A.Tập đọc:
-Kiến thức :-Hiểu nghĩa các từ mới sau phần chú giải : giặc ngoại xâm, đô hộ, Luy Lâu, trẩy
quân, giáp phục, phấn khích
-Hiểu nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Câu chuyện ca ngợi tinh thần bất
khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta.
-Kĩ năng : - Rèn kĩ năng đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng : thuở xưa, thẳng tay , xuống biển,
ngút trời, võ nghệ
-Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu,biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện và
lời của nhân vật.
-Thái độ: -Biết yêu đất nước và nhân dân mình.
B.Kể chuyện :
-Rèn kĩ năng nói:-Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ kể lại từng đoạn của câu chuyện.
-Rèn kĩ năng nghe:-Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể.
-Biết nhận xét ,đánh giá lời kể của bạn.
CHUẨN BỊ: -Giáo viên :Tranh minh hoạ bài tập đọc và bài kể chuyện, bảng viết sẵn câu văn
cần luyện đọc.
-Học sinh :Sách giáo khoa.
25 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1174 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Môn Tiếng Việt Lớp 3A, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
:Trình bày sạch đẹp.
II/CHUẨN BỊ: -Giáo viên : Viết sẵn các câu văn lên bảng phụ .
-Học sinh :VBT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Hoạt động khởi động :(5 phút)
Hát
+Kiểm tra bài cũ:
-GV nhận xét về bài kiểm tra học kì I.
2.Giới thiệu bài
Trong giờ Luyện từ và câu hôm nay các con sẽ nhận biết được từ nhân hoá. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi khi nào?
3.Các hoạt động chính:
*Hoạt động 1: Nhân hoá.
+Mục tiêu: Tìm được các từ nhân hoá trong các câu thơ, câu văn cho sẵn.
+Cách tiến hành (10 phút , bảng phụ ,VBT)
Bài 1:
-Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài .
-GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi.các em viết các câu trả lời ra phiếu.
-Yêu cầu HS dán kết quả của các nhóm lên bảng.
-Yêu cầu cả lớp nhận xét và sửa chữa.
Bài2:
-Trong bài Anh Đom Đóm còn có những nhân vật nào được tả như người?
*Hoạt động 2: Ôn đặt và trả lời câu hỏi Khi nào?
+Mục tiêu: Rèn kĩ năng đặït và trả lời câu hỏi Khi nào?
+Cách tiến hành (15 phút , bảng phụ ,VBT)
-Lắng nghe.
-2 HS đọc yêu cầu của bài.
-HS làm bài theo nhóm.
-HS dán các kết quả thảo luận của nhóm mình lên bảng.
-Cả lớp nhận xét và sửa chữa.
-chị Cò Bợ, thím Vạc.
Bài 3 :
-Yêu cầu HS đọc đề bài.
-GV nhắc các em đọc kĩ từng câu văn, xác định đúng bộ phận nào trong câu trả lời cho câu hỏi Khi nào?
-GV gọi 3 HS lên bảng gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Khi nào?
*Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng:
a) Anh Đom Đóm lên đèn đi gác khi trời đã tối.
b) Tối mai, anh Đom Đóm lại đi gác.
c) Chúng em học bài thơ Anh ĐomĐóm trong học kìI .
Bài 4 ;
-Gọi 1 HS đọc đề bài.
-GV nhắc HS : Đây là BT ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Khi nào? Các em chỉ cần trả lời đúng vào điều được hỏi. Nếu không nhớ hoặc không biết chính xác thời gian bắt đầu HKII, kết thúc HKII, tháng nghỉ hè thì chỉ cần nói khoảng nào diễn ra các việc ấy cũng được.
-Nhận xét và cho điểm HS.
*Củng cố – dặn dò
-Yêu cầu HS về nhà hoàn thành bài vàoVBT.
-GV nhận xét tiết học.
-1 HS đọc đề.
-HS làm việc độc lập,viết nhanh ra nháp bộ phận trả lời cho câu hỏi Khi nào? trong câu a, b, c.
-Cả lớp làm bài vào VBT.
-1 HS đọc đề bài, HS khác đọc thầm.
-HS làm bài vào VBT.
*Làm bài:
Lớp em bắt dầu vào học kì II từ ngày 11 tháng 01.
Ngày 31 tháng 5 học kì II kết thúc.
Đầu tháng 6 chúng em được nghỉ hè.
Nhận xét qua bài dạy :
Giáo viên
Học sinh :
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Thứ năm ngày 06 tháng 01 năm 2005
Môn: TẬP VIẾT - Tiết:19 ( Tuần 19 )
Bài : ÔN CHỮ HOA : N (tiếp theo)
Sách giáo khoa : Tập 02 Trang 09.
I/ MỤC TIÊU :
Kiến thức : Củng cố cách viết chữ hoa N : Viết đúng đẹp các chữ viết hoa và tên riêng ,
câu ứng dụng đều nét và nối chữ đúng quy định.
Kĩ năng :Rèn kĩ năng viết tên riêng và câu ứng dụng bằng chữ cỡ nhỏ
Thái độ:Trình bày sạch đẹp.
CHUẨN BỊ: -Giáo viên : Mẫu chữ viết hoa.Tên riêng Nhà Rồng và câu ứng dụng trên
dòng kẻ ô li.
-Học sinh :Vở tập viết, bảng con
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Hoạt động khởi động :(5 phút)
Hát
+Kiểm tra bài cũ:
-GV kiểm tra bài viết của ở nhà HS .
-GV cho cả lớp viết bảng con: Ngô quyền.
-GV nhận xét chung.
+Giới thiệu bài
Trong giờ tập viết hôm nay chúng ta sẽ củng cố lại cách viết chữ hoa N và cách viết 1 số chữ viết hoa có trong tên riêng và câu ứng dụng.
3.Các hoạt động chính:
*Hoạt động 1: Hướng dẫn HS viết chữ hoa:
+Mục tiêu: Luyện viết đúng chữ N, Nh hoa và câu ứng dụng
+Cách tiến hành ( 10 phút, bảng con)
* Luyện viết chữ hoa:
-GV yêu cầu HS tìm các chữ hoa có trong tên riêng và từ ứng dụng.
-GV viết mẫu cách chữ hoa trên, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ.
-GV yêu cầu HS viết từng chữ N (NH), R, L, C, H trên bảng con.
-GV sữa cho HS viết đúng mẫu.
* Luyện viết từ ứng dụng ( Tên riêng )
-GV yêu cầu 1 HS đọc từ ứng dụng.
-HS viết bảng con.
-Lắng nghe.
- N (NH), R, L, C, H.
-HS quan sát, 1 số HS nhắc lại cách viết.
-HS tập viết từng chữ trên bảng con
-1 HS đọc từ ứng dụng : tên riêng Nhà Rồng .
-GV giới thiệu: Nhà Rồng là một bến cảng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1911 chính từ bến cảng này, Bác đã ra đi tìm đường cứu nước.
-Yêu cầu HS tập viết trên bảng con.
-GV sửa cho HS.
* Luyện viết câu ứng dụng:
-GV gọi HS đọc câu ứng dụng
-GV giúp HS hiểu nội dung câu ca dao : sông Lô, phố Ràng, Cao Lạng, Nhị Hà đó là các địa danh lịch sử, gắn liền với các chiến công của quân và dân ta trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.từ đó, hiểu nội dung của câu thơ: ca ngợi những địa danh lịch sử, những chiến công của quân dân ta.
-GV yêu cầu HS quan sát và nhận xét xem trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào.
-Yêu cầu HS viết bảng con.
-GV sửa cho HS.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn viết vào vở tập viết
+ Mục tiêu: Viết đúng, đẹp từ và câu ứng dụng.
+ Cách tiến hành : (15 phút, vở tập viết)
-GV yêu cầu HS viết vào vở
-Gv nhắc nhở HS ngồi viết đúng tư thế, lưu ý các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ. Trình bày câu tục ngữ theo đúng mẫu.
*Chấm, chữa bài:
-GV chấm nhanh 5 đến 7 bài
-Sau đó nêu nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm.
* Củng cố – dặn dò (5 phút)
-Yêu cầu HS hoàn thành bài viết, luyện viết thêm phần bài ở nhà. Khuyến khích HS học thuộc câu ứng dụng
-GV nhận xét tiết học.
-HS lắng nghe.
- Cả lớp viết vào bảng con
-1 HS đọc câu ứng dụng.
Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng
Nhớ từ Cao Lạng, nhớ sang Nhị Hà.
-Chữ N, L, h, g, p,C cao 2 li rưỡi, chữ cao 1 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li, chữ t cao 1 li rưỡi.
-HS viết bảng con.
-HS viết vào vở:
+ Viết chữ Nh : 1 dòng cỡ nhỏ
+Viết chữ R, L : 1dòng cỡ nhỏ.
+ Viết tên Nhà Rồng : 2 dòng
cỡ nhỏ .
+ Viết câu thơ : 2 dòng cỡ nhỏ.
Nhận xét qua bài dạy :
Giáo viên
Học sinh :
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Thứ sáu ngày 07 tháng 01 năm 2005
Môn: Tập làm văn- Tiết: 19 ( Tuần 19 )
Bài : NGHE KỂ : Chàng trai làng Phù Đổng.
Sách giáo khoa : Tập 02 Trang 12.
I/ MỤC TIÊU :
-Kiến thức :-Nghe và kể lại được câu chuyện : Chàng trai làng Phù Đổng.
Kĩ năng :-Viết lại được câu trả lời cho câu hỏi b hoặc c, đúng nội dung, đúng ngữ pháp, rõ
ràng, đủ ý
-Thái độ: -Trình bày sạch đẹp .
CHUẨN BỊ: -Giáo viên : Vở bài tập,viết sẵn nội dung gợi ý của bài lên bảng.
- Học sinh :Vở bài tập.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Hoạt động khởi động :(5 phút)
Hát
+Kiểm tra bài cũ:
-GV trả bài và nhận xét về bài tập làm văn kiểm tra cuối học kì I.
+Giới thiệu bài:
Trong giờ tập làm văn hôm nay các em sẽ nghe và kể lại nội dung câu chuyện Chàng trai làng Phù Đổng sau đó viết lại đựơc câu trả lời b hoặc c.
2.Các hoạt động chính:
*Hoạt động 1:Hướng dẫn HS nghe - kể chuyện.
+Mục tiêu: Dựa vào tranh gợi ý và lời kể chuyện của GV HS kể lại được câu chuyện Chàng trai làng Phù Đổng.
+Cách tiến hành (15 phút, bảng phụ )
-GV nêu yêu cầu của bài tập. Giới thiệu về Phạm Ngũ Lão: vị tướng giỏi thời Trần, có nhiều công lao trong hai cuộckháng chiến chống quân Nguyên, sinh năm 1255, mấy năm 1320, quê ở làng Phù Đổng nay thuộc tỉnh hải Dương.
-HS đọc yêu cầu bài, đọc 3câu hỏi gợi ý là điểm tựa để nhớ câu chuyện, quan sát tranh minh hoạ.
+GV kể chuyện 2 đến 3 lần.
*Lần 1: kể xong GV hỏi: Trong chuyện có những nhân vật nào?
-GV giảng thêm về Trần Hưng Đạo: Tên thật là Trần Quốc Tuấn, được phong tước Hưng Đạo Vương nên còn gọi là Trần Hưng Đạo. Oâng thống lĩnh quân đội nhà Trần, hai lần đánh bại quân Nguyên (1285, 1288)
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
-Chàng trai làng Phù Đổng, Trần Hưng Đạo, những người lính.
*Lần 2: GV kể lần 2 sau đó hỏi HS:
a)Chàng trai ngồi bên vệ đường làm gì?
b)Vì sau quân lính đâm giáo vào đùi chàng trai?
c)Vì sao Trần Hưng Đạo đưa chàng trai về kinh đô?
*Kể Lần 3: GV cho HS tập kể theo nhóm.
-Cho các nhóm thi kể trước lớp.
-Cả lớp và GV nhận xét về cách kể của mỗi HS. Bình chọn các nhân, nhóm kể hay nhất.
-Bài 2:
-Yêu cầu HS đọc đề bài.
-Yêu cầu HS làm bài vào vở BT.
-Gọi 5 HS đọc bài trước lớp.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
*Củng cố – dặn dò
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn dò HS hoàn thành bài vào VBT.
-Ngồi đan sọt.
-Chàng trau mải mê đan sọt không nhận thấy kiệu Trần Hưng Đạo đang đến. Quân mở đường giận dữ đâm giáo vào đùi để chàng tỉnh ra, rời khỏi chỗ ngồi.
-Vì Hưng Đạo Vương mến trọng chàng trai giàu lòng yêu nước và có tài: Mải nghĩ việc nước đến nỗi giáo đâm chảy máu cũng chẳng biết đau, nói rất trôi chảy về phép dùng binh.
-HS kể chuyện theo nhóm.
-Viết lại câu trả lời cho câu hỏi b hoặc c.
-HS làm bài vào vở BT.
-5 HS đọc bài của mình, cả lớp nậhn xét và bổ sung ý kiến cho thư của từng bạn.
Nhận xét qua bài dạy :
Giáo viên
Học sinh :
File đính kèm:
- Giao an Tieng Viet lop 3.doc