Giáo án môn Tiếng Việt 4 - Tuần 32 - Tập đọc - Tiết 64: Ngắm trăng - Không đề

I. MỤC TIÊU TIẾT HỌC:

1. Đọc trôi chảy, lưu loát 2 bài thơ.Đọc đúng nhịp thơ.

- Biết đọc diễn cảm 2 bài thơ với giọng đọc diễn cảm phù hợp: giọng ngân nga thể hiện tâm trạng ung dung, thư thái , hào hứng lạc quan của Bác trong mọi hoàn cảnh.

2. Hiểu ý nghĩa các từ ngữ trong bài và nội dung hai bài thơ đó: Ca ngợi tinh thần lạc quan và yêu đời, yêu cuộc sống bất chấp mọi hoàn cảnh khó khăn của Bác.

- Từ đó khâm phục, kính trọng và học tập Bác: luôn yêu đời, không nản chí trước khó khăn.

- Học thuộc lòng 2 bài thơ.

II. ĐỒ DÙNG- DẠY HỌC:

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.

 

doc4 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 890 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Tiếng Việt 4 - Tuần 32 - Tập đọc - Tiết 64: Ngắm trăng - Không đề, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc Tiết 64: Ngắm trăng - không đề i. mục tiêu tiết học: 1. Đọc trôi chảy, lưu loát 2 bài thơ.Đọc đúng nhịp thơ. - Biết đọc diễn cảm 2 bài thơ với giọng đọc diễn cảm phù hợp: giọng ngân nga thể hiện tâm trạng ung dung, thư thái , hào hứng lạc quan của Bác trong mọi hoàn cảnh. 2. Hiểu ý nghĩa các từ ngữ trong bài và nội dung hai bài thơ đó: Ca ngợi tinh thần lạc quan và yêu đời, yêu cuộc sống bất chấp mọi hoàn cảnh khó khăn của Bác. - Từ đó khâm phục, kính trọng và học tập Bác: luôn yêu đời, không nản chí trước khó khăn. - Học thuộc lòng 2 bài thơ. II. Đồ dùng- dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. III. Các hoạt động dạy và học. Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra bài cũ. Vương quốc vắng nụ cười. - Gọi 4 học sinh đọc bài đọc và trả lời câu hỏi cuối bài theo cách phân vai và trả lời câu hỏi trong SGK. B. Dạy bài mới. 1. Giới thiệu bài. Gv giới thiệu và ghi tên bài. 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài. Bài 1: Ngắm trăng. a) Luyện đọc: Gọi Học sinh tiếp nối nhau đọc bài mỗi em đọc một lượt toàn bài.( khoảng 2 dãy) - GV nghe, kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi. * Giải nghĩa từ: hững hờ - Gọi 1 học sinh đọc chú giải sau bài đọc về xuất xứ của bài thơ. Giáo viên giới thiệu thêm về tập thơ Nhật kí trong tù - Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ: giọng đọc ngân nga, thư thái. b) Tìm hiểu bài. Yêu cầu Học sinh đọc thành tiếng, đọc thầm bài thơ, trả lời các câu hỏi? - Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh như thế nào? ? Hình ảnh nào nói lên tình cảm gắn bó giữa Bác Hồ với trăng? - Qua bài thơ, em học được điều gì ở bác Hồ? * Bài “ Ngắm trăng” nói về tình cảm yêu trăng của Bác trong hoàn cảnh rất đặc biệt. Bị giam cầm trong ngục tù mà bác vẫn say mê ngắm trăng, thấy trăng như một người bạn tâm tình. Bài thơ cho thấy phẩm chất cao đẹp của Bác: luôn lạc quan, yêu đời ngay cả trong những hoàn cảnh tưởng chừng như không thể lạc quan được. c) Đọc diễn cảm. - Giáo viên đọc mẫu bài thơ. Giọng đọc ngân nga, thư thái, vui vẻ. Bài 2: Không đề a. Luyện đọc -Gọi Học sinh tiếp nối nhau đọc; mỗi học sinh đọc một lượt toàn bài.( khoảng 2 dãy) - GV nghe, kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi.; Giải nghĩa thêm từ: Ngàn; rừng ( chim ngàn_ chim rừng). - Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ: giọng vui, ngân nga. b.Tìm hiểu bài: - Bác Hồ sáng tác bài thơ trong hoàn cảnh như nào? từ ngữ nào cho biết điều đó? - Gv nói thêm về thời kỳ này. -Tìm những hình ảnh nói lên lòng yêu đời và phong thái ung dung của Bác? c) Hướng dẫn đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ. *Chú ý cách đọc ngắt giọng và nhấn giọng bài thơ. C. Củng cố- dặn dò: + Hai bài thơ nói lên điều gì về Bác Hồ? - Gv nhận xét tiết học. -Yêu cầu học sinh về nhà học thuộc lòng 2 bài thơ. - 4 học sinh đọc bài đọc và trả lời câu hỏi HS mở SGK Học sinh tiếp nối nhau đọc bài mỗi em đọc một lượt toàn bài. - 1 học sinh đọc - HS nghe. -HS trả lời - Nhiều học sinh luyệnđọc. - Học sinh thi học thuộc lòng bài thơ. -Học sinh tiếp nối nhau đọc -HS trả lời - HS nhẩm HTL bài thơ. - Thi đọc thuộc lòng bài thơ. Tập đọc Tiết 63: Vương quốc vắng nụ cười i. mục tiêu tiết học: Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng chậm rãi, nhấn giọng những từ ngữ miêu tả sự buồn chán, âu sầu của vương quốc nọ vì thiếu tiếng cười. Đoạn cuối đọc với giọng nhanh hơn, háo hức, hi vọng. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật trong truyện ( người dẫn chuyện, vị đại thần, viên thị vệ, nhà vua.). 2. Hiểu ý nghĩa các từ ngữ trong bài. - Hiểu nội dung phần đầu câu chuyện: Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán. II- Đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. - Bảng phụ ghi câu, đoạn cần luyện đọc. III- Hoạt động dạy - học chủ yếu Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra bài cũ Đọc bài : Con chuồn chuồn nước và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 , nêu ý nghĩa của bài. + GV đánh giá, cho điểm. B.Bài mới: 1-Giới thiệu bài: - GV giới thiệu chủ điểm mới và bài học 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: Luyện đọc: + Đọc từng đoạn Có thể chia bài làm 3 đoạn để đọc. Đoạn 1: Từ đầu đến chuyên về môn cười Đoạn 2: Tiếp theo đến nhưng không vào. Đoạn 3: Còn lại + Gọi HS nối nhau đọc 3 đoạn cho đến hết bài. (3 lượt) GV nghe kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi Từ khó đọc: rầu rĩ, ỉu xìu, cười sằng sặc. + GV đọc mẫu toàn bài. c)Tìm hiểu bài Yêu cầu HS đọc thầm, TLCH -Tìm những chi tiết cho thấy cuộc sống ở vương quốc nọ rất buồn . -Vì sao cuộc sống ở vương quốc ấy buồn chán như vậy? - Nhà vua đã làm gì để thay đổi tình hình? Kết quả ra sao? + Điều gì bất ngờ xảy ra ở phần cuối đoạn này? +Thái độ của nhà vua như thế nào khi nghe tin đó? + Câu chuyện muốn nói với em điều gì? c) Hướng dẫn đọc diễn cảm -GV đọc diễn cảm bài văn: Đoạn 1,2 đọc chậm rãi, nhấn giọng ở các từ ngữ tả sự buồn chán của vương quốc vắng nụ cười, sự thất vọng của mọi người. + GV treo bảng phụ đã chép sẵn đoạn văn cần luyện đọc. Vị đại thần vừa xuất hiện đã vội rập đầu, /tâu lạy:// Muôn tâu bệ hạ,/ thần xin chịu tội.// Thần đã cố gắng hết sức nhưng học không vào.// Các quan nghe vậy ỉu xìu,/ còn nhà vua thì thở dài sườn sượt.// Không khí của triều đình thật ảo não.// Đúng lúc đó, / một vên thị vệ hớt hải chạy vào:// Tâu bệ hạ!// Thần vừa tóm được một kẻ đang cười sằng sặc ngoài đường.// Dẫn nó vào! //- Đức vua phấn khởi ra lệnh. -GV cho điểm 2, 3 em đọc tiến bộ nhất để động viên. C.Củng cố, dặn dò GV nhận xét tiết học + 2 HS đọc bài . Mỗi HS đọc một đoạn, lần lượt trả lời các câu hỏi. + Cả lớp nhận xét. HS mở SGK - HS đánh dấu SGK + HS nối nhau đọc 3 đoạn cho đến hết bài. - HS nghe + Mặt trời không muốn dậy. +Chim không muốn hót. +Hoa trong vườn chưa nở đã tàn. +Gương mặt mọi người rầu rĩ, héo hon. +Gió thở dài trên những mái nhà. Vì cư dân ở đó không ai biết cười). +Vua cử một viên đại thần đi du học ở nước ngoài, chuyên về môn cười cợt. + Sau một năm, viên đại thần trở về, xin chịu tội vì đã gắng hết sức nhưng học không vào.Các quan nghe vậy ỉu xìu, còn nhà vua thì thở dài. Không khí triều đinh trở nên ảo não. + Bắt được một kẻ đang cười sằng sặc ngoài đường + Vua phấn khởi cho gọi người đó vào. - Vài HS phát biểu HS nghe, nêu cách đọc. + 2 HS đọc đoạn văn. + Nhiều HS đọc diễn cảm câu,đoạn văn. + Nhiều học sinh luyện đọc diễn cảm đoạn văn trên. + HS thi đọc diễn cảm trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét.

File đính kèm:

  • docTap doc 32.doc