Giáo án môn Sinh học Lớp 7 - Tiết 7, Bài 7: Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh - Nguyễn Thị Hồng Xương

1. MỤC TIÊU: Học xong bài học này HS đạt được:

 1.1.Kiến thức:

 - Trình bày được các đặc điểm chung của động vật nguyên sinh

 - Nêu được vai trò của ĐVNS với đời sống con người và với thiên nhiên

 1.2.Kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng thu thập xử lí thông tin, quan sát tranh ảnh để rút ra đặc điểm chung và vai trò của động vật nguyên sinh.

 - Rèn kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực.

 - Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước tổ nhóm lớp.

 1.3.Thái độ:

 - Giáo dục ý thức giữ vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân

 - Giáo dục ý thức tiết kiệm nguồn năng lượng dầu mỏ

2.TRỌNG TÂM: Đặc điểm chung, vai trò của động vật nguyên sinh.

3. CHUẨN BỊ:

 3.1.GV:Tranh về một số ĐVNS và bảng phụ

 3.2.HS:Ôn lại các kiến thức đã học về ĐVNS, kẻ bảng nhóm Bảng 1/trang 26

4.TIẾN TRÌNH:

 4.1. Ổn đinh tổ chức và kiểm diện:

 Kiểm tra sĩ số HS

 4.2. Kiểm tra miệng:

 Câu 1:Kể tên một số ĐVNS và cho biết thức ăn của những ĐVNS đó?

 - Trùng roi, trùng giày, trùng biến hình, trùng kiết lị, trùng sốt rét

 - Thức ăn: Vụn hữu cơ, vi khuẩn, hồng cầu

 Câu 2:Trùng kiết lị, trùng sốt rét có hại như thế nào đến sức khoẻ con người?

 - Trùng kiết lị: Gây vết loét ở ruột, người bị bệnh đi ngoài liên tiếp, suy nhược cơ thể và có thể chết nếu không chữa khỏi

 - Trùng sốt rét: Chui vào hồng cầu kí sinh và sinh sản cho ra nhiều trùng sốt rét mới, phá vỡ hồng cầu và chui vào hồng cầu khác để phát triển và phá hoại gây mất máu, suy nhược cơ thể và nguy hiểm đến tính mạng

 Câu 3: Theo em động vật nguyên sinh có lợi hay hại?

 - Chúng vừa có hại vừa có lợi

4.3.Bài mới:

 

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 436 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học Lớp 7 - Tiết 7, Bài 7: Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh - Nguyễn Thị Hồng Xương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ THỰC TIỄN CỦA ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH Bài 7-Tiết 7: Tuần dạy: 4 Ngày dạy: 3.9.2012 1. MỤC TIÊU: Học xong bài học này HS đạt được: 1.1.Kiến thức: - Trình bày được các đặc điểm chung của động vật nguyên sinh - Nêu được vai trò của ĐVNS với đời sống con người và với thiên nhiên 1.2.Kĩ năng: - Rèn kĩ năng thu thập xử lí thông tin, quan sát tranh ảnh để rút ra đặc điểm chung và vai trò của động vật nguyên sinh. - Rèn kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực. - Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước tổ nhóm lớp. 1.3.Thái độ: - Giáo dục ý thức giữ vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân - Giáo dục ý thức tiết kiệm nguồn năng lượng dầu mỏ 2.TRỌNG TÂM: Đặc điểm chung, vai trò của động vật nguyên sinh. 3. CHUẨN BỊ: 3.1.GV:Tranh về một số ĐVNS và bảng phụ 3.2.HS:Ôn lại các kiến thức đã học về ĐVNS, kẻ bảng nhóm Bảng 1/trang 26 4.TIẾN TRÌNH: 4.1. Ổn đinh tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số HS 4.2. Kiểm tra miệng: Câu 1:Kể tên một số ĐVNS và cho biết thức ăn của những ĐVNS đó? - Trùng roi, trùng giày, trùng biến hình, trùng kiết lị, trùng sốt rét - Thức ăn: Vụn hữu cơ, vi khuẩn, hồng cầu Câu 2:Trùng kiết lị, trùng sốt rét có hại như thế nào đến sức khoẻ con người? - Trùng kiết lị: Gây vết loét ở ruột, người bị bệnh đi ngoài liên tiếp, suy nhược cơ thể và có thể chết nếu không chữa khỏi - Trùng sốt rét: Chui vào hồng cầu kí sinh và sinh sản cho ra nhiều trùng sốt rét mới, phá vỡ hồng cầu và chui vào hồng cầu khác để phát triển và phá hoại gây mất máu, suy nhược cơ thể và nguy hiểm đến tính mạng Câu 3: Theo em động vật nguyên sinh có lợi hay hại? - Chúng vừa có hại vừa có lợi 4.3.Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học HĐ1: Vào bài GV: ĐVNS cơ thể chỉ là một tế bào, song chúng có ảnh hưởng lớn đến cơ thể con người. HS: Lắng nghe HĐ2: Đặc điểm chung của ĐVNS: MT:Trình bày được các đặc điểm chung của ĐVNS: KN: Rèn kĩ năng thu thập xử lí thông tin, quan sát tranh ảnh để rút ra đặc điểm chung của động vật nguyên sinh. - Rèn kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực. - Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước tổ nhóm lớp. GV: Cho HS quan sát hình một số ĐVNS.Sau đó cho HS dựa vào kiến thức đã học về chúng, thảo luận nhóm lớn (5’) - Hoàn thành phiếu học tập bằng cách đánh dấu và chọn cụm từ thích hợp điền vào bảng 1 sgk HS:Dựa vào kiến thức đã học kết hợp quan sát tranh, trao đổi nhóm thống nhất ý kiến. Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét và bổ sung GV: Thông báo đáp án đúng ở bảng phụ HS: Các nhóm tự sửa chữa và bổ sung kết quả nhóm mình. GV: Tiếp tục cho HS trả lời các câu hỏi : - ĐVNS sống tự do có những đặc điểm gì ? - ĐVNS sống kí sinh có những đặc điểm gì ? - Từ đó cho biết ĐVNS có các điểm chung gì ? HS:Dựa vào kết quả thảo luận, lần lượt trả lời các câu hỏi trên - ĐVNS sống tự do:Có bộ phận di chuyển và tự tìm thức ăn - ĐVNS sống kí sinh:Một số bộ phận tiêu giảm GV:Chốt lại kiến thức đúng HS:Rút ra KL HĐ3:Tìm hiểu vai trò thực tiễn: MT: Nêu được vai trò của ĐVNS với đời sống con người và với thiên nhiên GV:Cho HS đọc phần thông tin kết hợp với hướng dẫn quan sát H7.1sgk.Yêu cầu: - Hãy xem thành phần ĐVNS trong giọt nước ao (H7.1) thảo luận, nêu vai trò của chúng trong sự sống ở ao nuôi cá HS: Nêu ý kiến GV: Tiếp tục cho HS hoàn thành bảng 2 sgk bằng cách nêu tên các ĐVNS về vai trò của chúng HS: Hoạt động cá nhân tìm hiểu và hoàn thành bảng trên. HS khác theo dõi và bổ sung GV:Thông báo đáp án đúng - Cho biết lợi ích và các tác hại do ĐVNS gây ra? HS:Trả lời và rút ra KL về vai trò của ĐVNS GVgiáo dục:Cần có ý thức giữ vệ sinh môi trường cũng như vệ sinh cá nhân, ăn chín uống sôi, ngủ màng nhằm hạn chế các tác hại do ĐVNS gây nên làm ảnh hưởng tới sức khoẻ và đời sống con người GV giáo dục TKNL: Trùng lỗ trong ngành ĐVNS còn có ý nghĩa giúp con người xác định tuổi địa tầng tìm ra mỏ dầu. Dầu mỏ là một trong những nguồn nhiên liệu rất cần thiết trong đời sống con người. Vì vậy con người cần phải biết sử dụng tiết kiệm để cho thế hệ mai sau có sử dụng. I. Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh: - Có kích thước hiển vi - Cơ thể chỉ có một tế bào đảm nhận mọi chức năng sống - Dinh dưỡng: Dị dưỡng - Di chuyển bằng chân giả, lông bơi, roi hoặc tiêu giảm - Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi. II. Vai trò thực tiễn: * Lợi ích: + Trong tự nhên: - Làm sạch môi trường nước (trùng biến hình, trùng giày) - Là thức ăn cho ĐV ở nước như cá biển, giáp xác nhỏ (trùng biến hình, trùng giày) + Đối với con người: - Giúp xác định tuổi địa tầng tìm mỏ dầu (Trùng lỗ) - Nguyên liệu chế giấy ráp (trùng phóng xạ) * Tác hại: Gây bệnh cho động vật và con người (trùng sốt rét, kiết lị) 4.4.Câu hỏi, bài tập củng cố : Câu 1.Nêu đặc điểm chung của ĐVNS, trong đó đặc điểm nào vừa đúng cho loài sống tự do lẫn loài sống kí sinh? - Các đặc điểm chung của ĐVNS Câu 2. Kể tên một số ĐVNS có lợi cho ao nuôi cá? - Trùng roi xanh và các loài trùng cỏ khác nhauchúng là thức ăn của giáp xác nhỏ và các ĐV nhỏ khác, các ĐV này lại là thức ăn của cá và các ĐV thuỷ sinh : ốc, tôm, ấu trùng sâu bọ Câu 3. Nêu vai trò của ĐVNS đối với con người? ( Lợi ích và tác hại của ĐVNS) 4.5.Hướng dẫn học sinh tự học: * Đối với bài học ở tiết học này: - Học thuộc bài - Trả lời câu hỏi SGK - Đọc mục em có biết *Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Thuỷ tức - Chương II - Đọc và tìm hiểu bài trước - Quan sát tranh vẽ - Dự kiến trả lời các câu hỏi ở bài 5.RÚT KINH NGHIỆM: ..

File đính kèm:

  • docT7 SINH HOC.doc
Giáo án liên quan