Giáo án môn phụ Tuần thứ 35 Lớp 3

I/ Mục tiêu:

a) Kiến thức: Hệ thống lại những kiến thức đã học về chủ đề Tự nhiên.

b) Kỹ năng: Yêu phong cảnh thiên nhiên của quê hương mình.

c) Thái độ: Có ý thức bảo vệ thiên nhiên.

II/ Chuẩn bị:

* GV: Các hình về cây cối thiên nhiên.

 * HS: SGK, vở.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1432 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn phụ Tuần thứ 35 Lớp 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ngày tháng năm 2007 Tự nhiên xã hội Tiết 69 –70 Bài 69 – 70 : Ôn tập và kiểm tra học kì II. I/ Mục tiêu: Kiến thức: Hệ thống lại những kiến thức đã học về chủ đề Tự nhiên. Kỹ năng: Yêu phong cảnh thiên nhiên của quê hương mình. c) Thái độ: Có ý thức bảo vệ thiên nhiên. II/ Chuẩn bị: * GV: Các hình về cây cối thiên nhiên. * HS: SGK, vở. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hát. Bài cũ: Bề mặt lục địa. - Gv gọi 2 Hs lên trả lời câu 2 câu hỏi: + Nêu sự khác nhau giữa núi và đồi về độ cao, đỉnh, sườn? + So sánh độ cao giữa đồng bằng và cao nguyên? - Gv nhận xét. Giới thiệu và nêu vấn đề: Giới thiệu bài – ghi tựa: 4. Phát triển các hoạt động. * Hoạt động 1: Quan sát cả lớp. - Mục tiêu: Hs nhận dạng được một số dạng hình ở địa phương. Hs biết một số cây cối và con vật ở địa phương. . Cách tiến hành. - Gv tổ chức dẫn Hs đi tham quan để quan sát một số dạng địa hình bề mặt Trái Đất và tìm hiểu một số cây cối, con vật có ở địa phương. - Gv tổ chức cho Hs quan sát tranh ảnh về phong cảnh thiên nhiên, về cây cối, con vật của quê hương. * Hoạt động 2: Quan sát cả lớp. - Mục tiêu: Giúp Hs tái hiện phong cảnh thiên nhiên của quê hương mình. . Cách tiến hành Bước 1: Gv hỏi: Các em sống ở miền nào? Bước 2: Hs liệt kê những gì các em đã quan sát được từ thực tế hoặc từ tranh ảnh theo nhóm. Bước 3: Hs vẽ tranh và tô màu theo gợi ý của Gv. * Hoạt động 3: Làm việc cá nhân. - Mục tiêu: Giúp Hs củng cố kiến thức đã học về động vật. Các bước tiến hành. Bước 1 : Gv yêu cầu Hs kẻ bảng như hình 133 SGK vào vở. - Hs hoàn thành bảng bài tập. - Gv gợi ý cho Hs: Bước 2: Gv yêu cầu Hs đổi vở kiểm tra chéo cho nhau. Bước 3: Gv gọi một số Hs trả lời trước lớp. - Gv nhận xét: 5 .Tổng kềt – dặn dò. Về xem lại bài. Chuẩn bị bài: Kiểm tra. Nhận xét bài học. Thứ ngày tháng năm 2005 Thủ công Tiết 33 + 34. Bài 18: Thực hành làm quạt giấy tròn (tiết 2 + tiết 3). I/ Mục tiêu: Kiến thức: Giúp Hs hiểu: - Hs biết vận dụng kĩ năng gấp, cắt, dán để làm quạt giấy tròn. Kỹ năng: Làm được quạt giấy tròn đúng quy trình kĩ thuật. Thái độ: Hứng thú với giờ học. II/ Chuẩn bị: * GV: Mẫu quạt giấy tròn. Tranh quy trình làm quạt giấy tròn. Bìa màu, giấy thủ công, kéo, thước, bút chì, hồ dán. * HS: Giấy thủ công, kéo, hồ hán, bút chì, thước kẻ. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hát. Bài cũ: Thực hành làm quạt giấy tròn. - Gv gọi 2 Hs lên nhắc lại các bước làm lọ hoa gắn tường. - Gv nhận xét bài kiểm tra của Hs. Giới thiệu và nêu vấn đề: - Giới thiệu bài – ghi tựa: 4. Phát triển các hoạt động. * Hoạt động 3: Hs thực hành làm quạt giấy tròn. -Mục tiêu: Giúp biết các bước thực hiện làm lọ hoa gắn tường. - Gv yêu cầu một số Hs nhắc các bước làm quạt giấy tròn . - Hs nhắc lại các bước làm lọ hoa gắn tường. - Gv nhận xét và hệ thống hóa lại các bước làm quạt giấy tròn - Hs thực hành làm quạt giấy tròn + Bước 1: Cắt giấy. + Bước 2: Gấp, dán quạt ; + Bước 3: Làm cán quạt và hoàn chỉnh quạt; - Sau đó Gv tổ chức cho Hs thực hành. - Hs trình bày các sản phẩm của mình. - Gv gợi ý cho Hs trang trí quạt bằng cách vẽ các hình hoặc dán các nan giấy bạc nhỏ, hay kẻ các đường màu song song theo chiều dài tờ giấy trước khi gấp quạt. - Gv theo dõi, giúp đỡ các em. - Sau khi Hs thực hành xong, Gv tổ chức cho các em trang trí, trưng bày và nhận xét sản phẩm. - Gv tuyên dương những lọ hoa đẹp nhất. 5.Tổng kết – dặn dò. - Về tập làm lại bài. - Chuẩn bị bài sau: Kiểm tra. - Nhận xét bài học.

File đính kèm:

  • docTNXH,H,MT,DD,TC ĐÃ SỬA.doc
Giáo án liên quan