A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: biết sắp xếp các tranh đúng trình tự câu chuyện: Gọi bạn. Biết dựa vào tranh kể lại được nội dung câu chuyện. Biết sắp xếp các câu trong bài theo đúng trình tự, diễn biến.
2. Kỹ năng: Vận dụng kiến thức đã học để lập danh sách một nhóm từ 3 đến 5 hs trong tổ học tập theo mẫu.
3. Thái độ: GD học sinh có ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
B/ Đồ dùng:
- Tranh minh hoạ BT1, băng dính, 4 băng giấy ghi 4 câu văn (a, b, c, d) BT2.
- Bút dạ và một số từ giấy khổ to kẻ bảng BT 3 cho từng nhóm.
52 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1605 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Môn Tập làm văn Lớp 2 Năm 2006, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gì?
- Về nhà tập kể lại câu chuyện.
- Nhận xét tiết học.
Hát.
- 3 h/s kể lại câu chuyện và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét.
- Nhắc lại.
- Lắng nghe
- 2 hs đọc câu hỏi dưới bức tranh.
- Nghe và quan sát tranh theo lời kể của GV.
- Bác và các chiến sĩ đi công tác.
- Khi qua một con suối có những hòn đá bắc thành lối đi, một chiến sĩ sảy chân vì có hòn đá bị kênh.
- Bác bảo anh chiến sĩ đó kê lại hòn đá cho chắc chắn để người khác qua suối không bị ngã.
- Bác Hồ rất quan tâm đến các anh chiến sĩ, nếu không kê lại hòn đá đó thì người khác lại bị ngã nữa.
- 3,4 HS hỏi đáp trước lớp.
- Nhận xét – bổ sung.
* Viết câu trả lời cho câu hỏi d trong bài tập 1.
- Các nhóm thực hành hỏi đáp.
- Viết bài vào vở.
- 3,4 h/s đọc bài viết.
- Nhận xét - bổ sung.
- Phải biết quan tâm đến người khác./ Cần quan tâm đến mọi người xung quanh./ Làm việc gì cũng phải nghĩ đến người khác.
Giảng: Thứ 6 / / 2/ 2007
Bài 31 : đáp lời khen ngợi – tả ngắn về bác hồ
A/ Mục tiêu:
1.Kiến thức: Biết nói câu đáp lời khen ngợi một cách khiêm tốn, lịch sự, nhã nhặn. Quan sát ảnh Bác Hồ và trả lời câu hỏi.
2.Kỹ năng: Viết được đoạn Văn từ 3 đến 5 câu tả về ảnh Bác Hồ.
3.Thái độ: GD học sinh có ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
B/ Đồ dùng:
- ảnh Bác Hồ.
- BP viết tình huống bài tập 1.
C/ Phương pháp:
Quan sát, thảo luận nhóm, kể chuyện, luyện tập thực hành…
D/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.ổn định tổ chức:(1’)
2.Kiểm tra bài cũ: (3-5’)
- YC h/s kể và trả lời câu hỏi về câu chuyện : Qua suối
- Nhận xét - Đánh giá.
3.Bài mới: (30’)
a,GT bài:
- Ghi đầu bài.
b.Nội dung:
*Bài 1:
- YC đọc lại tình huống1.
- Khi con quét dọn nhà cửa sạch sẽ, được cha mẹ khen.
VD: Con quét nhà sạch quá! Hôm nay con gỏi lắm. Khi đó con đáp lại lời khen như thế nào?
? Khi đáp lại lời khen ta cần có giọng nói, thái độ ntn.
- YC thảo luận nhóm đôi để nói lời đáp cho các tình huống b,c.
- YC các nhóm trình bày trước lớp.
- Nhận xét - đánh giá.
* Bài 2.
- YC quan sát ảnh Bác Hồ.
- ảnh Bác thường được treo ở đâu?
- Trông Bác ntn: Râu, tóc, vầng trán, đôi mắt.
- Con hứa gì với Bác Hồ?
- YC các nhóm nói về ảnh Bác theo các câu hỏi.
- Gọi h/s trình bày.
- Nhận xét đánh giá.
* Bài 3:
- YC viết bài vào vở.
Gọi 1 số h/s trình bày.
4. Củng cố- Dặn dò:
- Về nhà tập nói lời đáp.
- Nhận xét tiết học.
Hát.
- 3 h/s kể lại câu chuyện và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét.
- Nhắc lại.
* Nói lời đáp của em trong những trường hợp sau:
a, Em quét nhà cửa sạch sẽ, được cha mẹ khen.
- HS thi đua nói lời đáp.
+ Con cảm ơn bố mẹ./ Con đã làm gì giúp được bố mẹ đâu ạ./ Có gì đâu ạ./ Từ nay con sẽ quét nhà thường xuyên giúp bố mẹ.
- Nhận xét – bổ sung.
- Khi đáp lời khen cần nói với giọng vui vẻ, phấn khởi nhưng khiêm tốn, tránh tỏ ra kiêu căng.
b, Bạn mặc áo đẹp thế./ Bạn mặc bộ quần áo này trông rất xinh.
+ Bạn lại khen mình rồi./ Thế ư, cảm ơn bạn.
c, Cháu ngoan quá!./ Cháu thật tốt bụng.
+ Không có gì đâu ạ./ Cháu sợ những người sau vấp ngã.
* Quan sát ảnh Bác Hồ được treo trên bảng lớp học, trả lời các câu hỏi.
- ảnh Bác được treo trên tường, trên bảng lớp.
- Râu Bác dài, tóc Bác bạc phơ, vầng trán cao và đôi mắt sáng ngời, nụ cười đôn hậu.
- Con hứa với Bác sẽ chăm ngoan làm theo lời Bác dậy.
- Thảo luận nhóm đôi
- Trình bày trước lớp.
- Nhận xét - bổ sung.
* Dựa vào câu trả lời ở bài 2 viết một đoạn văn từ 3 đến 5 câu nói về ảnh Bác Hồ.
- Viết bài .
- Đọc bài viết.
Giảng: Thứ 6 / / 2/ 2007
Bài 32 : đáp lời từ chối – đọc sổ liên lạc
A/ Mục tiêu:
1.Kiến thức: Biết đáp lời từ chối của người khác trong các tình huống giao tiếp với thái độ lịch sự, nhã nhặn.
2.Kỹ năng: Biết kể lại chính xác nội dung một trang sổ liên lạc.
3.Thái độ: GD học sinh có ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
B/ Đồ dùng:
- Quyển sổ liên lạc.
- BP viết tình huống bài tập 1,2.
C/ Phương pháp:
Quan sát, thảo luận nhóm, kể chuyện, luyện tập thực hành…
D/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.ổn định tổ chức:(1’)
2.Kiểm tra bài cũ: (3-5’)
- YC h/s đọc bài viết của mình về Bác Hồ.
- Nhận xét - Đánh giá.
3.Bài mới: (30’)
a,GT bài:
- Ghi đầu bài.
b.Nội dung:
*Bài 1:
- Treo tranh.
? Các bạn đã nói gì với nhau.
- YC suy nghĩ để tìm lời đáp khác cho bạn.
- YC các nhóm trình bày trước lớp.
- Nhận xét - đánh giá.
* Bài 2.
- YC hs lên làm mẫu tình huống 1.
- YC sắm vai các tình huống còn lại.
- Nhận xét đánh giá.
* Bài 3:
- YC hs tự tìm và đọc cho cả lớp nghe.
- Nhận xét đánh giá.
4. Củng cố- Dặn dò:
- Cần tỏ ra lịch sự , văn minh trong mọi tình huống giao tiếp.
- Nhận xét tiết học.
Hát.
- 3 h/s đọc.
- Nhận xét.
- Nhắc lại.
* Đọc lời các nhân vật trong tranh.
- Quan sát và nhẩm lời nhân vật trong tranh.
+ Bạn nói: Cho tớ mượn truyện với.
+ Bạn trả lời: Xin lỗi tớ chưa đọc xong.
+ Bạn nói: Thế thì tớ đọc sau vậy.
- Khi nào cậu đọc xong tớ sẽ mượn vậy./ Hôm sau cậu cho tớ mượn nhé.
- Hai nhóm thực hành sắm vai trước lớp.
- Nhận xét – bổ sung.
* Nói lời đáp của em trong các tình huống sau:
a, Cho mình mượn quyển truyện này với.
b, Truyện này tớ cũng đi mượn.
c, Vậy à ! Đọc xong cậu kể lại cho mình nghe với nhé.
- Các nhóm lên sắm vai.
+ Con sẽ cố gắng vậy./ Bố sẽ gợi ý cho con nhé./ Con sẽ vẽ cho thật đẹp.
+ Vâng, con sẽ ở nhà./ Lần sau mẹ cho con đi với nhé.
* Đọc và nói lại một trang sổ liên lạc của mình.
- 4,5 hs trình bày trước lớp.
+ Lời ghi của thầy cô giáo.
+ Ngày tháng ghi.
+ Nói suy nghĩ của mình và việc làm của mình sau khi đọc xong trang sổ đó.
- Nhận xét - bổ sung.
Giảng: Thứ 6 / / 2/ 2007
Bài 33 : đáp lời an ủi – kể chuyện được chứng kiến
A/ Mục tiêu:
1.Kiến thức: Biết đáp lời an ủi trong các tình huống giao tiếp
2.Kỹ năng: Biết viết một đoạn văn ngắn kể về việc làm tốt của bạn em hoặc em. Theo dõi, nhận xét, đánh gía bài của bạn.
3.Thái độ: GD học sinh có ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
B/ Đồ dùng:
- Tranh minh hoạ bài tập 1.
- Viết tình huống bài tập 1,2.
C/ Phương pháp:
Quan sát, thảo luận nhóm, kể chuyện, luyện tập thực hành…
D/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.ổn định tổ chức:(1’)
2.Kiểm tra bài cũ: (3-5’)
- YC 2,3 cặp h/s lên thực hành hỏi đáp theo các tình huống bài tập 2.
- Nhận xét - Đánh giá.
3.Bài mới: (30’)
a,GT bài:
- Ghi đầu bài.
b.Nội dung:
*Bài 1:
- Treo tranh.
? Tranh vẽ những ai ? Họ đang làm gì.
? Các bạn đã nói với nhau những gì.
- YC hs nói lời đáp khác thay cho lời của bạn.
- Nhận xét - đánh giá.
* Bài 2.
- YC hs đọc lại các tình huống.
- YC các nhóm thảo luận sắm vai các tình huống.
- YC các nhóm trình bày.
- Nhận xét đánh giá.
* Bài 3:
- Nêu yc: Hằng ngày chúng ta làm rất nhiều việc tốt hãy kể lại cho các bạn cùng nghe.
- YC hs trình bày trước lớp.
- Nhận xét đánh giá.
4. Củng cố- Dặn dò:
- Chúng ta cần đáp lại lời an ủi một cách lịch sự.
- Nhận xét tiết học.
Hát.
- 2 cặp h/s thực hành.
- Nhận xét.
- Nhắc lại.
* Hãy nhắc lại lời an ủi và lời đáp của các nhân vật trong tranh.
- Tranh vẽ hai học sinh, một bạn ốm đang nằm trên giường, một bạn đén thăm bạn bị ốm.
- HS1: Đừng buồn, bạn sắp khỏi rồi.
- HS2: Cảm ơn bạn.
+ Bạn tốt quá./ Cảm ơn bạn đã chia sẻ với mình./ Có bạn đến thăm mình cũng đỡ nhiều rồi./ Cảm ơn bạn.
- Nhận xét – bổ sung.
* Nói lời đáp của em trong các tình huống sau:
- Các nhóm thảo luận nhóm đôi sắm vai 3 tình huống.
a, Con xin cảm ơn cô./ Con cảm ơn cô ạ. Lần sau con sẽ cố gắng nhiều hơn./ Con cảm ơn cô nhất định con sẽ cố gắng.
b, Cảm ơn bạn./ Có bạn chia sẻ mình cũng thấy đỡ tiếc rồi./ Cảm ơn bạn, nhưng mình nghĩ nó sẽ biết đường về.
c, Cảm ơn bà, cháu cũng mong là ngày mai nó sẽ về.
* Viết một đoạn văn ngắn 3,4 câu kể về việc làm tốt của em hoặc bạn em.
- Suy nghĩ về việc tốt mà mình đã làm để kể.
- Làm bài vào vở theo HD
+ Việc làm tốt của em ( của bạn em ) là việc gì.
+ Việc đó diễn ra vào lúc nào.
+ Em ( bạn em ) đã làm việc ấy ntn? Kể rõ hành động, việc làm cụ thể để làm rõ việc làm tốt.
+ Kết quả của việc làm đó.
+ Em ( bạn em ) cảm thấy thế nào sau khi làm việc đó.
- Nhận xét - bổ sung.
Giảng: Thứ 6 / / 2/ 2007
Bài 34 : kể ngắn về người thân
A/ Mục tiêu:
1.Kiến thức: Rèn kỹ năng nói: Biết kể về nghề nghiệp cuỉa một người thân theo các câu hỏi gợi ý.
2.Kỹ năng: Biết viết lại những điều đã kể thành một đoạn văn ngắn, đơn giản, chân thật.
3.Thái độ: GD học sinh có ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
B/ Đồ dùng:
- Tranh ảnh GT một số nghề nghiệp.
C/ Phương pháp:
Quan sát, thảo luận nhóm, kể chuyện, luyện tập thực hành…
D/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.ổn định tổ chức:(1’)
2.Kiểm tra bài cũ: (3-5’)
- YC 3,4 h/s lên kể về một việc làm tốt của em hoặc bạn em.
- Nhận xét - Đánh giá.
3.Bài mới: (30’)
a,GT bài:
- Ghi đầu bài.
b.Nội dung:
*Bài 1:
- Gọi hs đọc yc.
? Bài yc kể về gì.
- YC hs dựa vào gợi ý để kể (không phải là trả lời câu hỏi )
- YC 2,3 hs kể về người thân của mình.
- Nhận xét - đánh giá.
* Bài 2.
- YC hs viết lại các câu trả lời vào vở.
- YC hs trình bày.
- Nhận xét đánh giá.
4. Củng cố- Dặn dò:
- Qua bài các con dã biết kể ngắn về người thân, chúng ta thêm yêu quí nghề nghiệp của những người thân.
- Nhận xét tiết học.
Hát.
- 3,4 h/s lên kể.
- Nhận xét.
- Nhắc lại.
* Hãy kể về một người thân của con ( bố, mẹ, chú hoặc dì ) theo các câu hỏi gợi ý.
- Bài yc kể về nghề nghiệp của người thân.
- Người thân có thể là bố, mẹ, chú, dì, cô, bác, ông, bà,…
- HS kể về người thân.
Bố em là kỹ sư ở nhà máy si măng của tỉnh. Hằng ngày bố phải đi làm từ sáng sớm. Công việc của bố rất nặng nhọc, vất vả nhưng rất có ích vì không có si măng thì không thể xây dựng lên các ngôi nhà cao tầng, các trường học khang trang đẹp đẽ được.
- Nhận xét – bổ sung.
* Viết những điều đã kể ở bài tập 1 thành một đoạn văn ngắn kể về một người thân.
- Viết bài chú ý đặt câu đúng, sử dụng dấu chấm, dấu phảy đúng chỗ, biết nối kết các câu thành bài văn.
- 3,4 hs đọc bài trước lớp.
- Nhận xét - bổ sung.
File đính kèm:
- Tap lam van.doc