Giáo án môn Sinh học 6 - Tiết 63, Bài 51: Nấm (Tiết 2) - Nguyễn Văn Lực

I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

 - Biết được cấu tạo, hình thức sinh sản, tác hại và công dụng của nấm.

 - Nêu được nấm có hại gây nên một số bệnh cho cây động vật và người.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát, phân biệt một số nấm có ích và nấm hại.

- KNS: Kĩ năng vận dụng kiến thức áp dụng thực tế cuộc sống.

3. Thái độ:

- Biết cách ngăn chặn sự phát triển của nấm có hại, phòng ngừa một số bệnh ngoài da do nấm thông qua việc giữ gìn vệ sinh.

II/ CÁC PHƯƠNG PHÁP –DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG.

- Dạy học nhóm, vấn đáp, tìm tòi, thảo luận trao đỗi giữa giáo viên – học sinh, học sinh- học sinh.

III/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

 1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Mẫu vật: + Nấm có ích : Nấm hương, nấm rơm, nấm linh chi.

 + Một số bọ phận cây bị bệnh nấm

- Tranh: nấm ăn được

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Đọc bài trước ở nhà.

- Mẫu: một số bọ phận cây bị bệnh nấm

IV/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

 - Phương pháp dùng lời

- Phương pháp trực quan, thực hành.

 - Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ.

V/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số học sinh

2. Kiểm tra bài cũ:

- Nêu đặc điểm cấu tạo và cách sinh sản của mốc trắng?

 - Nấm giống và khác tảo ở điểm nào?

Đa: + Giống: cơ thể cùng không có dạng thân, rễ, lá, cũng không có hoa, quả và chưa có mạch dẫn bên trong.

+ Khác: nấm không có chất diệp lục như tảo nên dinh dưỡng bằng cách hoại sinh hoặc kí sinh

 3. Bài mới :

 Khám phá: Nấm có đặc điểm sinh học và nó có tầm quan trọng như thế nào hôm nay ta đi vào tiết 2 của bài Nấm.

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 541 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 6 - Tiết 63, Bài 51: Nấm (Tiết 2) - Nguyễn Văn Lực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33. Tiết 63 Ngày soạn: 08/4/2014 Ngày dạy: 15/4/2014 Bài 51: NẤM (tiết 2) I/ MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Biết được cấu tạo, hình thức sinh sản, tác hại và công dụng của nấm. - Nêu được nấm có hại gây nên một số bệnh cho cây động vật và người. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, phân biệt một số nấm có ích và nấm hại. - KNS: Kĩ năng vận dụng kiến thức áp dụng thực tế cuộc sống. 3. Thái độ: - Biết cách ngăn chặn sự phát triển của nấm có hại, phòng ngừa một số bệnh ngoài da do nấm thông qua việc giữ gìn vệ sinh. II/ CÁC PHƯƠNG PHÁP –DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG. - Dạy học nhóm, vấn đáp, tìm tòi, thảo luận trao đỗi giữa giáo viên – học sinh, học sinh- học sinh. III/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Mẫu vật: + Nấm có ích : Nấm hương, nấm rơm, nấm linh chi... + Một số bọ phận cây bị bệnh nấm - Tranh: nấm ăn được 2. Chuẩn bị của học sinh: - Đọc bài trước ở nhà. - Mẫu: một số bọ phận cây bị bệnh nấm IV/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Phương pháp dùng lời - Phương pháp trực quan, thực hành. - Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ. V/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số học sinh 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu đặc điểm cấu tạo và cách sinh sản của mốc trắng? - Nấm giống và khác tảo ở điểm nào? Đa: + Giống: cơ thể cùng không có dạng thân, rễ, lá, cũng không có hoa, quả và chưa có mạch dẫn bên trong. + Khác: nấm không có chất diệp lục như tảo nên dinh dưỡng bằng cách hoại sinh hoặc kí sinh 3. Bài mới : Khám phá: Nấm có đặc điểm sinh học và nó có tầm quan trọng như thế nào hôm nay ta đi vào tiết 2 của bài Nấm. B. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA NẤM Hoạt động1 I-Đặc điểm sinh học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - GV yêu cầu HS thảo luận: +Tại sao muốn gây mốc trắng chỉ cần để cơm ở nhiệt độ trong phòng và vẩy thêm một ít nước ? + Tại sao quần áo lâu ngày không phơi hoặc để nơi ẩm thường bị nấm mốc? + Tại sao trong chỗ tối nấm vẫn phát triển được? - GV nhận xét -> yêu cầu HS nêu các điều kiện phát triển của nấm. - GV cho HS đọc thông tin mục q SGK tr.168. - GV yêu cầu HS đọc thông tin -> trả lời câu hỏi: + Nấm không có diệp lục, vậy nấm dinh dưỡng bằng những hình thức nào? + Nêu ví dụ về nấm hoại sinh và nấm kí sinh. - GV nhận xét. - HS thảo luận trả lời: + Bào tử nấm mốc phát triển ở nơi giàu chất hữu cơ, ấm và ẩm. + HS trả lời. + Nấm sử dụng chất hữu cơ có sẵn. - HS nêu: Nấm chỉ sử dụng chất hữu cơ có sẵn và cần nhiệt độ, độ ẩm thích hợp để phát triển - HS đọc thông tin mục q SGK tr.168. - HS đọc thông tin -> trả lời câu hỏi đạt: + Nấm là cơ thể dị dưỡng: hoại sinh và kí sinh. Một số nấm cộng sinh + HS nêu ví dụ. Nấm hoạt sinh trong xác TV: Lá, gỗ mục. Nấm ký sinh ở trên cơ thể sống TV, ĐV, người. - HS ghi bài. 1. Điều kiện phát triển của nấm: + Nấm phát triển ở nhiệt độ 25 – 300C. + Ở 00C nấm không phát triển được. - Nước sôi 1000C giết chết nhiều loại nấm. 2. Cách dinh dưỡng: Nấm dinh dưỡng bằng dị dưỡng: hoại sinh hay kí sinh. Một số nấm cộng sinh. Hoạt động2 II-Tầm quan trọng của nấm Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - GV yêu cầu HS đọc thông tin -> trả lời câu hỏi: Nêu công dụng của nấm? Lấy ví dụ. - GV tổng kết lại công dụng của nấm có ích -> giới thiệu một vài nấm có ích trên tranh. - Cho HS quan sát tranh và một số phần cây bị hại rồi hỏi: + Nấm gây những tác hại gì cho thực vật ? - GV giới thiệu một vài nấm có hại gây bệnh ở thực vật. - Yêu cầu HS đọc thông tin mục q SGK tr.169 -> trả lời câu hỏi: + Nấm có tác hại gì cho con người ? - GV cho HS nhận diện một số nấm độc. - GV cho HS thảo luận: + Muốn phòng trừ một số bệnh về nấm cần phải làm gì? + Muốn đồ đạc, quần áo không bị nấm mốc phải làm gì? - HS đọc thông tin -> trả lời: + Phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ. + Sản xuất rượu, bia, chế biến một số thực phẩm, làm men nở bột mì. + Làm thức ăn + Làm thuốc. - HS lắng nghe. - HS quan sát tranh và một số phần cây bị hại rồi trả lời: + Nấm kí sinh trên thực vật gây bệnh cho cây trồng làm thiệt hại mùa màng. - HS lắng nghe. - HS đọc thông tin mục q SGK tr.169 -> trả lời câu hỏi: + Nấm kí sinh gây bệnh cho người; nấm độc gây ngộ độc - HS quan sát tranh - HS trả lời: + Giữ vệ sinh cá nhân + Thường xuyên phơi kĩ chăn màn, quần áo, đồ đạc, 1. Nấm có ích: - Phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ. - Sản xuất rượu, bia, chế biến một số thực phẩm, làm men nở bột mì. - Làm thức ăn - Làm thuốc. 2. Nấm có hại: Nấm gây một số tác hại như: - Nấm kí sinh gây bệnh cho con người và thực vật - Nấm mốc làm hỏng thức ăn, đồ dùng. - Nấm độc có thể gây ngộ độc. 4. Củng cố đánh giá: * Thực hành – luyện tập: Sử dụng câu hỏi SGK tr.170. * Vận dụng. - Biết cách bảo quản đồ dùng để nấm không phát triển. 5. Dặn dò: Học bài, trả lời câu hỏi trong SGK Đọc trước bài 52. Thu thập một vài mẫu địa y trên thân cây to. Rút kinh nghiệm – Bổ xung kiến thức sau tiết dậy .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTuan 33 Tiet63 Bai51 NAM tiet 2.doc