Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 7

I. Mục tiêu, nhiệm vụ:

- Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài: A-ri-tôn, Xi-xin.

 Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chuyện phù hợp những tình tiết bất ngờ của câu chuyện.

- Hiểu những từ ngữ trong câu chuyện.

 Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó đáng quý của loài cá heo với con người. Cá heo là bạn của con người.

II. Đồ dùng dạy học:

- Truyện, tranh, ảnh về cá heo.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc11 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1307 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ hoặc 3 tờ phiếu phô tô khổ to. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Kiểm tra: (4’) 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài . (1') Hoạt động 2: Viết chính tả. (20’) a) Hướng dẫn chính tả. - GV đọc bài chính tả một lượt. - Luyện viết một số từ ngữ: giọng hò, reo mừng, lảnh lót b) GV đọc cho HS viết chính tả. c) Chấm, chữa bài. - GV đọc toàn bài. - HS soát lỗi chính tả. - GV chấm 5-7 bài. - HS đổi vở cho nhau. - GV nhận xét chung. Hoạt động 3: Làm bài tập chính tả. (8-9’) a) Hướng dẫn HS làm BT 1. - GV cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc. - Cho HS làm bài + trình bày kết quả. - GV nhận xét và chốt lại. b) Hướng dẫn HS làm BT 2. - GV cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc. - 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm. - Cho HS làm bài. - Cho HS trình bày kết quả. - Lớp nhận xét. - GV nhận xét và chốt lại. c) Hướng dẫn HS làm BT 3. ( Cách tiến hành như ở các BT trước) 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài tiếp. Rút kinh nghiệm : Luyện từ và câu: TỪ NHIỀU NGHĨA I. Mục tiêu, nhiệm vụ: - Hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa; nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong từ nhiều nghĩa; mối quan hệ giữa chúng. - Phân biệt được đâu là nghĩa gốc, đâu là nghĩa chuyển trong một số câu văn. Tìm được ví dụ về nghĩa chuyển của một số từ (là danh từ) chỉ bộ phận cơ thể người và động vật. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh, ảnh về các sự vật, hiện tượng, hoạt động có thể minh hoạ cho các nghĩa của từ nhiều nghĩa. - 2, 3 tờ phiếu khổ to phô tô. III. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Kiểm tra: (4’) - 2 HS đặt câu để phân biệt nghĩa của một cặp từ đồng âm. - GV nhận xét. 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (1') Hoạt động 2: Nhận xét (18’) a) Hướng dẫn HS làm BT 1. - Cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc. Tìm và nối nghĩa tương ứng với từ. - Cho HS làm bài. - 2 HS lên bảng. - HS còn lại dùng viết chì nối trong SGK. - GV nhận xét, chốt lại. b) Hướng dẫn HS làm BT 2. - Cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc. Chỉ ra sự khác nhau của các từ trong khổ thơ và nghĩa gốc. - Cho HS làm bài + trình bày kết quả. - Lớp nhận xét. - GV nhận xét, chốt lại. c) Hướng dẫn HS làm BT 3. ( Cách tiến hành tương tự 2 BT trước) Hoạt động 3: Ghi nhớ. (3’) - Cho HS đọc phần Ghi nhớ. - 2 HS đọc, cả lớp đọc thầm. - Có thể cho HS tìm thêm VD. Hoạt động 4: Luyện tập (10-11’) a) Hướng dẫn HS làm BT 1. - Cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc. - Cho HS làm bài + trình bày kết quả. - GV nhận xét, chốt lại. b) Hướng dẫn HS làm BT 2. ( Cách tiến hành như các BT trước) 3. Củng cố, dặn dò: (2’) - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm : Kể chuyện: CÂY CỎ NƯỚC NAM I. Mục tiêu, nhiệm vụ: - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ trong SGK, HS kể được một đoạn và toàn bộ câu chuyện với giọng kể tự nhiên; trân trong từng ngọn cỏ lá cây trên đất nước. Chúng thật đáng quý, hữu ích nếu chúng ta biết nhận ra giá trị của chúng. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh, ảnh minh hoạ cỡ to (nếu có). III. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Kiểm tra: (4’) - 2 HS kể lại câu chuyện em đã chứng kiến hoặc đã làm thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước. - GV nhận xét. 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (1') Hoạt động 2: GV kể chuyện. a) GV kể lần 1. - GV kể lần 1 không tranh. - HS lắng nghe. Cần kể với giọng chậm, tâm tình b) GV kể lần 2 kết hợp chỉ tranh. Hoạt động 3: Kể chuyện. (20’) a) Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu đề. - Cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc. Dựa vào các tranh đã quan sát kể lại từng đoạn câu chuyện. b) HS kể chuyện. - GV lần lượt treo các tranh và gọi GV kể chuyện. - Cả lớp theo dõi. Hoạt động 4: Tìm ý nghĩa câu chuyện. (3’) - GV đặt câu hỏi để HS phát biểu. 3. Củng cố, dặn dò: (2’) - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - Chuẩn bị bài tiếp. Rút kinh nghiệm : Tập đọc: TIẾNG ĐÀN BA-LA-LAI-CA TRÊN SÔNG ĐÀ I. Mục tiêu, nhiệm vụ: 1/Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ. Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn văn. Biết ngắt nghỉ hơi đúng nhịp của thể thơ tự do. - Biết đọc diễn cảm bài thơ thể hiện niềm xúc động của tác giả khi lắng nghe tiếng đàn trong đêm trăng, ngắm sự kì vĩ của công trình thuỷ điện trên sông Đà, mơ tưởng lãng mạn về một tương lai tốt đẹp khi công trình hoàn thành. 2/ Hiểu nội dung bài thơ: Ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ của công trình: sức mạnh của những người đang chế ngự, chinh phục dòng sông, khiến nó tạo dòng điện phục vụ con người. - Hiểu sự gắn bó hoà quyện giữa con người và thiên nhiên trong bài thơ. - Học thuộc lòng bài thơ. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết sẵn các câu thơ, đoạn thơ cần hướng dẫn. - Tranh, ảnh giới thiệu công trình thuỷ điện Hoà Bình. III. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Kiểm tra: (4’) 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (1') Hoạt động 2: Luyện đọc. (10-11’) a) GV đọc bài. - Cần đọc cả bài với giọng xúc động. b) Cho HS đọc khổ nối tiếp. - Cho HS luyện đọc: ba-la-lai-ca, lấp loáng. c) Cho HS đọc cả bài thơ trước lớp. d) GV đọc diễn cảm bài thơ. Hoạt động 3: Tìm hiểu bài. (8-9’) - Cho HS đọc lại bài thơ. - 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm. - Cho HS trả lời các câu hỏi. Hoạt động 4: Đọc diễn cảm và học thuộc lòng. (7’) - GV đọc diễn cảm bài thơ 1 lần. - HS lắng nghe. - GV chép một khổ thơ cần luyện đọc lên bảng. - HS luyện đọc khổ thơ, bài thơ. - GV đọc mẫu. - HS thi đọc từng khổ. - Cho HS thi đọc thuộc lòng. - 2 HS thi đọc cả bài. - GV nhận xét. - Lớp nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: (2’) - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ, chuẩn bị bài tiếp. Rút kinh nghiệm : Tập làm văn: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH ( Sông nước) I. Mục tiêu, nhiệm vụ: - Tiếp tục luyện tập tả cảnh sông nước:xác định các đoạn của bài văn, quan hệ liên kết giữa các đoạn trong một bài văn. - Luyện tập viết câu mở đoạn, hiểu quan hệ liên kết giữa các câu trong một đoạn. II. Đồ dùng dạy học: - Một số hình ảnh minh hoạ cảnh sông nước. III. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Kiểm tra: (4’) - 2 HS trình bày lại dàn ý của bài văn miêu tả cảnh sông nước. 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (1') Hoạt động 2: Làm bài tập. (28-29’) a) Hướng dẫn HS làm BT 1. - Cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc. Xác định 3 phần của bài văn. Phần thân bài có mấy đoạn? Nội dung? Tác dụng của các câu văn in đậm trong mỗi đoạn, trong cả bài. - Cho HS làm bài + trình bày kết quả. - HS làm việc cá nhân. - GV nhận xét, chốt lại. - Lớp nhận xét. b) Hướng dẫn HS làm BT 2. - Cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc. Đọc từng đoạn văn và chọn câu làm câu mở đoạn cho đoạn văn. - Cho HS làm bài. - HS làm việc cá nhân. - Cho HS trình bày kết quả. - Lớp nhận xét. - GV nhận xét, chốt lại. c) Hướng dẫn HS làm BT 3. - Cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc. Chọn 1 trong 2 đoạn văn và viết câu mở đoạn đã chọn. - Cho HS làm bài. - Cho HS trình bày. - Lớp nhận xét. - GV nhận xét, khen những HS viết hay. 3. Củng cố, dặn dò: (2’) - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh đoạn văn của BT 3, viết lại vào vở, chuẩn bị cho tiết TLV mới. Rút kinh nghiệm : Luyện từ và câu: LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA I. Mục tiêu, nhiệm vụ: - Nhận biết được nét khác biệt của từ nhiều nghĩa. Hiểu mối quan hệ giữa chúng. - Biết phân biệt được nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong một số câu văn có dùng từ nhiều nghĩa. Biết đặt câu phân biệt nghĩa của các từ nhiều nghĩa (là động từ). II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ hoặc phiếu phô tô phóng to. - Bút dạ, một vài tờ giấy khổ to. III. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Kiểm tra: (4’) 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (1') Hoạt động 2: Làm bài tập. (28-29’) a) Hướng dẫn HS làm BT 1. (8’) - Cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc. - Cho HS làm bài. - 2 HS lên bảng. - Cả lớp dùng viết chì nối câu ở cột A với nghĩa ở cột B. - Lớp nhận xét. - GV nhận xét, chốt lại. b) Hướng dẫn HS làm BT 2. (6’) - Cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc. - Cho HS làm việc + trình bày kết quả. - HS làm việc cá nhân. - Lớp nhận xét. - GV nhận xét, chốt lại. c) Hướng dẫn HS làm BT 3. (6’) ( Cách tiến hành như ở các BT trước) d) Hướng dẫn HS làm BT 4. (8’) - Cho HS đọc yêu cầu đề và giao việc. - Cho HS làm bài. - HS làm việc theo nhóm. - Phát bút dạ, phiếu phô tô cho các nhóm. - Cho HS trình bày. - Đại diện các nhóm lên dán phiếu đã làm lên bảng. - GV nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: (2’) - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà làm lại vào vở BT 4. - Chuẩn bị bài tiếp. Rút kinh nghiệm : Tập làm văn: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH I. Mục tiêu, nhiệm vụ: - Dựa trên kết quả quan sát một cảnh sông nước và dàn ý đã lập, HS biết chuyển một phần của dàn ý thành đoạn văn, trong đó thể hiện rõ đối tượng miêu tả, nét nổi bật của cảnh, cảm xúc của người tả cảnh. II. Đồ dùng dạy học: - Một số bài văn, đoạn văn, câu văn hay tả cảnh sông nước. - Dàn ý bài văn tả cảnh sông nước của từng HS. III. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Kiểm tra: (4’) 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (1') Hoạt động 2: Luyên tập. (28-29’) a) Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài. (8’) - Cho HS đọc đề. - GV lưu ý những từ ngữ quan trọng trong đề bài đã ghi trên bảng. Đề bài: Dựa theo dàn ý mà em đã lập trong tuần trước, hãy viết một đoạn văn miêu tả cảnh sông nước. - Chú ý HS: ­Chọn phần nào trong dàn ý. ­Xác định đối tượng miêu tả trong đoạn văn. ­Miêu tả theo trình tự nào? ­Viết ra giấy nháp những chi tiết nổi bật, thú vị sẽ trình bày trong đoạn. ­Xác định nội dung câu mở đầu và câu kết. b) Cho HS viết đoạn văn. (20-21’) - HS làm bài cá nhân. - Cho HS trình bày bài làm. - Lớp nhận xét. - GV nhận xét, khen những HS viết tốt. 3. Củng cố, dặn dò: (2’) - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà viết lại đoạn văn đã sửa hoàn chỉnh vào vở. - Chuẩn bị bài tiếp. Rút kinh nghiệm :

File đính kèm:

  • docTV tuan 7.doc
Giáo án liên quan