1.MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức
- Biết được đặc điểm cấu tạo của trùng sốt rét và trùng kiết lị phù hợp với lối sống kí sinh. Nêu được vòng đời phát triển, tác hại của trùng sốt rét và trùng kiết lị. Qua đó biết được cách Phòng chống bệnh sốt rét và bệnh kiết lị.
- Qua bài học biết được tầm nguy hiểm của bệnh sốt rét, ta có thể giáo dục cho HS có ý thức phòng bệnh bằng cách giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, diệt muỗi,
1.2.Kĩ năng
-Tìm kiếm và xử lý thông tin khi quan sát tranh và nghiên cứu thông tin trong SGK
- Hợp tác lắng nghe tích cực
- So sánh phân tích
- Tự tin trình bày trước tổ, nhóm, lớp
1.3.Thái độ:
- Giáo dục HS tích cực hơn trong công tác bảo vệ môi trường, vệ sinh ăn uống, cá nhân,
2.NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Trùng kiết lị và trùng sốt rét
3.CHUẨN BỊ
3.1.Giáo Viên:
- Tranh bào xác trùng kiết lị.
- Tranh trùng kiết lị nuốt hồng cầu.
- Tranh sinh sản của trùng sốt rét ở người.
- Bảng phụ: Nội dung bảng /24 SGK
3.2.Học Sinh:
- Kiến thức cũ cần ôn:Trùng biến hình, trùng giày
- Chuẩn bị trả lời các câu hỏi trong nội dung bài mới.
- Sưu tầm tranh ảnh về trùng kiết lị và trùng sốt rét
5 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 543 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học Lớp 7 - Tiết 6, Bài 6: Trùng kiết lị và trùng sốt rét - Năm học 2013-2014 - Trương Thị Hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-Tuần 3 . Tiết : 6
Bài 6
1.MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức
- Biết được đặc điểm cấu tạo của trùng sốt rét và trùng kiết lị phù hợp với lối sống kí sinh. Nêu được vòng đời phát triển, tác hại của trùng sốt rét và trùng kiết lị. Qua đó biết được cách Phòng chống bệnh sốt rét và bệnh kiết lị.
- Qua bài học biết được tầm nguy hiểm của bệnh sốt rét, ta có thể giáo dục cho HS có ý thức phòng bệnh bằng cách giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, diệt muỗi,
1.2.Kĩ năng
-Tìm kiếm và xử lý thông tin khi quan sát tranh và nghiên cứu thông tin trong SGK
- Hợp tác lắng nghe tích cực
- So sánh phân tích
- Tự tin trình bày trước tổ, nhóm, lớp
1.3.Thái độ:
- Giáo dục HS tích cực hơn trong công tác bảo vệ môi trường, vệ sinh ăn uống, cá nhân,
2.NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Trùng kiết lị và trùng sốt rét
3.CHUẨN BỊ
3.1.Giáo Viên:
- Tranh bào xác trùng kiết lị.
- Tranh trùng kiết lị nuốt hồng cầu.
- Tranh sinh sản của trùng sốt rét ở người.
- Bảng phụ: Nội dung bảng /24 SGK
3.2..Học Sinh:
- Kiến thức cũ cần ôn:Trùng biến hình, trùng giày
- Chuẩn bị trả lời các câu hỏi trong nội dung bài mới.
- Sưu tầm tranh ảnh về trùng kiết lị và trùng sốt rét
4. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1’) : Lớp 7A1 Lớp 7A2
Lớp 7A3 Lớp 7A4 Lớp 7A5
4.2.Kiểm tra miệng :
Câu1: Trùng giày di chuyển lấy thức ăn, tiêu hóa và thải bã như thế nào?(8 đ )
*Di chuyển
- Trùng giày vừa tiến vừa xoay nhờ các lông bơi rung động theo kiểu làn sống và mọc theo vòng xoắn quanh cơ thể
*Bắt mồi và tiêu hóa mồi
- Cách lấy thức ăn được lông bơi dồn về lỗ miệng
- Tiêu hóa: thức ăn qua miệng và hầu được vo thành viên trong không bào tiêu hóa. Sao đó không bào tiêu hóa rời hầu di chuyển trong cơ thể theo một quỹ đạo nhất định. Enzim tiêu hóa biến thức ăn thành chất lỏng thấm vào chất nguyên sinh, chất bã được thải ra ngoài qua lỗ thoát cuối cơ thể.
Câu 2: Trùng kiết lị có cấu tạo như thế nào ? (2 đ )
- Có chân giả ngắn, không có không bào
4.3. Tiến trình bài học( 33’)
GV giới thiệu bài : Trên thực tế có những bệnh do trùng gây nên làm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. VD:Trùng kiết lị, trùng sốt rét.Vậy chúng có hình dạng và cấu tạo như thế nào?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
*HĐ1:Tìm hiểu trùng kiết lị
*MT:Biết được đặc điểm cấu tạo của trùng kiết lị phù hợp với đời sống kí sinh gây hại
GV treo tranh bào xác trùng kiết lị hướng dẫn HS quan sát (chú ý đặc điểm của trùng kiết lị khi chui ra khỏi bào xác, thức ăn mà trùng kiết lị sử dụng)
GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục I/23 SGK để thực hiện phần bài tập trắc nghiệm trang 23.
GV hướng dẫn HS đưa ra đáp án đúng
Câu 1: Có chân giả, hình thành bào sát
Câu 2: Chỉ ăn hồng cầu, có chân giả ngắn
GV Treo bảng yêu cầu HS trả lời 2 câu hỏi:
? Cấu tạo của trùng kiết lị như thế nào?
? Sự phát triển của trùng kiết lị ra sao?
HS dựa vào thông tin để trả lời câu hỏi, các HS khác nhận xét bổ sung.
GV giáo dục HS ý thức vệ sinh ăn uống; ăn chín, không ăn thực phẩm có ruồi, nhặng đậu vào, uống sôi, không ăn thức ăn bán rong ngoài đường,bảo vệ sức khỏe.
*HĐ2:Tìm hiểu trùng sốt rét
* MT:Biết được đặc điểm cấu tạo, vòng đời của trùng sốt rét
GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục I.1/24 và trả lời câu hỏi:
?Cấu tạo, dinh dưỡng của trùng sốt rét?
HS nghiên cứu thông tin mục I.1/24 SGK ghi nhớ kiến thức trả lời câu hỏi, các HS khác nhận xét và bổ sung hoàn thiện kiến thức.
GV treo tranh sinh sản của trùng sốt rét trong máu người và hướng dẫn HS quan sát (chú ý các giai đoạn phát triển của trùng sốt rét theo số thứ tự và chiều mũi tên, số lượng trùng sốt rét ở từng giai đoạn)
GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục II.2/24 SGK và trả lời câu hỏi :
? Trùng sốt rét kí sinh ở đâu? (Máu người)
? Vòng đời phát triển của trùng sốt rét ra sao?
HS dựa vào thông tin mục II.2/24 SGK trả lời câu hỏi
GV yêu cầu HS chia nhóm thảo luận thực hiện bảng /24 SGK ( 3’)
HS chia nhóm thảo luận thực hiện bảng /24
GV treo bảng phụ lên bảng gọi đại diện 2 nhóm lên điền kết quả thảo luận vào bảng .
Yêu cầu nêu được :
Đại diện
Kích thước
Đường truyền
Dịch bệnh
Nơi
kí sinh
Tác hại
Tên bệnh
Trùng
Kiết lị
lớn
ăn, uống
ở ruột
Viêm loét ruột làm
mất hồng cầu
Kiết lị
Trùng
Sốt rét
nhỏ
Muỗi đốt
Trong máu
Phá hủy
hồng cầu
Sốt rét
GV:Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục 3/25 và tiếp tục trả lời câu hỏi:
? Vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miển núi?
HS nghiên cứu thông tin mục 3/25 SGK trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét bổ sung.
Yêu cầu nêu được :
- Vùng núi nhiều muỗi vì: nhiều cây cối rậm rạp, ẩm ướt, nước động nhiều nên có nhiều muỗi Anôphen mang các mầm bệnh trùng sốt rét. Người dân chưa có biện pháp phòng tránh muỗi đốt và diệt muỗi triệt để
?Ở địa phương em có dịch bệnh sốt rét không? Vì sao?
* GDMT : Bệnh sốt rét gây phá huỷ hồng cầu rất mạnh, gây bệnh nguy hiểm cho người có khi dẫn đến tử vong. Mà chỉ có thể truyền được qua muỗi Anophen nên chúng ta có thể phòng ngừa được bằng cách giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường thường xuyên, thường xuyên phát quang bụi rậm, tiêu diệt tất cả các loại muỗi, nhặng, . . .
I. TRÙNG KIẾT LỊ
1/Cấu tạo:
- Có chân giả ngắn, không có không bào.
2/Phát triển:
- Trong môi trường trùng kiết lị kết bào xác rồi theo thức ăn nước uống vào ống tiêu hóa người. Đến ruột trùng kiết lị chui ra khỏi bào xác, gây các vết loét ở niêm mạc ruột rồi nuốt hồng cầu và sinh sản rất nhanh. Người bệnh đau bụng, đi ngoài phân có lẫn máu.
II.TRÙNG SỐT RÉT
1.Cấu tạo và dinh dưỡng
- Cấu tạo: Không có cơ quan di chuyển, không có không bào co bóp
- Dinh dưỡng: Lấy thức ăn từ hồng cầu, thực hiện qua màng tế bào
2. Vòng đời
- Trùng sốt rét do muỗi Anôphen truyền vào máu người.Trùng sốt rét chui vào hồng cầu sống và sinh sản, chúng phá hủy hồng cầu và lại chui vào hồng cầu khác.
- Hồng cầu bị phá hủy hàng loạt, người bệnh bị thiếu máu và lên cơn sốt rét.
3.Bệnh sốt rét ở nước ta
- Nước ta bệnh sốt rét đã được đẩy lùi, nhưng vẫn còn ở một số vùng miền núi.
- Phòng bệnh:Vệ sinh môi trường, cá nhân.
- Diệt không cho muỗi đốt.
4.4. Tổng kết:
Câu1: Dinh dưỡng ở trùng kiết lị và trùng sốt rét giống và khác nhau như thế nào?
* Giống: Trùng kiết lị và trùng sốt rét cùng ăn hồng cầu
* Khác :
- Trùng kiết lị lớn,”nuốt “hều hồng cầu một lúc và tiêu hóa chúng, rồi sinh sản, nhân đôi liên tiếp
- Trùng sốt rét nhỏ hơn, nên chui vào hồng cầu kí sinh( kí sinh nội bào),ăn hết chất nguyên sinh của hồng cầu rồi sinh sản cho nhiều trùng sốt rét cùng một lúc (liệt sinh) rồi phá vỡ hồng cầu để ra ngoài.Sau đó mỗi trùng sốt rét mới lại chui vào các hồng cầu để lập lại quá trình ấy)
Câu2: Trùng kiết lị có hại như thế nào với sức khỏe con người?
- Trùng kiết lị gây các vết loét ở thành ruột để nuốt hồng cầu ở đó gây ra băng huyết và sinh sản rất nhanh để lan ra khắp thành ruột. Làm người bệnh đi ngoài liên tiếp, suy kiệt sức lực rất nhanh và có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được chữa trị kịp thời
Câu3: Đặc điểm nào giúp trùng kiết lị ,trùng sốt rét thích nghi lối sống kí sinh?
- Cơ thể có bộ phận di chuyển đơn giản hoặc tiêu giảm
- Sử dụng chất dinh dưỡng của vật
- Phát triển nhanh và phá hủy cơ quan kí sinh)
4. 5.Hướng dẫn học tập
* Đối với tiết học này :
- Học bài trả lời câu hỏi SGK/25
- Đọc mục: Em có biết/25
-Vẽ hình vào tập học: trùng kiết lị nuốt hồng cầu(hình 6.2/23)và hình 6.4 /24)
* Đối với tiết học sau : : “ Đặc điểm chung và vai trò của ĐVNS”
- Tìm hiểu lợi ích, tác hại của các động vật nguyên sinh (bài 7/26 sgk)
- Ôn lại kiến thức: cấu tạo, dinh dưỡng các động vật nguyên sinh đã học
5.PHỤ LỤC
File đính kèm:
- T 6.doc