Giáo án lớp 4 Tuần 32 - Trường Tiểu Học Song Vân

- Biết đặt tính và thực hiện nhân các số tự nhiên với các số có không quá ba chữ số ( tính không quá sáu chữ số ).

- Biết đặt tính và thực hiện chia số có nhiều chữ số cho số có không quá hai chữ số.

- Biết so sánh số tự nhiên.

- BT 3 và 5 HS khá, giỏi làm.

- Giảm tải BT1 dòng 2 cột a, cột b.

 

doc42 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1510 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 Tuần 32 - Trường Tiểu Học Song Vân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ải lấy từ môi trường thức ăn, nước, khí ô-xi và thải ra các chất cặn bã, khí các-bô-níc, nước tiểu… Quá trình đó được gọi là quá trình trao đổi chất giữa động vật và môi trường. Các nhóm nhận giấy, bút. HS làm việc theo nhóm, các em cùng tham gia vẽ sơ đồ sự trao đổi chất ở động vật. Nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt giải thích sơ đồ trong nhóm Các nhóm treo sản phẩm và cử đại diện trình bày trước lớp *Sơ đồ sự trao đổi chất ở động vật: Hấp thụ Thải ra Động vật Khí ô-xi Khí các-bô-níc. Nước Nước tiểu. Các chất hữu cơ Các chất thải. ( Lấy từ thực vật Hoặc động vật khác) Thứ sáu ngày 25 tháng 04 năm 2014 Tiết 1 Môn: Toán BÀI: ÔN TẬP CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ TCT 160 I.MỤC TIÊU: - Thực hiện được cộng, trừ phân số. - Tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ phân số. - BT 4 HS khá, giỏi làm. - BT5 bỏ. II.CHUẨN BỊ: III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Khởi động: 2.Bài cũ: 3.Bài mới: ( 35 phút ) Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt động 2: Thực hành Bài tập 1: Tính - Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc cộng, trừ hai phân số cùng mẫu số trước khi làm bài. - GV mời học sinh lên bảng làm. - Gv nhận xét cho điểm. Bài tập 2: - Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc cộng, trừ hai phân số khác mẫu số trước khi làm bài. Bài tập 3: Tìm x - Yêu cầu HS tìm được x theo quan hệ giữa thành phần và kết quả phép tính (như đối với số tự nhiên) Bài tập 4*: - Yêu cầu HS tự tìm hiểu đề bài rồi giải. Củng cố - Dặn dò: ( 5 phút ) - HS về nhà xem lại bài và làm VBT. - Chuẩn bị bài: Ôn tập các phép tính với phân số. - GV nhận xét. - 1HS đọc yêu cầu. - HS làm bài. - HS nhận xét. a. ; ; ; b. - 1HS đọc yêu cầu. - HS nối tiếp nhau làm bài. a/ b/ - HS đọc yêu cầu. - 3HS làm bài, HS còn lại làm vào vở. - Từng HS sửa và thống nhất kết quả. - HS sửa a/ + x = 1 b/ - x = x = 1 - x = - x = x = c/ x - = x = + x = - 1 HS đọc yêu cầu. - HS làm bài. - HS sửa bài Giải a/ Số phần diện tích để trồng hoa và làm đường đi là: (vườn hoa) Số phần diện tích để xây bể nước là: 1 - (vườn hoa) b/ Diện tích vườn hoa là: 20 x 15 = 300 (m2) Diện tích để xây bể nước là: 300 x = 15 (m2) Đáp số: a/ vườn hoa b/ 15 (m2) Tiết 4 Tập làm văn BÀI: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI, KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT TCT 64 I.MỤC TIÊU: Nắm vững kiến thức đã học về đoạn mở bài, kết bài trong bài văn miêu tả con vật để thực hành luyện tập (BT1); bước đầu viết được mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn tả con vật yêu thích (BT2,BT3). II.CHUẨN BỊ: - Tranh một số con vật. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Khởi động: 2.Bài cũ: ( 5 phút ) Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật. - GV kiểm tra 2 HS. - GV nhận xét và chấm điểm. 3.Bài mới: ( 30 phút ) Giới thiệu bài: - GV hỏi: + Các em đã được học những cách mở bài nào? + Có những cách kết bài nào? - GV: Để hoàn chỉnh bài văn miêu tả con vật, tiết học hôm nay các em cùng thực hành viết đoạn văn mở bài và kết bài cho bài văn miêu tả con vật mà trong tiết học trước đã miêu tả ngoại hình và hoạt động của nó. Hoạt động1: Ôn lại kiến thức về các kiểu mở bài, kết bài Bài tập 1: GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập. GV yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức đã học về các kiểu mở bài, kết bài. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Hoạt động 2: Thực hành viết đoạn mở bài, kết bài Bài tập 2: GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập GV nhắc HS: các em đã viết 2 đoạn văn tả hình dáng bên ngoài & tả hoạt động của con vật. Đó là 2 đoạn thuộc phần thân bài của bài văn. Cần viết mở bài theo cách gián tiếp cho đoạn thân bài đó, sao cho đoạn mở bài gắn kết với đoạn thân bài. GV phát phiếu cho một số HS. GV nhận xét. Bài tập 3: GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập GV nhắc HS: + Đọc thầm lại các phần đã hoàn thành của bài văn (phần mở bài; phần thân bài). + Viết 1 đoạn kết bài theo kiểu mở rộng để hoàn chỉnh bài văn tả con vật. GV nhận xét. 4.Củng cố - Dặn dò: ( 5 phút ) - GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. - Yêu cầu HS về nhà sửa chữa, viết lại hoàn chỉnh bài văn miêu tả con vật. - Chuẩn bị bài: Miêu tả con vật (kiểm tra viết). - 1 HS đọc đoạn văn tả ngoại hình con vật. 1 HS đọc đoạn văn tả hoạt động của con vật. - HS nhận xét. + Mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp. + Kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng. - Lắng nghe. - 1 HS đọc nội dung bài tập. - HS nhắc lại kiến thức đã học. - HS đọc thầm bài văn Chim công múa, làm bài theo nhóm đôi. - HS phát biểu ý kiến. - HS sửa bài theo lời giải đúng. - a, b * Mùa xuân trăm hoa đua nở , ngàn lá khoe sức... ( Mở bài gián tiếp ) Quả .( Kết bài mở rộng) c. Mùa xuân là mùa công múa ( bỏ từ cũng) chiếc ô màu sắc đẹp đén kì ảo...( Bỏ câu kết bài mở rộng quả không ngoa) - 1HS đọc yêu cầu. - HS viết đoạn mở bài vào vở. - Một số HS viết vào phiếu. - HS tiếp nối nhau đọc đoạn mở bài của mình. - Những HS làm bài trên giấy dán bài làm lên bảng lớp. - Cả lớp nhận xét. VD: Cả gia đình em đều yêu quý súc vật. Nhà em nuôi mèo, cá cảnh, chim, và cả hai con chim sáo hót rất hay. Nhưng người bạn thân thiết, hay đón em từ cổng mỗi khi em đi đâu về là chú Cún con. - 2HS đọc yêu cầu. - HS viết đoạn kết bài vào vở. - HS tiếp nối nhau đọc đoạn mở bài của mình. - Cả lớp nhận xét. - VD: Cún con đã sống với gia đình em gần được một năm rồi. Nó rất ngoan ngoãn, chẳng bao giờ ra khỏi cổng. Em hy vọng khi nó lớn lên nó càng biết vâng lời chủ và trung thành hơn. Chẳng thế mà ai cũng nói chó là con vật rất trung thành và tình nghĩa. Tiết 5: Kể chuyện BÀI: KHÁT VỌNG SỐNG TCT 32 I.MỤC TIÊU: - Dựa theo lời kể của GV và tranh minh họa ( SGK), kể lại được từng đoạn của câu chuyện Khát vọng sống rõ ràng, đủ ý (BT1); bước đầu biết kể lại nối tiếp được toàn bộ câu chuyện (BT2). - Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện (BT3). GDMT: GD ý chí vượt khó khăn , khắc phục những trở ngại trong môi trường thiên nhiên. * Tự nhận thức: xác định giá trị bản thân. - Tư duy sáng tạo: bình luận, nhận xét. - Làm chủ bản thân: đảm nhận trách nhiệm. II.CHUẨN BỊ: - Tranh minh hoạ. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Khởi động: 2.Bài cũ: ( 5 phút ) - Yêu cầu 1 – 2 HS kể về một cuộc du lịch hoặc cắm trại mà em được tham gia. - GV nhận xét, chấm điểm. 3.Bài mới: ( 30 phút ) Hoạt động1: Giới thiệu bài - Trong tiết học hôm nay, các em sẽ được nghe kể một trích đoạn từ truyện Khát vọng sống rất nổi tiếng của nhà văn người Mĩ tên là Giắc Lơn-đơn. Câu chuyện sẽ giúp các em biết: khát vọng sống mãnh liệt giúp con người chiến thắng đói khát, thú dữ, cái chết như thế nào. - Trước khi nghe cô kể, các em hãy quan sát tranh minh họa, đọc thầm nhiệm vụ của bài KC trong SGK. Hoạt động 2: HS nghe kể chuyện - Bước 1: GV kể lần 1 - GV kết hợp vừa kể vừa giải nghĩa từ - Giọng kể thong thả, rõ ràng; nhấn giọng những từ ngữ miêu tả gian khổ, nguy hiểm trên đường đk, những cố gắng phi thường để được sống của Giôn. - Bước 2: GV kể lần 2 - GV vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ, đặt câu hỏi để HS nắm được cốt chuyện. + Giôn bị bỏ rơi trong hoàn cảnh nào? + Chi tiết nào cho thấy Giôn rất cần sự giúp đỡ? + Giôn đã cố gắng như thế nào khi bị bỏ lại một mình như vậy? + Anh phải chịu những đau đớn, khổ cực như thế nào? + Anh phải làm gì khi bị gấu tấn công? + Tại sao anh không bị sói ăn thịt? + Nhờ đâu Giôn lại chiến thắng được con sói? + Anh được cứu sông trong tình cảnh như thế nào? + Theo em, nhờ đâu mà Giôn có thể sống sót? Hoạt động 3: HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện: - Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm. Kể xong trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - GV cùng HS nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, bạn hiểu chuyện nhất. 4.Củng cố - Dặn dò: ( 5 phút ) * HS hiểu được: Khát vọng sống mảnh liệt giúp con người chiến thắng đói khát, thú dữ, chiến thắng cái chết. GV hỏi: - Câu chuyện ca ngợi ai? Ca ngợi về điều gì? - Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì? - GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS kể hay, nghe bạn chăm chú, nêu nhận xét chính xác. - Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân. - Chuẩn bị bài: Kể lại chuyện đã nghe, đã đọc (Đọc trước yêu cầu và gợi ý của bài tập kể chuyện trong SGK, tuần 33 để chuẩn bị một câu chuyện em sẽ kể trước lớp. Đọc kĩ để nhớ thuộc câu chuyện. Mang đến lớp truyện các em tìm được). - 2HS kể. - HS nhận xét. - Lắng nghe. GDMT: GD ý chí vượt khó khăn, khắc phục những trở ngại trong môi trường thiên nhiên. - HS quan sát tranh minh họa, đọc thầm nhiệm vụ của bài KC. - HS nghe và giải nghĩa một số từ khó. - HS nghe, kết hợp nhìn tranh minh hoạ. - HS nối tiếp nhau trả lời: + Giôn bị bỏ rơi giữa lúc bị thương, anh mệt mỏi vì những ngày gian khổ đã qua. + Giôn gọi bạn như một người tuyệt vọng. + Anh ăn quả dại, cá sống để sống qua ngày. + Anh bị con chim đâm vào mặt, đói xé ruột gan làm cho đầu óc mụ mẫm. Anh phải ăn cá sống. + Anh không chạy mà đứng im vì biết rằng chạy gấu sẽ đuổi theo và ăn thịt nên anh đã thoát chết. + Vì nó cũng đói lả, bị bệnh và yếu ớt. + Nhờ nỗ lực, anh dùng chút sức lực còn lại của mình để bóp lấy hàm con sói. + Anh được cứu sống khi chỉ có thể bò được trên mặt đất như mọt con sâu. + Nhờ khát vọng sống, yêu cuộc sống mà Giôn đã cố gắng vượt qua mọi khó khăn để tìm được sự sống. - HS thực hành kể chuyện trong nhóm. Kể xong, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - HS thi kể chuyện trước lớp. + 2, 3 nhóm HS (mỗi nhóm 2, 3 em) tiếp nối nhau thi kể toàn bộ câu chuyện. + Một vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện. + Mỗi HS hoặc nhóm HS kể xong đều nói ý nghĩa câu chuyện hoặc đối thoại cùng cô và các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. - Cả lớp nhận xét về khả năng nhớ, hiểu truyện, về lời kể của mỗi bạn. - HS cùng GV bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu chuyện nhất. - HS trả lời: + Câu chuyện ca ngợi con người với khát vọng sống mãnh liệt đã vượt qua những khó khăn, gian khổ. + Câu chuyện muốn khuyên chúng ta hãy cố gắng không nản chí trước mọi hoàn cảnh khó khăn.

File đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 4 TUAN 32 NAM 2014.doc
Giáo án liên quan