1. MỤC TIÊU :
1.1.Kiến thức:
-Nắm được các đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù.
- Tìm hiểu đặc điểm di chuyển của thỏ.
1.2. Kỹ năng:
- Tìm hiểu đời sống và giải thích được sự sinh sản của thỏ tiến hoá hơn thằn lằn và chim bồ câu.
- Giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù.
- Rèn cho HS kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh và thu nhận kiến thức từ các hình vẽ.
1.3. Thái độ:
-Giáo dục học sinh lòng yêu thích môn học và tình yêu thiên nhiên, yêu động vật.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Đời sống và sinh sản của thỏ
-Cấu tạo ngoài của thỏ
-Sự di chuyển của thỏ
3 .CHUẨN BỊ :
3.1 . Giáo viên:
- Tranh: Cấu tạo ngoài thỏ, cách chạy trốn kẻ thù của thỏ.
- Bảng phụ kẻ bảng /150, và bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận.
- Phiếu học tập.
3.2. Học sinh:
- Ôn tập kiến thức :sinh sản của chim bồ câu, thằn lằn
- Tìm hiểu đời sống cấu tạo ngoài của thỏ
- Tìm hiểu cách di chuyển của thỏ trước kẻ thù
4. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện (1) : Lớp 7A1 Lớp 7A2 Lớp 7A3 Lớp 7A4 Lớp 7A5
4.2.Kiểm tra miệng: (5)
6 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 546 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học Lớp 7 - Tiết 47: Lớp Thú "Thỏ" - Năm học 2013-2014 - Trương Thị Hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
åm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù.
- Rèn cho HS kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh và thu nhận kiến thức từ các hình vẽ.
1.3. Thái độ:
-Giáo dục học sinh lòng yêu thích môn học và tình yêu thiên nhiên, yêu động vật.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Đời sống và sinh sản của thỏ
-Cấu tạo ngoài của thỏ
-Sự di chuyển của thỏ
3 .CHUẨN BỊ :
3.1 . Giáo viên:
- Tranh: Cấu tạo ngoài thỏ, cách chạy trốn kẻ thù của thỏ.
- Bảng phụ kẻ bảng /150, và bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận.
- Phiếu học tập.
3.2. Học sinh:
- Ôn tập kiến thức :sinh sản của chim bồ câu, thằn lằn
- Tìm hiểu đời sống cấu tạo ngoài của thỏ
- Tìm hiểu cách di chuyển của thỏ trước kẻ thù
4. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện (1’) : Lớp 7A1 Lớp 7A2 Lớp 7A3 Lớp 7A4 Lớp 7A5
4.2..Kiểm tra miệng: (5’)
Câu 1 : Nêu lợi ích và tác hại của chim trong tự nhiên và trong đời sống con người?(8đ)
1.Lợi ích
-Ăn sâu bọ và động vật gặm nhấm: cú
-Cung cấp thực phẩm: gà, vịt
-Làm chăn đệm: lông vịt
-Làm đồ trang trí:lông đà điểu
-Làm cảnh:chim yến, sáo
-Huấn luyện chim săn mồi phucï vụ cho du lịch: chim ưng, chim cắt
-Phát tán quả hạt, hút mật hoa thụ phấn cho cây: vẹt, chim ruồi
2.Tác hại
-Chim ăn quả hạt,
-Chim ăn động vật.
Câu 2 :Thỏ thường sống ở nhữmg nơi nào? Có tập tính gì? (2đ)
-Bụi rậm, ven rừng trong các hang.
-Có tập tính đào hang và lẩn trốn kẻ thù
4.3. Tiến trình bài học( 33’)
* Giới thiệu bài:Thỏ là loài động vật rất hiền, rất ngoan và dễ thương, thậm chí khi nhìn thấy nó ai cũng muốn gần. Chính vì vậy mà dân gian thường ví nhiều câu liên quan đến thỏ như :hiền như thỏ hoặc nhát như thỏ Và vì sao mà người ta lại có những câu ví von như vậy, tiết học này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu rõ hơn về thỏ.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
HĐ1:Tìm hiểu đời sống và sinh sản của thỏ (10’)
MT:Biết được đặc điểm về đời sống và giải thích được sự sinh sản của thỏ tiến bộ hơn những động vật khác đã học.
GV: yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục I/149, trả lời câu hỏi
?Thỏ thường sống ở nhữmg nơi nào? Có tập tính gì?
(Bụi rậm, ven rừng trong các hang. Có tập tính đào hang và lẩn trốn kẻ thù)
?Thức ăn của thỏ là gì ? Thời gian kiếm ăn?
(Củ cà rốt, lá, cỏ. Thường kiếm ăn vào chiều tối)
?Nhiệt độ cơ thể?( luôn ổn định)
GV: đặt thêm câu hỏi mở rộng: Vì sao thỏ phải kiếm ăn vào chiều tối mà không phải là ban ngày?
(Do thỏ nhát, không có khả năng tấn công kẻ thù nên chỉ lẩn trốn và chỉ dám ra ngoài vào chiều tối)
?Cơ quan sinh sản của thỏ đực có gì tiến hoá hơn so với chim trống? (đã có cơ quan giao phối)
? Sự sinh sản của thỏ như thế nào?
(sau khi giao phối, trứng và tinh trùng kết hợp tạo thành phôi phát triển trong tử cung thỏ mẹ.Thức ăn của thỏ con và chất thải của thỏ con được liên hệ với thỏ mẹ qua nhau thai đến dây rốn)
?So với sự sinh sản của thằn lằn và chim, sự sinh sản nào tiến hoá hơn? Vì sao?
(Sự sinh sản của thỏ tiến hoá hơn vì phôi thỏ được phát triển trong cơ thể mẹ nên an toàn, phôi được nuôi bằng chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ qua nhau thai nên phôi phát triển tốt, con non được nuôi bằng sữa mẹ nên sức sống cao hơn so với thằn lằn và chim)
GV liên hệ thực tế bằng câu hỏi:Vì sao thỏ mẹ phải nhổ lông ở ngực và vú để lót ổ cho con?
(Thỏ con mới đẻ chưa có lông nên cần được giữ ấm và lông thỏ mẹ còn là tổ rất êm cho thỏ con)
GV: giúp HS chốt lại kiến thức đúng bằng các câu hỏi gợi ý:
?Phôi phát triển trong tử cung nên được gọi là hiện tượng thụ tinh gì?( Thụ tinh trong)
?Đẻ con có nhau thai được gọi là hiện tượng gì?
(hiện tượng thai sinh)
?Con non được nuôi dưỡng bằng gì từ cơ thể mẹ?
(Sữa mẹ)
HĐ2:Tìm hiểu cấu tạo ngoài của thỏ (16’)
MT: Giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù.
GV: giới thiệu con thỏ và hướng dẫn HS quan sát (chú ý đặc điểm cấu tạo của chi, tai, lông)
GV:Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục II/149 SGK, phát phiếu học tập và chia nhóm thảo luận thực hiện bảng /150 (4’)
HS: nghiên cứu thông tin mục II/149 , chia nhóm thảo luận thực hiện bảng /150 (4’)
HS: Đại 2 nhóm phát biểu, nhóm khác nhận xét
GV: chốt lại kiến thức đúng
* Yêu cầu thực hiện được:
Bộ phận cơ thể
Đặc điểm
Chức năng
Bộ lông mao
Dày, xốp
Giữ nhiệt tốt, giúp thỏ an toàn khi lẩn trốn nơi bụi rậm.
Chi (có vuốt)
Chi trước
Ngắn
Đào hang và di chuyển
Chi sau
Dài, khoẻ
Bật nhảy xa-> chạy nhanh khi bị săn đuổi.
Giác quan
Mũi
Thính
Thăm dò thức ăn, phát hiện kẻ thù, thăm dò môi trường.
Lông xúc giác
Cảm giác, xúc giác nhanh, nhạy.
Tai
Thính
Định hướng âm thanh, phát hiện kẻ thù sớm.
Vành tai
Lớn dài, cử động được theo các phía
HĐ3:Tìm hiểu sự di chuyển của thỏ (7’)
MT: Biết được đặc điểm về kiểu di chuyển của thỏ
thích nghi với tập tính chạy trốn kẻ thù.
GV: treo tranh động tác di chuyển của thỏ hướng dẫn HS quan sát ( phân tích từng giai đoạn các bước nhảy của chi trước, chi sau). Yêu cầu HS độc lập trả lời câu hỏi:
? Em hãy phân tích các bước nhhảy của thỏ?
HS: quan sát tranh các động tác di chuyển của thỏ và mô tả lại các động tác nhảy của thỏ, các HS khác nhận xét, bổ sung.
GV: chốt lại kiến thức đúng.
- Hai chân sau chạm đất, đạp mạnh và cơ thể bật lên cao, sao đó chân và thân(trên mặt đất) duỗi thẳng giúp giảm sức cản của không khí tạo điều kiện tăng tốc
- Chân trước, chân sau đạp mạnh vào đất đẩy cơ thể về phía trước.
? Tại sao thỏ chạy không dai sức bằng thú ăn thịt, song một số trường hợp thỏ vẫn thoát khỏi kẻ thù?
HS: trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
GV:dùng hình 40.5 phân tích cách chạy của thỏ khi bị đuổi: Thỏ chạy theo đường chữ Z nên kẻ thù bị mất đà khi đuổi ở phía sau, lợi dụng cơ hội đó thỏ lao về phía trước và nhanh chóng lẩn vào bụi rậm.
GDHN:Đây là ngành động vât quan trọng với con người ,liên quan tới nhiều ngành nghề sản xuất và các lỉnh vực trong đời sống như chăn nuôi ,khai thác thú ,gia súc
Các ngành nghề sản xuất như :chế biến thịt ,sửa ,da ,lông thú ,thủ công mĩ nghệ ,sản xuất đồ hộp
Liên quan tới công việc bảo tồn động vật ,bảo tồn thiên nhiên , đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái
Là đối tượng quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu động vật Muốn làm được các công việc đó ,trước tiên ta phải học tập tốt bộ môn
I. ĐỜI SỐNG
1.Đời sống
-Thỏ sống ở ven rừng trong các bụi rậm, có tập tính đào hang, lẩn trốn kẻ thù bằng cách chạy ẩn náu.
-Aên cỏ, lá cây bằng cách gặm nhấm.
-Kiếm ăn về chiều và ban đêm.
-Là động vật hằng nhiệt.
2. Sinh sản
-Thụ tinh trong.
-Phôi phát triển trong tử cung thỏ mẹ. Nhau thai có vai trò đưa chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ vào phôi qua dây rốn.
-Hiện tượng đẻ con có nhau thai được gọi là hiện tượng thai sinh.
-Con non yếu được nuôi bằng sữa mẹ.
II.CẤU TẠO NGOÀI VÀ DI CHUYỂN
1.Cấu tạo ngoài
-Bộ lông mao dày xốp
-Chi trước có vuốt ngắn
-Chi sau dài khoẻ
-Mũi thính và lông xúc giác
-Tai thính có vành tai lớn cử động được
-Mắt có mi cử động được.
2.Di chuyển
- Thỏ di chuyển bằng cách nhảy đồng thời hai chân sau
4.4. Tổng kết : (4’)
Câu 1: Đặc điểm cấu tạo ngoài nào của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù?
-Bộ lông mao : dày xốp, giữ nhiệt bảo vệ thỏ khi ẩn trong bụi rậm.
-Chi trước có vuốt ngắn : đào hang
-Chi sau dài khoẻ:bật nhảy xa chạy trốn nhanh.
-Mũi thính và lông xúc giác : thăm dò thức ăn, phát hiện kẻ thù.
-Tai thính có vành tai lớn cử động được: định hướng âm thanh, phát hiện sớm kẻ thù.
-Mắt có mi cử động dược: giữ mắt không bị khô, bảo vệ khi thỏ trốn trong bụi gai rậm.
* GV treo bảng phụ ghi câu hỏi trắc nghiệm, yêu cầu HS thực hiện
Câu 2: Hãy chọn câu trả lời đúng :
Câu 1:Lông mao của thỏ có đặc điểm gì giống lông vũ của chim
Đều có cấu tạo đơn giản
Đều bằng chất sừng (X)
Đều có cấu tạo hai lớp: lông phủ và lông nệm
Đều có lông tơ và lông ống
Câu 2:Thỏ đào hang dưới đất bằng:
Chi trước ngắn (X)
Cả bốn chi
Chi sau dài khoẻ
Câu 3: Thỏ nhảy xa, chạy nhanh là nhờ
Chi trước ngắn
Chi sau dài khoẻ (X)
Cơ thể thon và nhỏ
4.5.Hướng dẫn học tập : (2’)
* Đối với tiết học này :
-HoÏc bài, trả lời 3 câu hỏi SGK /151
-Đọc mục :Em có biết
* Đối với tiết học sau :
- Ôn lại kiến thức cấu tạo trong chim bồ câu, thằn lằn
- Nghiên cứu trước nội dung bài “Cấu tạo trong của thỏ”
?So sánh đặc điểm bộ xương thỏ và bộ xương thằn lằn.
?Đặc điểm của hệ cơ thỏ? Vai trò của cơ hoành?
?Đặc điểm cấu tạo hệ tiêu hoá của thỏ?
?Cấu tạo hệ tuần hoàn ?
? Nêu những đặc điểm cấu tạo của các hệ tuần hoàn, hệ hô hấp của thỏ thể hiện sự hoàn thiện hơn so với các động vật có xương đã học?
?Bộ não thỏ tiến hoá hơn não thằn lằn ở những điểm nào?
5.PHỤ LỤC
File đính kèm:
- T47.doc