Giáo án Lớp 5 - Tuần 3 (Tiết 1)

Mục tiêu:

 HS nắm được các tính chất của STN, biết cách tính tổng dãy STN

II.Nội dung:

* Nêu tính chất của dãy số tự nhiên:

- Hai STN liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị.

- Hai STN lẻ (chẵn) hơn kém nhau 2 đơn vị.

 

doc62 trang | Chia sẻ: vjt.coi9x | Lượt xem: 1922 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 - Tuần 3 (Tiết 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các bài toán số họcvà các bài toán có lời văn. Bài 1: Tìm một số biết rằng khi bớt số đó đi 2 sau đó chia cho 6, được bao nhiêu cộng với 2, cuối cùng nhân với 4 được kết quả bằng 20. Phân tích: Trong bài này ta đã thực hiện liên tiếp các phép tính dưới đây với số phải tìm: -2, : 6, + 2, x 4 cho kết quả cuối cùng bằng 20. Như vậy: + Ta có thể xác định được số trước khi nhân với 4 được kết quả là 20. + Dựa vào số tìm được ở bước 1, ta sẽ tìm được số trước khi cộng với 2. + Dựa vào số tìm được ở bước 2, ta sẽ tìm được số trước khi chia cho 6. + Dựa vào số tìm được ở bước 3, ta sẽ xác định được số cần tìm (là số trước khi trừ đi 2) Giải Số trước khi nhân với 4 là: 20 : 4 = 5 Số trước khi cộng với 2 là: 5 – 2 = 3 Số trước khi chia cho 6 là: 3 x 6 = 18 Số cần tìm là: 18 + 2 = 20 Đáp số: 20. Bài 2: Lan nghĩ ra một số. Lan thêm vào 5 đơn vị , sau đó bớt đi 7 và cuối cùng lại cộng với 2 thì được kết quả là 10. Hỏi Lan đã nghĩ ra số nào? GV hướng dẫn HS phân tích tương tự như bài 1 rồi giải bài toán Giải: Số trước khi cộng với 2 là : 10 – 2= 8 Số trước khi bớt đi 7 là : 8 + 7 = 15 Số cần tìm là: 15 – 5 = 10. Đáp số: 10 Bài 3: Tìm 4 số tự nhiên, biết rằng nếu chuyển 5 đơn vị từ số thứ nhất sang số thứ hai, chuyển 7 đơn vị từ số thứ hai sang số thứ ba, chuyển 2 đơn vị từ số thứ ba sang số thứ tư, chuyển 8 đơn vị từ số thứ tư sang số thứ nhất thì ta được 4 số đều bằng 15. Phân tích: Ta có thể tóm tắt 4 bước chuyển trong đề bài như sau:- 8 - 2 - 5 - 7 số thứ hai số thứ tư số thứ ba số thứ nhất + Số thứ nhất – 5, số thứ hai + 5 + Số thứ hai – 7, số thứ ba + 7 + Số thứ ba – 2, số thứ tư + 2 + Số thứ tư – 8, số thứ nhất + 8 Như vậy: Số thứ nhất – 5 + 8 = số thứ hai + 5 – 7 = số thứ ba + 7 – 2 = số thứ tư + 2 – 8 = 15. Từ đây ta áp dụng phương pháp tính ngược từ cuối để xác định 4 số cần tìm. Giải Số thứ nhất là; 15 – 8 + 5 = 12 Số thứ hai là: 15 + 7 – 5 = 17 Số thứ ba là: 15 + 2 – 7 = 10 Số thứ tư: 15 + 8 – 2 = 21 Đáp số: 12; 17; 10; 21. Bài 4: Tổng của 3 số bằng 180. Nếu chuyển 15 đơn vị từ số thứ nhất sang số thứ hai, chuyển 23 đơn vị từ số thứ hai sang số thứ ba rồi chuyển 7 đơn vị từ số thứ ba sang số thứ nhất thì ta nhận được ba số mới trong đó số thứ hai gấp 3 lần số thứ nhất và bằng nửa số thứ ba. Tìm ba số đó. GV hướng dẫn HS tóm tăt bài toán và phân tích tương tự như bài trên sau đó vẽ sơ đồ và giải bài toán. Giải Ta có sơ đồ sau khi chuyển ba số là: ? số thứ nhất số thứ hai ? 180 số thứ ba ? Số thứ nhất sau khi chuyển là: 180 : (1 + 3 + 6) = 18 Số thứ hai sau khi chuyển là: 18 x 3 = 54 Số thứ nhất là: 18 – 7 + 15 = 26 Số thứ hai là: 54 + 23 – 15 = 62 Số thứ ba là: 180 – (26 + 62) = 92 Đáp số: 26; 62; 92. Bài 5: Lớp 1A có 42 HS . Nếu chuyển 2 em của tổ 2 sang tổ 1, chuyển 3 em của tổ 2 sang tổ 3 và cuối cùng chuyển 8 em từ tổ 1 sang tổ 3 thì số HS của tổ 3 gấp 2 lần số HS của tổ 2 và số HS của tổ 2 gấp 2 lần số HS của tổ 1. Hỏi mỗi tổ lúc đầu có bao nhiêu HS? GV hướng dẫn HS phân tích và tóm tắt bài toán như bài 4 rồi giải bài toán. Giải ? Theo đầu bài ta có sơ đồ số HS của mỗi tổ sau khi chuyển như sau: Tổ 1 ? Tổ 2 42 HS Tổ 3 ? Số HS của tổ 1 sau khi chuyển là: 42 : (1+ 2 + 4) = 6 (HS) Số HS tổ 2 sau khi chuyển là : 6 x 2 = 12 (HS) Số HS của tổ 1 lúc đầu là: 6 – 2 + 8 = 12 (HS) Số HS của tổ 2 lúc đầu là: 12 + 2 + 3 = 17 (HS) Số HS của tổ 3 lúc đầu là: 42 – (12 + 17) = 13 (HS) Đáp số: Tổ 1: 12 HS; Tổ 2: 17 HS; Tổ 3: 13 HS Bài 6: Có 3 chiếc ca đựng tất cả 90 lít dầu, người ta đổ 10 lít từ can thứ nhất sang can thứ hai, đổ 15 lít từ can thứ hai sang can thứ ba và đổ 8 lít từ can thứ ba sang can thứ nhất thì số dầu của can thứ hai sẽ gấp rưỡi can thứ nhất và bằng số dâud của can thứ ba. Hỏi lúc đầu trong mỗi can có bao nhiêu lít dầu. GV hướng dẫn HS phân tích và tóm tắt bài toán như các bài trên, GV giải thích cho HS “gấp rưỡi” là bằng nó và thêm một nửa của nó nữa. Như vậy: Theo đầu bài, sau khi chuyển, số dầu ở can thứ hai gấp rưỡi can thứ nhất nên nếu coi số dầu ở can thứ nhất là 2 phần bằng nhau thì số dầu ở can thứ hai sẽ là 3 phần như thế. Số dầu ở can thứ hai lại bằng số dầu ở can thứ ba nên số dầu ở can thứ ba sẽ là 4 phần như thế. Giải Ta có sơ đồ số lít dầu của ba can sau khi chuyển như sau: Can thứ nhất ? Can thứ hai 90 lít Can thứ ba ? Số lít dầu còn lại trong can thứ nhất sau khi chuyển là: 90 : (2+ 3 + 4) x 2 = 20 (lít) Số lít dầu còn lại trong can thứ hai sau khi chuyển là: 20 : 2 x 3 = 30 (lít) Số lít dầu can thứ nhất lúc đầu có là: 20 + 10 – 8 = 22 (lít) Số lít dầu can thứ hai lúc đầu có là: 30 – 10 + 15 = 35 (lít) Số lít dầu can thứ ba lúc đầu có là: 90 – (22 + 35) = 33 (lít) Đáp số: Can thứ nhất: 22 lít Can thứ hai: 35 lít Can thứ ba: 33 lít Bài 7: Dì Út đi chợ bán trứng . Lần thứ nhất dì bán số trứng thêm 1quả. Lần thứ hai bán số trứng còn lại thêm 1quả. Lần thứ ba bán số trứng còn lại sau lần bán thứ hai và thêm 1 quả thì vừa hết số trứng. Hỏi dì Út đẫ đem bán bao nhiêu quả trứng? GV giúp HS phân tích và giải bài toán như sau Giải ? quả Số trứng còn lại sau lần bán thứ hai được biểu diễn bằng sơ đồ sau: quả Số trứng còn lại sau lần bán thứ hai là: 1quả 1 x 3 = (3 quả) Số trứn còn lại sau lần bán thứ nhất được biểu diễn bằng sơ đồ sau: ? quả 3 quả 1quả Số trứng còn lại sau lần bán thứ nhất là: (1 +3) x 3 = 12( quả) Số trứng lúc đầu của dì Út được biểu diễn bằng sơ đồ sau: ? quả 12 quả 1quả Số trứng dì Út mang đi bán là: (1 + 12) x 3 = 39 (quả) Đáp số: 39 quả. Bài 8: Một chiếc ao rộng 1024 m2. Trên mặt hồ, người ta thả một đám bèo. Cứ sau một tuần thì diện tích đám bèo lại tăng lên gấp đôi. Bốn tuần sau thì bèo phủ kín mặt hồ. Hỏi diện tích đám bèo ban đầu là bao nhiêu? Gv giúp HS phân tích và giải bài toán như sau: Giải Cứ sau một tuần thì diện tích đám bèo tăng lên gấp đôi và sau 4 tuần thì bèo phủ kín mặt ao coa nghĩa là diện tích đám bèo bằng diện tích mặt ao. Như vậy, sau tuần thứ ba diện tích đám bèo là: 1024 : 2 = 512 (m2) Sau tuần thứ hai diện tích đám bèo là: 512 : 2 = 25 6 (m2) Sau tuần thứ nhất diện tích đám bèo là: 256 : 2 = 128 (m2) Vậy diện tích đám bèo lúc ban đầu là: 128 : 2 = 64 (m2) Đáp số: 64 m2 Bài 9 : Tùng và Quân chơi như sau: Tùng chuyển cho Quân số bi đúng bằng số bi của Quân đang có, sau đó Quân lại chuyển cho Tùng số viên bi bằng số bi còn lại của Tùng. Cuối cùng mỗi bạn còn lại 20 viên. Hỏi lúc đầu mỗi bạn có bao nhiêu viên bi? GV hướng dẫn HS phân tích và giải bài toán như sau: Giải Sau khi Quân chuyển cho Tùng số bi bằng số bi còn lại của Tùng thì mỗi bạn còn lại 20 viên, như vậy số bi còn lại của Tùng là : 20 : 2 = 10 (viên) Mặt khác, do Tùng chuyuển cho Quân đúng bằng số bi của Quân đang có nên số bi của Quân lúc này bằng 2 lần số bi của Quân lúc ban đầu. Số bi này của Quân đem chuyển cho Tùng 10 viên thì còn 20 viên. Vậy 2 lần số bi của Quân lúc đầu là: 20 + 10 = 30 (viên) Số bi của Quân lúc đầu là: 30 : 2 = 15 (viên) Số bi của Tùng lúc đầu là: 15 + 10 = 25 (viên) Đáp số: Tùng: 25 viên Quân: 15 viên 3. Củng cố, dặn dò: Nhắc lại phương pháp tính ngược từ cuối. Dặn HS về nhà xem lại bài, tìm đọc thêm một số bài toán giải bằng phương pháp tính ngược từ cuối. Ngày 27 tháng 11 năm 2009 LUYỆN VIẾT BÀI 14: VIỆT NAM THÂN YÊU I. Mục tiêu: - HS viết đúng, đẹp đoạn thơ “Việt Nam thân yêu” theo kiểu chữ nét nghiêng. - HS có ý thức kiên trì luyện viết. II. Các hoạt động dạy học: * GV yêu cầu HS đọc đoạn thơ trong vở luyện viết. H: Đoạn thơ “Việt Nam thân yêu” viết về nội dung gì? H: Trong bài có những chữ nào viết hoa? - Yêu cầu HS thi đua viết chữ hoa cho đúng, đẹp. - Yêu cầu HS viết bài. * GV thu bài, chấm, nhận xét, cho HS xem một số bài viết tốt. * GV nhận xét tiết học, dặn HS về luyện viết thêm. - HS đọc - HS trả lời: Ca ngợi cảnh đẹp của đất nước Việt Nam - HS thi đua luyện viết chữ hoa ra nháp, 1 số HS lên bảng viết. - HS viết bài. LUYỆN VIẾT BÀI 15: CHÚ CUỘI NGỒI GỐC CÂY ĐA I. Mục tiêu: - HS viết đúng, đẹp đoạn thơ “Chú Cuội ngồi gốc cây đa” theo kiểu chữ nét nghiêng. - HS có ý thức kiên trì luyện viết. II. Các hoạt động dạy học: * GV yêu cầu HS đọc đoạn thơ trong vở luyện viết. H: Đoạn thơ “Chú Cuội ngồi gốc cây đa” viết về nội dung gì? H: Trong bài có những chữ nào viết hoa? - Yêu cầu HS thi đua viết chữ hoa cho đúng, đẹp. - Yêu cầu HS viết bài. * GV thu bài, chấm, nhận xét, cho HS xem một số bài viết tốt. * GV nhận xét tiết học, dặn HS về luyện viết thêm. - HS đọc - Đây là một bài đồng dao. - HS thi đua luyện viết chữ hoa ra nháp, 1 số HS lên bảng viết. - HS viết bài. LUYỆN VIẾT BÀI 16: TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH I. Mục tiêu: - HS viết đúng, đẹp đoạn thơ bài “Truyện cổ nước mình ” theo kiểu chữ nét nghiêng. - HS có ý thức kiên trì luyện viết. II. Các hoạt động dạy học: * GV yêu cầu HS đọc đoạn thơ trong vở luyện viết. H: Đoạn thơ của bài “Truyện cổ nước mình” viết về nội dung gì? H: Trong bài có những chữ nào viết hoa? - Yêu cầu HS thi đua viết chữ hoa cho đúng, đẹp. - Yêu cầu HS viết bài. * GV thu bài, chấm, nhận xét, cho HS xem một số bài viết tốt. * GV nhận xét tiết học, dặn HS về luyện viết thêm. - HS đọc - Nói về truyền thống tốt đẹp của, lòng nhân hậu của con người Việt Nam. - HS thi đua luyện viết chữ hoa ra nháp, 1 số HS lên bảng viết. - HS viết bài. LUYỆN VIẾT BÀI 17 I. Mục tiêu: - HS viết đúng, đẹp đoạn thơ tiếp theo trong bài “Truyện cổ nước mình” theo kiểu chữ nét nghiêng. - HS có ý thức kiên trì luyện viết. II. Các hoạt động dạy học: * GV yêu cầu HS đọc đoạn thơ trong vở luyện viết. H: Khi viết đoạn thơ này chúng ta cần lưu ý điều gì? H: Trong bài có những chữ nào viết hoa? - Yêu cầu HS thi đua viết chữ hoa cho đúng, đẹp. - Yêu cầu HS viết bài. * GV thu bài, chấm, nhận xét, cho HS xem một số bài viết tốt. * GV nhận xét tiết học, dặn HS về luyện viết thêm. - HS đọc - Đây là thể thơ lục bát nên khi trình bày cần lưu ý: dòng 6 chữ lùi vào 1 ô so với dòng 8 chữ - HS thi đua luyện viết chữ hoa ra nháp, 1 số HS lên bảng viết. - HS viết bài.

File đính kèm:

  • docgiao an(6).doc
Giáo án liên quan