc trong học tập, có ý thức làm việc khoa học hợp lý II. thiết bị - Giáo viên soạn giáo án và đồ dùng dạy học (Sử dụng bảng, nếu có máy chiếu projector thì tốt hơn) nếu không có thể sử dụng các hình vẽ có sẵn trong SGK. - Học sinh học bài ở nhà. III. tiến trình lên lớp 1) ổn định tổ chức lớp: 1’ Kiểm tra sĩ số và bao quát chung 2) Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 3) Nội dung bài giảng: Thời gian Hoạt động của gv Hoạt động của HS 2’ 5’ 30’ GV: Đặt vấn đề Em hãy cho biết khi các em ghi bài, các em thường trình bày bài trong vở như thế nào: đầu bài, các mục nhỏ, nội dung, ... ? GV: Những công việc đó là định dạng văn bản. Chúng ta sẽ tìm hiểu cách định dạng văn bản trong bài mới: “Định dạng văn bản” GV: Vậy định dạng văn bản là gì, các em hãy định nghĩa thế nào là định dạng văn bản? GV: giải thích và chốt lại định nghĩa SGK * Khái niệm Định dạng văn bản là trình bày các phần văn bản theo các thuộc tính của văn bản nhằm mục đích cho văn bản được rõ ràng và đẹp, nhấn mạnh các phần quan trọng giúp người đọc nắm bắt dễ hơn các nội dung chủ yếu của văn bản. 1. Định dạng ký tự: Bao gồm font chữ, kiểu chữ, cỡ chữ, màu sắc ... Muốn định dạnh cho phần văn bản nào, trước hết cần phải chọn nó. Sau đó có thể thiết đặt các thuộc tính định dạng ký tự bằng một trong hai cách sau: - Cách 1: Format – Font ... để mở hộp thoại Font sau đó có thể: chọn Font, chọn màu sắc, kiểu chữ, cỡ chữ, kiểu gạch chân, chỉ số trên, chỉ số dưới, ... và các hiệu ứng khác như bóng chữ, gạch ngang, ... Font: hiển thị danh sách font chữ có sẵn trong máy Font style: kiểu chữ Regular: kiểu chữ thông thường Italic: kiểu chữ nghiêng Bold: kiểu chữ đậm Bold Italic: chữ vừa đậm vừa nghiêng Size: cho phép chọn cỡ chữ (kích thớc to, nhỏ) của font chữ. Underline: chọn các đờng nét gạch chân cho văn bản. Color: chọn màu sắc cho văn bản. Effects: chọn các hiệu ứng đặc biệt. Chú ý: sau khi thiết lập song các lựa chọn, kích chuột vào OK để xác nhận. Cách 2: Đánh dấu phần văn bản cần định dạng bằng cách sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng (xem hình 55 -trang 109 SGK) GV: Các lệnh định dạng được chia thành ba loại: Định dạng ký tự, định dạng đoạn văn bản và định dạng trang. Ta lần lượt đi nghiên cứu từng phần, trước hết là định dạng kí tự. GV: Khi các em viết bài ta có thể thay đổi một ký tự được những gì? GV: Để định dạng ký tự cho phần văn bản nào, trước hết ta phải chọn nó. Nếu không có phần văn bản nào được chọn định dạng sẽ có tác dụng trong lần gõ tiếp theo tại vị trí con trỏ. Sau đây là hai cách thường dùng để thiết đặt các thuộc tính định dạng kí tự GV: thực hiện thao tác mẫu hoặc thuyết trình GV: nếu có thời gian thì giới thiệu cho học sinh cách ba sử dụng các phím tắt: Ctrl + Shift + = : tạo chỉ số trên Ctrl + = : tạo chỉ số dưới Ctrl + B : tạo chữ in đậm Ctrl + I: tạo chữ in nghiêng Ctrl + Shift + F : chọn font chữ trong hộp font Ctrl + Shift + P = : chọn cỡ chữ trong hộp font size. GV: (chuyển vấn đề) Trong khi trình bày văn bản việc định dạng đoạn văn là công việc không thể thiếu. Vậy những thuộc tính nào của đoạn văn mà ta thường thay đổi khi định dạng? GV: để định dạng một đoạn văn ta cần định dạng những gì ? GV thuyết trình đọc HS: Đầu bài thường viết hoa, giữa trang và chữ to, các đề mục thường viết lùi ra lề khác màu hoặc gạch chân... nội dung có thể gạch đầu dòng. HS: trả lời hoặc đọc định nghĩa HS: ghi lại định nghĩa vào vở HS nghe, quan sát và ghi chép vào vở HS: Màu sắc, kích thước HS nghe, quan sát và ghi chép vào vở HS nghe, quan sát và ghi chép vào vở 4. Củng cố và bài tập. (7’) Ngoài việc sử dụng bảng chọn và nút lệnh trên thanh công cụ người ta còn sử dụng chuột trong việc biên tập và định dạng văn bản. Nhấn mạnh cho HS không ấn Enter khi tăng khoảng cách giữa các đoạn văn mà nên dùng lệnh Format \ Paragraph .... và điều chỉnh khoảng cách trước (Before) hay sau (After) đoạn văn cho văn bản nhất quán và đẹp hơn. Tất cả các việc định dạng trên ngoài việc để văn bản thêm đẹp còn tùy thuộc vào mục đích của người sử dụng. Khái niệm định dạng văn bản và các cách định dạng kí tự, đoạn văn. IV. những lưu ý khi sử dụng giáo án

File đính kèm:

  • docNghe Tin 19.doc