Giáo án môn Sinh học Lớp 7 - Tiết 3, Bài 3: Thực hành Quan sát một số động vật nguyên sinh - Năm học 2011-2012

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Học sinh quan sát được được ít nhất 2 đại diện điển hình cho ngành động vật nguyên sinh là: trùng roi và trùng đế giày.

- Phân biệt được hình dạng, cách di chuyển của 2 đại diện này.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng sử dụng và quan sát mẫu bằng kính hiển vi.

3. Thái độ

- Nghiêm túc, tỉ mỉ, cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC

+ GV: - Kính hiển vi, lam kính, la men, kim nhọn, ống hút, khăn lau.

- Tranh trung đế giày, trùng roi, trùng biến hình.

+ HS: Váng nước ao, hồ, rễ bèo Nhật Bản, rơm khô ngâm nước trong 5 ngày.

 

III/PHƯƠNG PHÁP

Trực quan

Hđộng nhúm ,thực hành quan sát

IV/TỔ CHỨC GIỜ HỌC

A/Khởi động

1,Ổn định tổ chức (1)

2,Kiểm tra đầu giờ (2)

Kiểm tra sự chuẩn bị của HS

3,Vào bài (2)

VB như SGK.

B/CÁC HOẠT ĐỘNG

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 555 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học Lớp 7 - Tiết 3, Bài 3: Thực hành Quan sát một số động vật nguyên sinh - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:22/08/2011 Ngày dạy:24/08/2011 Chương I- Ngành động vật nguyên sinh Tiết 3 Bài 3: Thực hành Quan sát một số động vật nguyên sinh I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Học sinh quan sát được được ít nhất 2 đại diện điển hình cho ngành động vật nguyên sinh là: trùng roi và trùng đế giày. - Phân biệt được hình dạng, cách di chuyển của 2 đại diện này. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng sử dụng và quan sát mẫu bằng kính hiển vi. 3. Thái độ - Nghiêm túc, tỉ mỉ, cẩn thận. II. Đồ dùng dạy và học + GV: - Kính hiển vi, lam kính, la men, kim nhọn, ống hút, khăn lau. - Tranh trung đế giày, trùng roi, trùng biến hình. + HS: Váng nước ao, hồ, rễ bèo Nhật Bản, rơm khô ngâm nước trong 5 ngày. III/Phương pháp Trực quan Hđộng nhúm ,thực hành quan sát IV/Tổ chức giờ học A/Khởi động 1,Ổn định tổ chức (1’) 2,Kiểm tra đầu giờ (2’) Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3,Vào bài (2’) VB như SGK. B/các hoạt động Hoạt động 1: Quan sát trùng giày(15’) *Mục tiờu: HS tìm và quan sát được trùng giày trong nước ngâm rơm, cỏ khô. *Đồ dựng:Kớnh hiển vi:Lam kớnh. Mẫu nước ngõm rơm *Cỏch tiến hành Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV lưu ý hướng dẫn HS tỉ mỉ vì đây là bài thực hành đầu tiên. - GV hướng dẫn các thao tác: + Dùng ống hút lấy 1 giọt nhỏ ở nước ngâm rơm (chỗ thành bình) + Nhỏ lên lam kính, đậy la men và soi dưới kính hiển vi. + Điều chỉnh thị trường nhìn cho rõ. + Quan sát H 3.1 SGK để nhận biết trùng giày. - GV kiểm tra ngay trên kính của các nhóm. - GV yêu cầu lấy một mẫu khác, HS quan sát trùng giày di chuyển - Di chuyển theo kiểu tiến thẳng hay xoay tiến? - GV cho HS làm bài tập trang 15 SGK chọn câu trả lời đúng. - GV thông báo kết quả đúng để HS tự sửa chữa, nếu cần. - HS làm việc theo nhóm đã phân công. - Các nhóm tự ghi nhớ các thao tác của GV. - Lần lượt các thành viên trong nhóm lấy mẫu soi dưới kính hiển vi " nhận biết trùng giày. - HS vẽ sơ lược hình dạng của trùng giày. - HS quan sát được trùng giày di chuyển trên lam kính, tiếp tục theo dõi hướng di chuyển . - HS dựa vào kết quả quan sát rồi hoàn thành bài tập. - Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Hoạt động 2: Quan sát trùng roi(15’) *Mục tiờu: HS quan sát được hình dạng của trùng roi và cách di chuyển. *Đồ dựng: Kớnh hiển vi:Lam kớnh. Mẫu nước váng xanh ở nước ao *Cỏch tiến hành Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV cho HS quan sát H 3.2 và 3.3 SGK trang 15. - GV yêu cầu HS làm với cách lấy mẫu và quan sát tương tự như quan sát trùng giày. - GV gọi đại diện một số nhóm lên tiến hành theo các thao tác như ở hoạt động 1. - GV kiểm tra ngay trên kính hiển vi của từng nhóm. - GV lưu ý HS sử dụng vật kính có độ phóng đại khác nhau để nhìn rõ mẫu. - Nếu nhóm nào chưa tìm thấy trùng roi thì GV hỏi nguyên nhân và cả lớp góp ý. - GV yêu cầu HS làm bài tập mục s SGK trang 16. - GV thông báo đáp án đúng: + Đầu đi trước + Màu sắc của hạt diệp lục. - HS tự quan sát hình trang 15 SGK để nhận biết trùng roi. - Trong nhóm thay nhau dùng ống hút lấy mẫu để bạn quan sát. - Các nhóm nên lấy váng xanh ở nước ao hay rũ nhẹ rễ bèo để có trùng roi. - Các nhóm dựa vào thực tế quan sát và thông tin SGK trang 16 trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. C/Tổng kết và hướng dẫn học bài ở nhà(10’) 1.Tổng kết: - GV yêu cầu HS vẽ hình trùng giày và trùng roi vào vở và ghi chú thích. 2.Hướng dẫn tự học - Vẽ hình trùng giày, trùng roi và ghi chú thích. - Đọc trước bài 4. - Kẻ phiếu học tập “Tìm hiểu trùng roi xanh vào vở bài tập”. ..

File đính kèm:

  • docs7-t3.doc