Giáo án môn Thể dục Lớp 11 - Tiết 9 - Năm học 2010-2011

- Mục tiêu:

+ Kiến thức: Biết vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào các hoạt động ở nhà trường và trong đời sống hàng ngày.

+ Thái độ: Tự giác, tích cực trong quá trình học môn TD, xây dựng kế hoạch và tự tập luyện hàng ngày.

 - Địa điểm, phương tiện: Giáo án, một số hình ảnh, ví dụ để minh hoạ cho học sinh

 

doc2 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 251 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Thể dục Lớp 11 - Tiết 9 - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 07-09-2010 GIÁO ÁN SỐ 09 Tiết 09 Bài học: - Lý thuyết: Nguyên tắc vừa sức và nguyên tắc hệ thông trong tập luyện TDTT (nội dung 2) - Mục tiêu: + Kiến thức: Biết vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào các hoạt động ở nhà trường và trong đời sống hàng ngày. + Thái độ: Tự giác, tích cực trong quá trình học môn TD, xây dựng kế hoạch và tự tập luyện hàng ngày. - Địa điểm, phương tiện: Giáo án, một số hình ảnh, ví dụ để minh hoạ cho học sinh Thời lượng Nội dung Hoạt động của Thầy và trò Nguyên tắc hệ thống trong tập luyện TDTT a. Khái niệm: Là một trong những nguyên tắc sư phạm chỉ rõ giảng dạy và tập luyện TDTT cần phải dựa trên cơ sở khoa học, phải được tiến hành theo một trật tự, một cấu trúc thống nhất và chặt chẽ. b. Nội dung: Nguyên tắc này dựa trên các quy luật của quá trình nhận thức và mối quan hệ mang tính quy luật giữa LVĐ tập luyện và sự phát triển năng lực vận động. Trên nguyên tắc tập luyện hệ thống, quá trình tập luyện TDTT muốn đạt được hiệu quả cao cần phải đảm bảo tính mục đích, tính tuần tự và tính lên tục. Tập luyện TDTT thường xuyên sẽ dẫn đến quá trình thích ứng nâng cao sức khoẻ, nâng cao trình độ thể lựuc và mức độ hoàn thiện các kĩ năng kĩ xảo vận động cũng như các phẩm chất tâm lí. Ngừng tập luyện sẽ làm giảm dần và mất đi các thích ứng đã đạt được, do vậy muốn nâng cao sức khoẻ, thể lực và hoàn thiện kĩ thuật các đo0ọng tác TDTT cần phải tập luyện thường xuyên và liên tục. c. Yêu cầu: Tập luyện TDTT cần phải tién hành một cách có chủ đích, có kế hoạch. - Trước khi tiến hành tập luyện cần xác định rõ mục đích cần phải đạt được, bao gồm mục đích dài hạn, mục đích giai đoạn và mục đích cụ thể trong từng buổi, tiết học Việc xác định rõ mục đích tập luyện rất quan trọng một mặt nó giúp ta hiểu rõ ý nghĩa của buổi tập, giúp ta khắc phục khó khăn trong tập luyện để đạt được mục đích đề ra. - Sau khi đã xác định được mục đích tậpluyện cần tự xây dựng cho mình một kế hoạch tập luyện phù hợp với điều kiện của bản thân. Căn cứ vào quỹ thời gian HS cần sắp xếp thứ tự sử dụng các bài tập, phưong pháp tập luyện: nội dung có thể tập luyện trên lớp, nội dung cần tự tập luyện ở nhà. Khi tiến hnàh tập luyện cần phải đảm bảo mục đích, nội dung và phương pháp đề ra trong kế hoạch. Sắp xếp nội dung các buổi tập cần chú ý đến tính tuần tự và mối liên hệ lẫn nhau giữa chúng. Nội dung tự tập luyện nên sắp xếp theo quy tắc sau: - Từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa biết đến biết, từ thấp đến cao, từ dễ dến khó, từ nhẹ đến nặng. - Khi lựa chọn các bài tập HS cần chú ý đến hệ bổ trợ cho nhau giữa các bài tập, ví dụ: Tập chạy tốc độ sẽ có lợi cho học kĩ thuật chạy ngắn và kĩ thuật chạy đà trong môn nhảy xa. Tuy nhiên không nên tập nhảy cao đồng thời với tập nhảy xa vì kĩ thuật nhảy xa có cấu trúc khác, thậm chí có giai đoạn kĩ thuật ngược với nhảy cao, chẳng hạn như giai đoạn giậm nhảy. HS nghe giảng và ghi chép để thực hiện - Khi sắp xếp nội dung tập luyện trong một buổi tập và các buổi tập trong tuần, HS cần chú ý đến hiệu quả gần nhát và tính tuần tự hợp lí. Trong một buổi tập, việc thực hiện các bài tậpkchạy tốc độ là tiền đề thuận lợi cho tập luyện chạy bền. Không nên xếp nội dung tập luyện chạy bền trước các bài tập chạy tốc độ, vì mệt mỏi do các bài tập sức bền gây ra sẽ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả của tập luyện tốc độ. Do vậy nên sắp xếp các nội dung học kĩ thuật lên phần đầu buổi tập, sau đó có thể là các bài tập sức nhanh, sức mạnh hoặc sức bền. Với các bài tập mềm dẻo, các em có thể tập thường xuyên vào các buổi sáng hoặc sau phần khởi động của các buổi tự tập. Như vậy, vừa tiết kiệm được thời gian tập luyện vừa đạt được hiệu quả mong muốn. Cần tập luyện thường xuyên, liên tục, tránh nghỉ tập luyện quá dài. Tập luyện thường xuyên, liên tục sẽ không làm mất đi hiệu quả đạt được từ các buổi tập trước đó và đạt được hiệu quả tổng hợp là sự thích ứng với trình độ sức khoẻ và thể lực cao hơn mức khởi điểm. Do đó tập luyện TDTT hằng ngày là tốt nhất, nếu không có điều kiện thì một tuần nên tập ít nhất 3 -4 lần, mỗi lần 30 – 40’ Nghỉ tập luyện dài sẽ làm giảm sút và mất đi những hiệu quả tập luyện TDTT. Bài tập về nhà: Về nhà luyện tập chạy cự li ngắn 30 – 50m từ 3 – 5 lần/ ngày. Ôn bài thể dục Liên hoàn đối với Nam và bài thể dục Nhịp điệu đối với Nữ. Luyện tập chạy bền. * Rút kinh nghiệm, bổ sung

File đính kèm:

  • doctiet 09.doc