I/ Mục tiêu:
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
- Hiểu ND: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ trạng nguyên khi mới 13 tuổi.
II/ Đồ dùng dạy học: - Trang minh họa/104 SGK phóng to
III/ Hoạt động dạy học
10 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 999 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Tiếng Việt 4 - Tuần 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- HS trả lời theo từng chỗ trống ý nghĩa của từ với sự việc(đã, đang, sắp xảy ra )
- HS làm vào vở bài tập
- Một nhà bác học đang làm việc trong phòng . Bỗng nhiên người phục vụ bước vào, nói nhỏ với ông:
-Thưa giáo sư có kẻ trộm lẻn vào thư viện của ngài ?.
Giáo sư hỏi:
- Nó đọc gì thế ?
- Vì nhà bác học đang làm việc trong phòng
- Vị giáo sư rất đãng trí.Ông đang tập trung làm việc nên được thông báo có trộm lẻn vào thư viện thì ông chỉ hỏi tên trộm đọc sách gì ? Ông nghĩ vào thư viện để đọc sách mà ông quên rằng tên trộm đâu cần đọc sách. Nó cần những đồ đạt quý giá của ông.
Thứ năm ngày 3 tháng 11 năm 2011
Luyện từ và câu TÍNH TỪ
I/ Mục tiêu:
- HS hiểu được tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái,...
- Nhận biết được tính từ trong đoạn văn ngắn( đoạn a ) đặt được câu có dùng tính từ.
II/ Đồ dùng dạy học: Bảng lớp kẻ bài tập 2
III/ Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.KTBC: Động từ là gì ? Cho VD
- Đặt câu có các từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ.
2.Bài mới: Giới thiệu-Ghi đề
HĐ1: Phần nhận xét
- HS đọc chuyện:“Cậu HS ở Ác- boa”.
- Chuyện kể về ai?
Bài tập 2:
- Cho HS nhận xét sửa bài.
*KL: Những từ chỉ tính tình, tư chất
màu sắc, hình dáng, kích thước, đặt
điểm của sự vật gọi là tính từ.
Bài tập 3:
- Từ nhanh nhẹn gợi tả dáng đi ntn ?
HĐ2: Ghi nhớ
HĐ3: Luyện tập
Bài 1 : HS đọc yêu cầu và nội dung
Bài 2: HS đọc yêu cầu.
3/Củng cố , dặn dò
-Tiết sau: MRVT: Ý chí - Nghị lực
- 2 HS lên bảng thực hiện
- 2 HS đọc
-1 HS đọc chú giải
- Kể về nhà bác học nổi tiếng người
Pháp, tên là Lu-i Pa-xtơ.
- HS lớp thảo luận nhóm đôi
- 1 HS lên bảng làm bài - Lớp nhận xét.
a/ Chăm chỉ, giỏi
b/ Trắng phau, xám
c/ Nhỏ, con con, nhỏ bé, cổ kính, hiền
hoà ,nhăn nheo
- 1 HS đọc y/c bài tập
- dáng đi nhanh lẹ, mạnh mẽ.
-Trong cụm từ đi lại vẫn nhanh nhẹn, từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ đi lại.
- HS nêu ghi nhớ SGK
- HS nêu VD về tính từ
- 2 HS đọc nối tiếp từng phần
- Lớp làm vào vở bài tập
a/ gầy gò, cao, sáng, thưa, nhanh nhẹn,
điềm đạm, đầm ấm, khúc khiết, rõ ràng
b/ quang, sạch bóng, xám, trắng, xanh,
hồng ,to tướng, dài thanh mảnh
- HS làm cá nhân –HS nối tiếp nhau đọc câu
Thứ tư ngày 2 tháng 11 năm 2011
Tập làm văn: LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN
I/ Mục tiêu :
- Xác định được đề tài , nội dung , hình thức trao đổi ý kiến với người thân theo đề tài trong SGK.
- Biết đóng vai trao đổi một cách tự nhiên, cố gắng để đạt được mục đích đặt ra .
II/ Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ ghi tên truyện, nhân vật có ý chí vươn lên .
- Bảng lớn ghi các gợi ý .
II/Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.KTBC:
- Gọi 2 cặp HS thực hiện trao đổi với người thân về nguyện vọng học thêm môn năng khiếu .
2.Bài mới : Giới thiệu-Ghi đề
HĐ1: Phân tích đề bài
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Cuộc trao đổi giữa ai với ai ?
- Nội dung trao đổi là gì ?
- Khi trao đổi cần chú ý điều gì ?
HĐ2 : Hướng dẫn hs thực hiện cuộc trao đổi
- HS đọc gợi ý 1
- HS đọc tên các truyện , nhân vật mình chọn .
- HS đọc gợi ý 2,3 .
- Gọi 2 cặp HS lên thực hiện hỏi đáp
- Người nói chuyện với em là ai ?
- Em xưng hô như thế nào ?
- Em chủ động nói chuyện với người thân hay người thân gợi chuyện ?
HĐ3: Thực hành trao đổi
- GV nêu tiêu chí đánh giá , cho điểm nhận xét từng cặp .
3.Củng cố , dặn dò :
-Về nhà tập trao đổi ý kiến với người thân
-Tiết sau: Mở bài trong bài văn kể chuyện
- 4 HS thực hiện
- HS đọc đề.
- Giữa em với một người thân trong gia đình : bố , mẹ , anh , chị
- Về 1 người có ý chí nghị lực vươn lên .
- Nội dung truyện đó phải cả hai người cùng biết và khi trao đổi phải tỏ thái độ khâm phục nhân vật trong truyện.
- 1 HS đọc .
- HS nối tiếp nhau nói tên nhân vật mình chọn
- Lớp đọc thầm và xác định nội dung trao đổi
- HS khá giỏi làm mẫu
- Lớp đọc thầm và xác định hình thức trao đổi.
- Ba, mẹ hoặc anh...
- Gọi ba xưng con,...
- Ba chủ động nói chuyện với em vì ba rất khâm phục nhân vật trong truyện,...
- HS thực hành trao đổi theo cặp
- Từng cặp thi đóng vai trao đổi trước lớp
- Lớp nhận xét
Thứ năm ngày 3 tháng 11 năm 2011
Tập làm văn: MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I/Mục tiêu :
- Nắm được hai cách mở bài trực tiếp , gián tiếp trong bài văn kể chuyện .
- Nhận biết được mở bài theo cách đã học; bước đầu viết được đoạn mở bài theo cách gián tiếp.
II/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi hai cách mở bài : Rùa và Thỏ .
III/ Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.KTBC : Hai cặp học sinh lên trao đổi với người thân về người có ý chí vươn lên trong cuộc sống .
2. Bài mới: Giới thiệu-Ghi đề
HĐ1: Tìm hiểu ví dụ
Bài 1,2: HS đọc nối tiếp truyện Rùa và Thỏ
Bài 3: HS đọc nội dung bài tập
- GV treo bảng phụ có 2 cách mở bài (bài tập 2, bài tập 3).
*GV chốt lại: Có 2 cách mở bài cho bài văn kể chuyện: Mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp
HĐ2: Luyện tập
Bài 1: HS nối tiếp nhau đọc 4 cách mở bài của truyện : Rùa và Thỏ
Bài 2: HS đọc y/c bài tập
Bài 3:
- Có thể mở bài gián tiếp bằng lời của ai ?
- GV đọc bài tham khảo (SGV/338)
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- 4 học sinh lên trình bày .
- HS1: Trời thu mát mẻ. . .đường đó !
- HS2: Rùa không . . .bước nó .
- Cả lớp đọc thầm dùng bút tách dấu đoạn mở bài .
“Trời mùa thu . . .tập chạy”.
- 1 HS đọc lại đoạn mở bài - Lớp đọc thầm
- HS trao đổi theo cặp so sánh cách mở bài thứ hai với cách mở bài trước.
- Cách mở bài thứ hai không kể ngay vào sự việc bắt đầu câu chuyện mà nói chuyện khác rồi mới dẫn vào câu chuyện định kể.
- HS đọc ghi nhớ SGK
- 4 học sinh đọc 4 đoạn a, b, c, d
- HS suy nghĩ phát biểu
a : Mở bài trực tiếp
b, c, d : Mở bài gián tiếp
- Lớp đọc thầm trả lời :
Mở bài trực tiếp: là kể ngay sự việc ở đầu câu chuyện .
- 1 HS đọc y/c bài tập.
- Của người kể chuyện hoặc của bác Lê .
- HS thực hành viết lời mở bài gián tiếp
- HS nối tiếp nhau trình bày
HS nhận xét
Thứ hai ngày 1 tháng 11 năm 2010
Đạo đức : Ôn tập Tuần 11
I) Mục tiêu :
- Kiến thức: Sau 10 tuần học, học sinh học tập như biết vượt khó và trung thực . Ngoài ra , còn biết bày tỏ ý kiến về những vấn đề liên quan đến trẻ em & trong cuộc sống . Biết tiết kiệm thời giờ và tiền của .
- Kỹ năng : Hình thành kỹ năng ứng xủ khi bày tỏ ý kiến với thái độ , lời nói lễ phép- rèn thói quen trung thực và vượt khó . Khi học tập tiết kiệm giấy bút, thời giờ .
- Thái độ : Có ý thức trung thực , vượt khó trong học tập & tiết kiệm trong cuộc sống II) Đồ dùng DH:
- Bảng phụ ghi nội dung cần ôn tập của 5 bài.
- Phiếu học tập , bảng nhóm .
III) Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài mới : GV treo nội dung cần ôn tập ở bảng phụ .
- Chúng ta đã học những bài nào ?
HĐ1: Trò chơi: Chọn đúng , sai đưa hoa . GV treo bảng nhóm có các tình huống :
- Trời mưa to , buồn ngủ quá nhưng em vẫn đi học . (Đ)
- Nhặt được bút màu của bạn em cất để dùng . (S)
- Em làm bài dễ trước , bài khó làm sau & khó quá thì bỏ . (S)
GV y/c hs giải thích ý từng câu - GV bổ sung .
HĐ2 : Y/c hs trình bày tiểu phẩm cuả nhóm chuẩn bị cho đề tài :
- Bày tỏ ý kiến khi bị mẹ bảo ở nhà ăn giỗ .
- Tâm bị bố bắt nghỉ học vì bố nghiện rượu không chịu lao động .
- Nếu em là Tâm em sẽ nói gì ?
GV nhận xét- bổ sung .
HĐ3: Gọi hs đọc đề bài ôn phần 3.
- Thế nào là tiết kiệm tiền của ?
- Tiết kiệm thời giờ có lợi gì ?
GV sửa chữa .
IV. Củng cố dặn dò
Dặn học sinh thực hành bài học .
Chuẩn bị bài : Hiếu thảo với ông...
- Hs trả lời nối tiếp 5 hs 5 bài .
- Hs chuẩn bị hoa S, Đ .
- Mẹ ốm , em ở nhà chăm sóc mẹ . (S)
- Bài kiểm tra em 8 điểm , em hô nhầm 9 điểm và báo cho cô giáo sửa lại .
- Em chưa làm xong bài tập nhưng nói dối bạn khi bạn kiểm tra . (S)
- 1 em 1 câu .
- Hs sinh hoạt nhóm .
- Em bị cô giáo hiểu lầm và phê bình .
- Em được phân công 1 việc không phù hợp với khả năng của mình .
- Các nhóm cử đại diện trình bày .
- Hs đọc : tiết kiệm tiền của , tiết kiệm thời giờ .
Thứ tư ngày 2 tháng 11 năm 2011
TẬP ĐỌC CÓ CHÍ THÌ NÊN
I. Mục tiêu :
- Biết đọc từng câu tục ngữ với giọng đọc khuyên bảo nhẹ nhàng, chậm rãi.
- Hiểu lời khuyên qua các câu tục ngữ: Cần có ý chí, giữ vững mục tiêu đã chọn không nản lòng khi gặp khó khăn (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. Đồ dùng dạy học : - Tranh minh họa bài đọc.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. KTBC: Ông Trạng thả diều
B. Bài mới :
1. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài :
a) Luyện đọc :
GV giúp HS hiểu nghĩa từ: nên, hành, lận, kêu, cả, rã.
- GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc rõ ràng, nhẹ nhàng, thể hiện lời khuyên chí tình.
b) Tìm hiểu bài :
- Yêu cầu HS đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi.
- Dựa vào nội dung các tục ngữ trên hãy sắp xếp chúng thành 3 nhóm:
a. Khẳng định rằng có ý chí thì nhất định thành công.
b. Khuyên người ta giữ vững mục tiêu đã chọn.
c. Khuyên người ta không nản lòng khi gặp khó khăn.
- Cách diễn đạt của tục ngữ có đặc điểm gì dễ nhớ, dễ hiểu ?
- Theo em, học sinh phải rèn luyện ý chí gì ?
Lấy ví dụ về những biểu hiện của một HS không có chí.
+ Các câu tục ngữ khuyên chúng ta điều gì?
c) Đọc diễn cảm và học thuộc lòng :
- Tổ chức cho HS luyện đọc và học thuộc lòng theo nhóm.
- Tổ chức cho HS thi đọc cả bài.
C. Củng cố - Dặn dò:
- Dặn về nhà học thuộc lòng 7 câu tục ngữ.
Bài sau : “Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi.
- 3 HS đọc, trả lời câu hỏi
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu tục ngữ.
- Tìm từ khó - đọc từ
- Tiếp nối đoạn - giải nghĩa từ
- Đọc thầm, trao đổi.
- 1 HS đọc, thảo luận nhóm 4
a/ Câu1, câu4
b/ Câu2, câu5
c/ Câu3, câu6, câu7
- Cách diễn đạt của tục ngữ ngắn gọn, ít chữ, có vần, có nhịp cân đối, có hình ảnh.
- HS phải rèn luyện ý chí vượt khó, vượt sự lười biếng của bản thân, khắc phục những thói quen xấu
VD: HS không có ý chí : Gặp một bài tập khó là bỏ luôn, không cố gắng tìm cách giải.
- Khuyên người ta giữ vững mục tiêu đã chọn, khuyên người ta không nản lòng gặp khó khăn
- Luyện đọc, học thuộc lòng.
- HS thi đọc.
File đính kèm:
- Tieng Viet tuan 11.doc