I. MỤC TIÊU TIẾT HỌC:
1. Tiếp tục mở rộng và hệ thống hóa vốn từ về tinh thần lạc quan, yêu đời.
2. Biết đặt câu với các từ đó.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Phiếu viết sẵn bài tập1 ,3
III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
4 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1851 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Tiếng Việt 4 - Tuần 34 - Luyện từ và câu - Tiết 67: Mở rộng vốn từ: Lạc quan – Yêu đời, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện từ và câu
Tiết 67: Mở rộng vốn từ: Lạc quan – Yêu đời
i. mục tiêu tiết học:
1. Tiếp tục mở rộng và hệ thống hóa vốn từ về tinh thần lạc quan, yêu đời.
2. Biết đặt câu với các từ đó.
II- Đồ dùng dạy học
Phiếu viết sẵn bài tập1 ,3
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Nói lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết học trước, làm lại BT 3.
- Một HS đặt câu có TN chỉ mục đích.
+ GV đánh giá, cho điểm.
B.Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu bài,nêu MĐ, YC tiết học .
2. Hướng dẫn HS làm các bài tập
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu.
GV cho HS làm theo nhóm đôi, 3 nhóm làm phiếu.
GV chữa, chốt kết quả đúng.
a)Từ chỉ hoạt động: vui chơi, góp vui, mua vui.
b)Từ chỉ cảm giác: vui thích, vui mừng, vui sướng, vui lòng, vui thú, vui vui.
c)Từ chỉ tính tình: vui tính, vui nhộn, vui tươi.
d)Từ vừa chỉ tính tình vừa chỉ cảm giác: vui vẻ.
Bài 2: GV nêu yêu cầu.
cho HS làm bài cá nhân.
GV chữa, nhận xét nhanh. Ví dụ:
+ Cảm ơn các bạn đã đến góp vui với bọn mình.
Bài 3: GV nêu yêu cầu.
- GV nhắc HS: chỉ tìm các từ miêu tả tiếng cười – tả âm thanh ( không tìm các từ miêu tả nụ cười như: cười ruồi, cười nụ, cười tươi,..)
Cho HS thảo luận theo nhóm 6 làm phiếu
- GV nhận xét.VD:
Cười ha hả, cười hì hì, cười hi hí, khanh khách, khùng khục, khúc khích, khinh khích, rúc rích, sằng sặc, sặc sụa,..
+ Anh ấy cười ha hả đầy vẻ khoái chí.
+ Ông cụ cười khùng khục trong cổ họng.
C. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS nhớ các từ ngữ ở trên, làm BT3 vào vở.
+ 2HS nêu miệng .
+ 1 HS lờn bảng
+ HS đổi vở kiểm tra và nhận xét.
HS mở SGK.
-1 HS nêu.
- Làm việc nhóm đôi, 3 nhóm làm phiếu.
HS nhận xét.
-HS nghe.
-HS làm bài cá nhân, tiếp nối nhau đọc câu vừa đặt.
HS nghe.
- HS thảo luận theo nhóm 6
Luyện từ và câu
Tiết 68: Thêm trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu
i. mục tiêu tiết học:
1. Hiểu tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ phương tiện ( trả lời cho câu hỏi: Bằng cái gì? Với cái gì? )
2. Nhận biết trạng ngữ chỉ phương tiện trong câu, thêm các trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu.
II- Đồ dùng dạy học
Bảng phụ viết sẵn các bài tập 1,(phần luyện tập).
Giấy khổ to, tranh ảnh một vài con vật.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS chữa lại BT1,3 tiết trước
+ GV đánh giá, cho điểm.
B.Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
GV giới thiệu và ghi tên bài.
2. Phần nhận xét
- Gọi HS nờu yờu cầu, làm bài theo nhúm đụi
* Trạng ngữ trả lời cho câu hỏi gì? Bổ sung ý nghĩa gì cho câu?
- Cả lớp và GV nhận xét kết luận đáp án đúng.
- Bằng món “mầm đá “độc đáo, với một chiếc khăn bình dị là trạng ngữ bổ sung ý nghĩa phương tiện cho câu.
- Trạng ngữ đó trả lời cho câu hỏi: Bằng cái gì? Với cái gì?
3.Phần ghi nhớ:
4. Phần Luyện tập:
Bài 1: Tìm trạng ngữ chỉ phương tiện trong các câu:
+ GV mời 2 em lên bảng gạch dưới bộ phận trạng ngữ trong các câu văn
-GV chốt lại lời giải đúng.
a)Bằng một giọng thân tình, thầy khuyên chúng em gắng học bài, làm bài đầy đủ.
b)Với óc quan sát tinh tế và đôi bàn tay khéo léo, người họa sĩ dân gian đã sáng tạo nên những bức tranh làng Hồ nổi tiếng.
Bài 2:
- Gọi HS đọc nội dung BT2.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh ảnh các con vật, viết một đoạn văn tả con vật, trong đó có ít nhất 1 câu có trạng ngữ chỉ phương tiện.
- GV chữa bài, nhận xét :
VD một số câu văn có trạng ngữ chỉ phương tiện:
+ Bằng đôi cánh to rộng, gà mái che chở cho đàn con.
+ Với cái mõm to, con lợn háu ăn tợp một loáng là hết cả máng cám.
+ Bằng đôi cánh mềm mại, đôi chim bồ câu bay lên nóc nhà.
C. Củng cố, dặn dò:
Mời 1 – 2 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ của bài.
- GV nhận xét tiết học.
+ 2HS chữa.
+ HS nhận xét.
HS mở SGK
+1 HS đọc yêu cầu 1. Cả lớp đọc thầm lại.
+ Từng cặp HS trao đổi, trả lời câu hỏi.
+ 2 – 3 HS phát biểu ý kiến.
+ 2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
+ HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ , phát biểu ý kiến.
+ 2 em lên bảng
-HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm lại.
-HS quan sát tranh
- HS làm việc cá nhân – các em viết bài ra nháp, 3 HS viết giấy khổ to.
+ Cả lớp nhận xét.
1 – 2 HS nhắc lại
File đính kèm:
- Tu va cau.doc