Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 2 Tuần 7, 8

I. Mục tiêu:

+ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

 - Đọc trơn toàn bài. Biết ngắt hơi đúng ở các dấu câu.

 - Biết đọc phân biệt lời người kể chuyện với lời các nhân vật.

+ Rèn kĩ năng đọc hiểu:

 - Hiểu nghĩa các từ mới : xúc động, hình phạt, các từ làm rõ ý nghĩa của câu chuyện: lễ phép, mắc lỗi.

 - Hiểu nội dung bài và cảm nhận được ý nghĩa : hình ảnh người thầy thật đáng kính trọng, tình cảm thầy trò thật đẹp đẽ.

II. Đồ dùng:

- Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK.

 

doc24 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1556 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 2 Tuần 7, 8, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- 7 HS đọc bài làm của mình. - Nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu về nhà soát lại bài chính tả và các bài tập đã làm. Thứ tư ngày 28 tháng 10 năm 2009 Tập đọc Tiết 24 : Bàn tay dịu dàng I. Mục tiêu: + Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : - Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ : lòng nặng trĩu, nỗi buồn, lặng lẽ... - Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ. - Biết đọc bài với giọng kể chậm, buồn, nhẹ nhàng. + Rèn kĩ năng đọc - hiểu : - Nắm được nghĩa của các từ mới : âu yếm, thì thào, trìu mến. - Hiểu ý nghĩa của bài : thái độ dịu dàng, đầy thương yêu của thầy giáo đã động viên, an ủi bạn HS đang đau buồn vì bà mất, làm bạn càng cố gắng học để không phụ lòng tin của thầy. II. Đồ dùng: - Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: - Đọc chuyện: Người mẹ hiền. - Nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - GV giới thiệu ghi đầu bài. - Giới thiệu tranh SGK . b. Luyện đọc: * GV đọc diễn cảm bài văn. * Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. + Đọc từng câu. + Đọc từng đoạn trước lớp. - Hướng dẫn HS đọc một số câu. + Đọc từng đoạn trong nhóm. + Thi đọc giữa các nhóm. - GV nhận xét. c. Hướng dẫn tìm hiểu bài: - Tìm những từ ngữ cho thấy An rất buồn khi bà mới mất ? - Vì sao An buồn như vậy ? - Khi biết An chưa làm bài tập, thái độ của thầy giáo thế nào ? - Vì sao thầy giáo không trách An khi biết em chưa làm bài tập ? - Vì sao An lại nói tiếp với thầy sáng mai em sẽ làm bài tập ? - Tìm những từ ngữ nói về tình cảm của thầy giáo đối với An ? d. Luyện đọc lại: GV nhận xét - 2 HS tiếp nối nhau đọc ,trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc . - HS quan sát tranh SGK. + HS theo dõi + HS nối tiếp nhau đọc từng câu. - Từ khó : dịu dàng, trở lại lớp, lặng lẽ, tốt lắm... + HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài. - HS luyện đọc câu. - Đọc chú giải cuối bài. + HS đọc trong nhóm 2 em. - Nhận xét bạn cùng nhóm đọc. + Đại diện các nhóm thi đọc. + HS đọc đoạn 1 và đoạn 2. - Lòng An nặng trĩu nỗi buồn. Nhớ bà An ngồi lặng lẽ. - Vì An yêu bà, tiếc nhớ bà. Bà mất An không còn được nghe bà kể chuyện cổ tích, chẳng bao giờ được bà âu yếm vuốt ve. + HS đọc đoạn 3. - Thầy không trách chỉ nhẹ nhàng xoa đầu An bằng bàn tay dịu dàng, đầy trìu mến, thương yêu. - Vì thầy cảm thông với nỗi buồn của An,với tấm lòng yêu thương bà của An.Thầy hiểu An buồn nhớ bà nên không làm được bài tập chứ không phải An lười biếng, không chịu làm bài tập. - Sự cảm thông của thầy đã làm An súc động. + HS đọc lại đoạn 3 - Thầy nhẹ nhàng nói xoa đầu An. Bàn tay thầy dịu dàng đầy trìu mến, thương yêukhi nghe An hứa, thầy khen quyết định của An “ tốt lắm” và tin tưởng nói:Thầy biết em nhất định sẽ làm. - HS đọc phân vai. - Thi đọc toàn truyện. - Nhận xét, chọn nhóm đọc hay nhất. 3. Củng cố - Dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - GV đọc lại bài văn, yêu cầu HS đặt tên khác thể hiện ý nghĩa của bài ( VD : Nỗi buồn của An. Tình thương của thầy... ) - Về đọc lại bài nhiều lần. Luyện từ và câu Tiết 8 : Từ chỉ hoạt động, trạng thái. Dấu phẩy. I. Mục tiêu: + Nhận biết được các từ chỉ hoạt động, trạng thái của loài vật và sự vật trong câu. Biết chọn từ chỉ hoạt động thích hợp điền vào chỗ trống trong bài đồng dao. + Biết dùng dấu phẩy để ngăn cách các từ cùng làm một chức vụ trong câu. II. Đồ dùng: - Bảng phụ viết BT1 ,2 ,3 . III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: - Điền các từ chỉ hoạt động vào chỗ trống. a) Thầy Thái ...... môn Toán. b) Tổ trực nhật ..... lớp. c) Cô Hiền ........ bài rất hay. d) Bạn Hạnh.......truyện. ( lời giải : a) dạy. b) quét, dọn, làm vệ sinh. c) giảng. d) đọc, xem ). - GV nhận xét. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học, b. Hướng dẫn làm bài tập. * Bài tập 1 ( M ) - GV nhận xét. - Chốt kết quả đúng. * Bài tập 2 ( M ) - GV yêu cầu HS tìm từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống. - GV nhận xét. - Chốt kết quả đúng. * Bài tập 3 ( V ) + GV cho HS đọc 3 câu liền không có dấu phẩy. - Trong câu a) có mấy từ chỉ hoạt động ? - Từ đó trả lời cho câu hỏi gì ? - Em phải đặt dấu phẩy vào đâu để tách các vế câu ? - GV nhận xét. - 2 HS lên bảng. - Dưới lớp làm miệng. + 1 đọc yêu cầu của bài. - Tìm từ chỉ hoạt động, trạng thái của loài vật và sự vật. - HS làm bài vào vở nháp : +Từ chỉ sự vật :Mặt trời . +Từ chỉ hoạt động , trạng thái :ăn ,uống ,tỏa . - Nêu kết quả của mình. - Nhận xét. + HS nêu lại yêu cầu bài tập. - Lớp làm bài vào vở nháp. - 1 HS lên bảng chữa bài. - Các từ lần lượt điền là : đuổi, giơ, nhe, chạy, luồn. - Cả lớp đọc bài đồng dao. +1 HS đọc toàn bộ bài tập , 1em nêu yêu cầu . - 2 từ chỉ hoạt động : học tập, lao động. - Từ đó trả lời cho : làm gì ? - Vào giữa học tập tốt, lao động tốt. - HS làm bài vào vở . - Đọc bài làm của mình. - Nhận xét bài làm của bạn. 3. Củng cố - Dặn dò: - Thi tìm từ chỉ hoạt động. - GV nhận xét giờ học. - Về nhà ôn lại bài. Thứ năm ngày 29 tháng 10 năm 2009 Tập viết Tiết 8: Chữ hoa G I. Mục tiêu: + Rèn kĩ năng viết chữ : - Biết viết chữ hoa G theo cỡ vừa và nhỏ. - Biết viết ứng dụng cụm từ Góp sức chung tay theo cỡ nhỏ. - Chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. II.Đồ dùng: - Mẫu chữ G. III .Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Bài cũ: - Viết chứ E, Ê - Nhắc lại câu ứng dụng ở bài trước. - GV nhận xét. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. b.Hướng dẫn viết chữ G. * Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ G. - GV cho HS quan sát mẫu chữ G.- Chữ G. cao mấy li ? - Chữ G.được viết bằng mấy nét ? - GV nêu quy trình viết chữ G. - GV vừa nêu quy trình vừa viết trên ô li phóng to. * Hướng dẫn viết bảng con. - GV uốn nắn, sửa sai cho HS c. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng. - Giới thiệu cụm từ ứng dụng. - GV nêu ý nghĩa của cụm từ : - GV cho HS quan sát và nhận xét cụm từ. - Hướng dẫn HS viết bảng con. d. Hướng dẫn HS viết vở tập viết. - GV nêu yêu cầu viết. e. Chấm bài: - GV chấm 5 - 7 bài. - Nhận xét bài viết của HS. - HS viết vào bảng con. - Em yêu trường em. - HS quan sát. - Cao 8 li. - Viết bằng 1 nét. - HS quan sát. + HS viết trên không - Viết chữ G. vào bảng con. - 2 HS đọc cụm từ ứng dụng. - Cùng nhau đoàn kết. - HS nêu độ cao của các con chữ. - Cách đặt dấu thanh. - HS viết vào bảng con : Góp . + HS viết bài. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét chung giờ học. - Về nhà luyện viết vở tập viết. Thứ sáu ngày 30 tháng 10 năm 2009 Chính tả ( nghe - viết ) Tiết 16 : Bàn tay dịu dàng I. Mục tiêu: + Nghe viết đúng một đoạn của bài Bàn tay dịu dàng. Biết viết hoa chữ đầu tên bài, đầu câu và tên riêng của người. Trình bày đúng lời của An ( gạch ngang đầu câu, lùi vào 1 ô ). + Luyện viết đúng các tiếng có ao / au, r / d / gi hoặc uôn / uông. II. Đồ dùng: - Bảng phụ viết nội dung BT3. III Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: - Làm lại BT3. - GV nhận xét. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. b. Hướng dẫn nghe viết. * Hướng dẫn HS chuẩn bị. - GV đọc một lần bài chính tả. + An buồn bã nói với thầy giáo điều gì ? + Khi biết An chưa làm bài tập, thái độ của thầy giáo thế nào ? - Bài chính tả có những tiếng nào viết hoa ? - Khi xuống dòng, chữ đầu câu viết thế nào? + Từ khó : vào lớp, làm bài, thì thào... * GV đọc, HS viết bài. * Chấm, chữa bài: - GV chấm khoảng 5, 7 bài. - Nhận xét bài viết của HS. c. HD làm bài tập chính tả: * Bài tập 2 - GV chốt kết quả đúng. * Bài tập 3. - GV nhận xét bài làm của HS. - 2 HS lên bảng. - Cả lớp làm bảng con. + 2 HS đọc lại bài. - Thưa thầy hôm nay em chưa làm bài tập. - Thầy không trách, chỉ nhẹ nhàng xoa đầu An với bàn tay dịu dàng, đầy trìu mến, yêu thương. - HS trả lời. - Viết lùi vào 1 ô. + HS viết vào bảng con. - HS viết bài vào vở. -HS tự soát và sửa lỗi . - HS đọc yêu cầu của bài. + Tìm 3 từ có tiếng mang vần ao, 3 từ có tiếng mang vần au. - HS làm miệng. - HS đọc yêu cầu của bài. - Làm bài vào vở . - Đổi vở, nhận xét bài của bạn. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét rút kinh nghiệm chung về bài chính tả và nội dung luyện tập. - Về nhà xem lại bài, sửa lỗi nếu có. Tập làm văn Tiết 8 : Mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị. Kể ngắn theo câu hỏi. I. Mục tiêu: + Rèn kĩ năng nghe và nói : - Biết nói lời mời, yêu cầu, đề nghị phù hợp với tình huống giao tiếp. - Biết trả lời câu hỏi về thầy giáo ( cô giáo ) lớp 1. + Rèn kĩ năng viết : - Dựa vào các câu trả lời, viết được một đoạn văn 4, 5 câu về thầy, cô giáo. II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: - GV nhận xét cho điểm. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. b. Hướng dẫn làm bài tập: * Bài tập1 ( M ) - Hướng dẫn tình huống a. - GV nhận xét. * Bài tập 2 ( M ) - GV nhận xét. * Bài tập3 ( V ) - GV nêu yêu cầu của bài. - GV nhận xét bài làm của HS. -2 em lên bảng viết TKB ngày thứ hai . -2 em đọc nội dung bài kể chuyện : Bút của cô giáo . - Nhận xét bạn trả lời. - Nêu yêu cầu của bài. -2 HS thực hành theo tình huống a. + Tập nói những câu mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị đối với bạn. - HS 1 đóng vai bạn đến chơi nhà. - HS 2 nói lời mời bạn vào nhà. - 2 HS làm thành một cặp. - HS thi nói theo từng tình huống. - Nhận xét. - 1 HS đọc yêu cầu của bài. + Cả lớp đọc thầm. - 4 HS nêu lần lượt 4 câu hỏi ( HS 1 hỏi nhiều HS tiếp nối nhau trả lời ). - Nhận xét câu trả lời của bạn. - HS khá, giỏi dựa vào 4 câu hỏi trả lời toàn bộ bài. - HS khác nhận xét. + HS viết bài vào vở. - Nhiều HS đọc đoạn văn viết của mình. - Nhận xét bài viết của bạn. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét chung giờ học. - Dặn HS thực hành nói lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị với bạn và người xung quanh thể hiện thái độ văn minh lịch sự. - Chuẩn bị giờ học sau.

File đính kèm:

  • docTieng Viet 2 tuan 78.doc
Giáo án liên quan