Giáo án môn Sinh học Lớp 8 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2013-2014

A. Chuẩn bị chung:

 I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 - Khái niệm Vitamin, vai trò của Vitamin đối với hoạt động sống của cơ thể.

 - Vai trò của muối khoáng đối với cơ thể.

 2. Kĩ năng: phân tích, so sánh, liên hệ thực tế và vận dụng.

 3. Thái độ: Có ý thức trong việc xây dựng khẩu phần ăn 1 cách hợp lý.

 II. Trọng tâm – Phương pháp:

 1. Trọng tâm: phần 1 và 2.

 2. Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động theo nhóm.

 III. Chuẩn bị:

 1. GV: - Phóng to bảng 34.1 và 34.2

 - Tranh ảnh về một nhóm thức ăn chứa vitamin và muối khoáng.

 - Tranh trẻ em bị thiếu vitamin D, còi xương, bước cổ do thiếu muối iốt.

 2. HS: Nghiên cứu và soạn trước bài mới.

B. Tiến trình DH:

 I. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số

 II. Giảng bài mới (39p)

 1. Mở bài: Vitamin và muối khoáng có vai trò quan trọng đối với đời sống con người. Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu.

 2. Bài giảng:

I. Hoạt động 1: Vitamin

 

doc99 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 426 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Sinh học Lớp 8 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2013-2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ì AIDS lây lan nhanh, nhiễm HIV là tử vong và HIV là vấn đề toàn cầu. - Đại diện HS trả lời, lớp nhận xét. @ Tiểu kết: AIDS là thảm hoạ của loài người vì: + Tỉ lệ tử vong rất cao. + Không có văcxin phòng và thuốc chữa. + Lây lan nhanh. III. Hoạt động 3: Các biện pháp lây nhiễm HIV/ AIDS Mục tiêu: HS nêu được các biện pháp phòng tránh lây nhiễm AIDS → ý thức phòng tránh. Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 12p III. Các biện pháp lây nhiễm HIV/ AIDS - GV nêu vấn đề: + Dựa vào con đường lây truyền AIDS, hãy đề ra các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm AIDS? - Khái quát lại. - GV hỏi thêm: + Em cho rằng, đưa người bị nhiễm HIV vào sống trong cộng đồng là đúng hay sai? Vì sao? + Em sẽ làm gì để góp sức mình vào công việc ngăn chặn sự lây lan của đại dịch AIDS? + Tại sao nói AIDS nguy hiểm nhưng không đáng sợ? → Giáo dục ý thức HS tự bảo vệ bản thân. - Cá nhân dựa vào mục 1, hội ý theo bàn thống nhất ý kiến→ nêu được: + An toàn truyền máu. + Mẹ bị AIDS không nên sinh con. + Sống lành mạnh. - Đại diện HS trả lời, lớp nhận xét. - HS vận dụng hiểu biết bản thân, hội ý theo bàn thống nhất ý kiến. - Đại diện HS trả lời, lớp nhận xét. @ Tiểu kết: Chủ động phòng tránh lây nhiễm AIDS: + Không tiêm chích ma tuý, không dùng chung kim tiêm, kiểm tra máu trước khi truyền. + Sống lành mạnh, 1 vợ 1 chồng. + Người mẹ nhiễm AIDS khô & 3. Kiểm tra-đánh giá (4p) + AIDS là gì? AIDS lây qua những con đường nào? + Phòng tránh lây nhiễm HIV bằng cách nào? 4. Dặn dò(1p) - Học bài và trả lời các câu hỏi SGK. - Chuẩn bị nội dung ôn tập. C. Rút kinh nghiệm: Tuần 35 Ngày soạn: 4/5/2014 Ngày dạy: .................. Tiết 68: BÀI TẬP A. Chuẩn bị chung: I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp học sinh ôn tập lại kiến thức để giải một số bài tập. 2. Kĩ năng: vận dụng kiến thức, hợp tác nhóm. 3. Thái độ: giáo dục ý thức tự học. II. Trọng tâm – Phương pháp: 1. Trọng tâm: hệ thần kinh và giác quan, tuyến sinh dục, sinh sản. 2. Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động theo nhóm. III. Chuẩn bị: 1. GV: Chuẩn bị một số bài tập. 2. HS: Ôn tập lại toàn bộ nội dung đã học kì II. B. Tiến trình DH: I. Ổn định tổ chức (1p): Kiểm tra sĩ số II. Kiểm tra 15 phút Câu 1: Cơ thể đã điều hòa các quá trình sinh lí diễn ra bình thường bằng cách nào? Cho ví dụ minh họa. (5 điểm) Câu 2: Để tránh thai ngoài ý muốn hoặc tránh thai ở tuổi vị thành niên cần chú ý những gì? (5 điểm) III. Giảng bài mới (20p) 1. Mở bài: Nêu mục tiêu của tiết học → bài mới. 2. Bài giảng: Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 25p * GV nêu các bài tập: 1. Bài tập 1: Hãy chọn các số chỉ vị trí các vùng ở đại não điền vào ô tương ứng. Võ đại não có các vị trí: 1. Thùy chẩm 2. Thùy thái dương 3. Hồi đỉnh lên 4. Hồi trán lê Các vùng chức năng: a. Vùng cảm giác b. Vùng thị giác c. Vùng vận động d. Vùng thính giác 2. Bài tập 2: Hãy sắp xếp các Hoocmon tương ứng với các tuyến nội tiết: 1. Tuyến yên a. Tiroxin 2. Tuyến giáp b. Adrenalin 3. Tuyến sinh dục c. Testosteron 4. Tuyến tụy d. FSH, LH 5. Tuyến trên thận e. Isulin f. Glucagon g. Ơstrogen 3. Bài tập 3: A. Chọn câu trả lời đúng a. Tinh trùng là tế bào sinh dục nam được sinh ra từ túi tinh. b. Tinh trùng di chuyển nhờ đuôi c. Có 2 loại tinh trùng: X và Y d. Buồng trứn là nơi sản sinh ra trứng. e. Có 2 loại trứng như tinh trùng. f. Tinh trùng di chuyển nhanh trong âm đạo. B. Các biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV: a. Không tiêm chích ma túy. b. Không quan hệ tình dục mất an toàn c. Không sống chung với người nhiễm HIV d. Không sử dụng chung đồ với người nhiễm HIV e. Cần đưa những người nhiễm HIV cách li. f. Không làm lây nhiễm HIV cho người khác. 4. Bài tập 4: Hãy chọn những từ: thần kinh, cận thị, tế bào nón, phản xạ hoàn thành các câu sau: 1. Nơron là loại tế bào.. 2. là tế bào thụ cảm thị giác. 3. là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần. 4. Tiếng nói và chữ viết là các tín hiệu gây ra các . có điều kiện cấp cao ở người. - Chia lớp thành 4 – 6 nhóm, yêu cầu thảo luận và hoàn thành bài tập. - Khái quát lại bằng đáp án đúng. - Nhóm thảo luận thống nhất ý kiến hoàn thành bài tập. - Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung. & 3. Kiểm tra-đánh giá (4p) - Nhận xét tinh thần, thái độ học tập các nhóm. - Ghi điểm các nhóm làm tốt. - Nhắc lại kiến thức trọng tâm. 4. Dặn dò (1p): Ôn tập lại toàn bộ các bài đã học trong HKII. C. Rút kinh nghiệm: Tuần 36 Ngày soạn: 11/5/2014 Ngày dạy: ................... Tiết 69 - Bài 66 ÔN TẬP TỔNG KẾT A. Chuẩn bị chung: I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hệ thống hóa kiến thức đã học trong năm. - Nắm chắc các kiến thức cơ bản trong chương trình sinh học 8. 2. Kĩ năng: vận dụng kiến thức vào thực tế, nối kết kiến thức, tư duy tổng hợp , khái quát hóa và hoạt động nhóm có hiệu quả. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức học tập , hệ thống tổng hợp kiến thức . - Ý thức giữ gìn vệ sinh cơ thể, bảo vệ cơ thể tránh khỏi bệnh tật. II. Trọng tâm – Phương pháp: 1. Trọng tâm: nội dung ôn tập. 2. Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động theo nhóm. III. Chuẩn bị: 1. GV: Các tư liệu có liên quan: tranh một số hệ cơ quan, cơ chế điều hòa thần kinh thể dịch, tranh tế bào. 2. HS: xem lại các kiến thức đã học. B. Tiến trình DH: I. Ổn định tổ chức(1p): Kiểm tra sĩ số II. Giảng bài mới (39p) 1. Mở bài: Nêu mục tiêu của tiết học → bài mới. 2. Bài giảng: I. Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức Mục tiêu: HS nhớ lại tất cả các kiến thức đã học. Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 20p I. Ôn tập kiến thức - Chia lớp thành 4 – 8 nhóm, mỗi nhóm làm 2 hoặc 1 bảng kiến thức( từ bảng 66.1→ 66.8 SGK). Yêu cầu các nhóm thảo luận và hoàn thành trong 15p. - Gọi đại diện nhóm trình bày. - Khái quát lại. - Nếu có máy chiếu, GV chiếu toàn bộ các nội dung cho HS theo dõi. - Các nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến. - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét. II. Hoạt động 2: Tổng kết sinh học 8 Mục tiêu: HS vận dụng hiểu biết bản thân trả lời các câu hỏi. Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 19p II. Tổng kết sinh học 8 Nêu vấn đề: Chương trình Sinh học 8 giúp em có những kiến thức gì về cơ thể người và vệ sinh? - Khái quát lại. - Nếu còn thời gian, cho HS trả lời các câu hỏi tr212 SGK. - HS tự ng.cứu thông tin SGK, trao đổi thống nhất ý kiến → nêu được: + Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể. + Các hệ cơ quan có cấu tạo phù hợp với chức năng. + Các hệ cơ quan hoạt động nhịp nhàng nhờ sự điều khiển của hệ thần kinh và thể dịch. + Cơ thể thường xuyên trao đổi chất với môi trường để tồn tại và phát triển. + Cơ quan sinh sản thực hiện chức năng đặc biệt là sinh sản. + Biết các tác nhân gây hại chho cơ thể và biện pháp rèn luyện bảo vệ cơ thể. - Đại diện HS trả lời, lớp nhận xét bổ sung. & 3. Kiểm tra-đánh giá(4p) - Nhận xét thái độ học tập của HS. - Nhắc HS nhớ các kiến thức cơ bản. 4. Dặn dò(1p) Về nhà ôn tập lại theo nội dung đã cho, chuẩn bị thi học kỳ II. C. Rút kinh nghiệm: Tuần 36 Ngày soạn: 11/5/2014 Ngày dạy: .................... Tiết 70: KIỂM TRA HỌC KÌ II A. Chuẩn bị chung: I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS nhớ sâu hơn các kiến thức đã học ở các chương. 2. Kỹ năng sống: phân tích, so sánh, khái quát và vận dụng kiến thức. II. Chẩn bị: 1. GV: chuẩn bị đề kiểm tra, đáp án và ma trận đề. 2. HS: bút, thước. B. Tiến trình DH: I. Ổn định tổ chức (1p) II. Bài mới: 1. Xây dựng ma trận: Cấp độ Chủ đề Các mức độ nhận thức Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cấp thấp Vận dụng cấp cao TN TL TN TL TN TL TN TL Bài tiết - Cơ quan thực hiện bài tiết. - Cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu Câu 1, Câu 3 2 câu 1 điểm = 10% 1 điểm = 10% Thần kinh và giác quan Cấu tạo tế bào trên màng lưới PXCĐK và PXKĐK. Ý nghĩa Biện pháp bảo vệ hệ thần kinh Câu 4 Câu 7 Câu 6 3 câu 5điểm = 50% 0,5 điểm = 5% 2 điểm = 20% 2,5điểm = 25% Nội tiết Hoocmon tuyến sinh dục nam Câu 2 1 câu 0,5 điểm = 5% 0,5 điểm = 5% Sinh sản Thụ tinh, thụ thai, tinh hoàn và sự rụng trứng - Những biến đổi ở cơ thể nữ. - Nguyên tắc và biện pháp tránh thai Câu 5 Câu 8 2 câu 3,5điểm = 35% 2 điểm = 20% 1,5 điểm = 15% Tổng 5 câu 4 điểm = 40% 2 câu 3,5 điểm = 35% 1 câu 2,5 điểm = 25% 8 câu 10điểm= 100% A. Trắc nghiệm (4 điểm) - Thời gian làm bài 18 phút I. Hãy chọn đáp án đúng trong các ý trả lời sau (2 điểm) Câu 1: Trong cơ thể, cơ quan thực hiện bài tiết: a. Ruột b. Da c. Phế quản d. Gan. Câu 2: Hoocmon tuyến sinh dục nam: a. Testosteron. b. Ostrogen. c. Adrenalin. d. Insulin. Câu 3: Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu gồm các cơ quan: a. Thận, cầu thận, bóng đái. b. Thận, ống thận, bóng đái. c. Thận, ống dẫn nước tiểu, ống đái, bóng đái. d. Thận, bóng đái, ống đái. Câu 4: Tế bào thụ cảm thị giác gồm: a. Tế bào nón và tế bào que. b. Tế bào nón và tế bào hai cực. c. Tế bào nón và tế bào thần kinh. d. Tế bào nón và tế bào sắc tố. II. Hoàn thành bảng (2 điểm) Câu 5: Nối thông tin ở cột A với thông tin cột B sao cho đúng. Cột A Cột B 1. Tinh hoàn a. sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng tạo thành hợp tử. 2. Sự rụng trứng b. trứng được thụ tinh bám vào thành tử cung. 3. Thụ tinh c. nơi sản sinh ra tinh trùng. 4. Thụ thai d. khi trứng chín, bao noãn vỡ ra để trứng thoát ra ngoài. B. Tự luận (6 điểm) - Thời gian làm bài 27 phút Câu 6 (2,5 điểm): Trong vệ sinh hệ thần kinh cần quan tâm tới những vấn đề gì? Vì sao? Câu 7 (2 điểm): Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện? Cho ví dụ về 2 loại phản xạ này. Nêu rõ ý nghĩa của sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống con người và động vật? Câu 8 (1,5 điểm): Dấu hiệu nào ở nữ giới cho thấy đã đến tuổi có khả năng có con? Kể tên các nguyên tắc và các biện pháp tránh thai. --- Hết --- 3. Nhận xét (1p): Thu bài và nhận xét thái độ học làm bài của HS 4. Dặn dò: Ôn tập lại toàn bộ các kiến thức chương trình Sinh học 8 C. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docgiao an sinh 8 hoc ki II chuan KTKN.doc