Giáo án môn phụ lớp 1 tuần 33

Bài: Ôn tập 2 bài hát: Đi tới trường, Năm ngón tay ngoan

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Học thuộc 2 bài hát.

- H tập biểu diễn bài hát

- H biết gõ đệm theo nhịp hoặc đệm theo tiết tấu lời ca. Các em biết phân biệt 3 cách gõ đệm.

-Biết hát kết hợp với vận động phụ hoạ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Hát thuộc lời 2, lời 3

-Băng nhạc, nhạc cụ

-Bài hát , máy catxet.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc7 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1228 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn phụ lớp 1 tuần 33, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hông Môn :Âm nhạc Tuần 33 Ngày : ……………………………………… Bài: Ôn tập 2 bài hát: Đi tới trường, Năm ngón tay ngoan I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Học thuộc 2 bài hát. - H tập biểu diễn bài hát - H biết gõ đệm theo nhịp hoặc đệm theo tiết tấu lời ca. Các em biết phân biệt 3 cách gõ đệm. -Biết hát kết hợp với vận động phụ hoạ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Hát thuộc lời 2, lời 3 -Băng nhạc, nhạc cụ -Bài hát , máy catxet. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 3’ 12’ 3’ 12’ 5’ *Kiểm tra bài cũ: Hát bài Đi tới trường T nhận xét. *Bài mới : 1.Hoạt động 1: Ôn tập bài Đi tới trường. Cả lớp ôn tập bài hát. Gõ đệm bài hát theo phách, đệm theo nhịp 2. Tổ chức cho các nhóm biểu diễn kết hợp vận động phụ hoạ. Nghỉ giữa tiết 2.Hoạt động 2: Ôn tập bài Năm ngón tay ngoan. Cả lớp ôn tập bài hát. Hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca. Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 2. Tập biểu diễn theo hình thức đã hướng dẫn ở tiết 32. 3. Hoạt động 3: Nghe hát (hoặc nghe nhạc) Cho H nghe băng nhạc một bài hát thiếu nhi chọn lọc trích đoạn một khúc nhạc không lời (Nội dung này chỉ thực hiện ở nơi có điều kiện). *Củng cố:Về ôn lại các bài đã học 2H H hát ôn Đồng thanh Tổ hát Cá nhân Lớp hát ôn Tổ hát Cá nhân Nhóm biểu diễn H nghe nhạc không lời ĐDHT Băng, catxet Bài hát Nhạc cụ Các ghi nhận lưu ý: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Môn Mỹ thuật Tuần 33 Ngày ……………………………………… Bài : VẼ TRANH BÉ VÀ HOA I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Nhận biết đề tài Bé và hoa. - Cảm nhận được vẻ đẹp của con người, thiên nhiên. - Vẽ được bức tranh về đề tài Bé và hoa. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : -T : Sưu tầm một số tranh ảnh về đề tài Bé và hoa. - Tranh minh họa trong Vở Tập vẽ 1. -H: vở tập vẽ 1. Bút chì, bút dạ, sáp màu. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 5’ 2’ 5’ 3’ 15’ 5’ *Kiểm tra bài cũ : T kiểm tra ĐDHT của H T nhận xét. *Bài mới: 1.Hoạt động 1: Giới thiệu đề tài T giới thiệu tranh, ảnh để H thấy: - Bé và hoa là bài vẽ mà các em sẽ rất hứng thú. Đề tài này gần gũi với sinh hoạt, vui chơi của các em. Tranh vẽ thể hiện được vẻ đẹp hồn nhiên, thơ ngây của các em qua hình vẽ và màu sắc. - Trong tranh chỉ cần vẽ hình em bé với một bông hoa hoặc có thể vẽ nhiều em bé với nhiều hoa ở trong vườn, vườn hoa ở công viên hay ở cửa hàng bách hóa, chợ hoa… 2.Hoạt động 2 :Hướng dẫn H cách vẽ - T gợi ý co H nhớ lại hình dáng, trang phục của các em bé và đặc điểm màu sắc, các bộ phận của một số loại hoa mà H sẽ chọn để vẽ vào tranh của mình. Ví dụ: + Màu sắc và kiểu quần áo của em bé. + Em bé đang làm gì? + Hình dáng các loại hoa. + Màu sắc của hoa. + Tự chọn loại hoa mà em thích. - T hướng dẫn H cách vẽ tranh. Bài này có thể vẽ: + Em bé là hình ảnh chính của tranh, xung quanh là hoa và cảnh vật khác. + Bé trai và bé gái mặc quần áo đẹp ở trong vườn hoa. + Vẽ thêm các hình ảnh khác như cây, lối đi, chim, bướm… Nghỉ giữa tiết 3.Hoạt động 3: Thực hành Gv theo dõi gợi ý H vẽ hình vẽ màu như hướng dẫn. Chú ý giúp H vẽ hình vừa với khổ giấy ở Vở Tập vẽ 1, màu sắc tươi sáng. *Nhận xét , đánh giá , dặn dò: Nhận xét m ột số bài vẽ đẹp Chuẩn bị đồ dùng cho tiết sau H để ĐDHT trên bàn -H quan sát -H: nhận xét về hình dáng,đặc điểm, màu sắc của các bức tranh -H xem bài ở Vở Tập vẽ 1 H quan sát lắng nghe H nhắc lại các bước H thực hành vẽ tranh H tô màu theo ý thích H trình bày hình vẽ đẹp ĐDHT Tranh về cây, nhà b/l,phấn Vở Tập viết1,bút chì, sáp Các ghi nhận lưu ý: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Môn Thủ công Tuần 33 Ngày ………………………………… Bài : Cắt, dán và trang trí ngôi nhà (tiết 1) I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - H vận dụng được kiến thức đã học vào bài “Cắt, dán và trang trí ngôi nhà”. - Cắt dán được ngôinhà mà em yêu thích. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Mẫu một ngôi nhà có trang trí. - Một tờ giấy trắng làm nền. - 1 tờ giấy kẻ ô, kéo, hồ dán, thước kẻ, bút chì. -H: bút chì, thước kẻ, 1 tờ giấy vở H có kẻ ô III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 5’ 5’ 2’ 20’ 3’ *Kiểm tra bài cũ: Nhắc lại cách vẽ hình tam giác *Bài mới: 1. Hoạt động 1: T hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét - T hướng dẫn H quan sát bàimẫu ngôi nhà được cắt, dán phối hợp từnhững bài học bằng giấy màu. Định hướng sự chú ý của H vào các bộ phận của ngôi nhà và nêu các câu hỏi: thân nhà, mái nhà, cửa ra vào, cửa sổ hình gì? Cách vẽ, cắt các hình đó ra sao? Nghỉ giữa tiết 2/ Hoạt động 2 : T hướng dẫn học sinh thựchành: T hướng dẫn kẻ, cắt ngôi nhà: Nội dung bài này chủ yếu là vận dụng kỹ năng của các bài trước, vì vậy khi Gv hướng dẫn, H thực hành kẻ, cắt ngay. Kẻ, cắt thân nhà: Trong những bài trước H đã học vẽ, cắt các hình, T chỉ cần gợi ý để H tự vẽ lên mặt trái của tờ giấy màu một hình chữ nhật có cạnh dài 8 ô, cạnh ngắn 5 ô. Cắt rời hình chữ nhật đó khỏi tờ giấy màu. Kẻ, cắt mái nhà: T gợi ý để H vẽ lên mặt trái của tờ giấy 1 hình chữ nhật có cạnh dài 10 ô và cạnh ngắn 8 ô và kẻ 2 đường xiên 2 bên như hình 3. Sau đó cắt rời được hình mái nhà. Kẻ, cắt cửa ra vào, cửa sổ… T hướng dẫn H kẻ lên mặt trái của tờ giấy màu xanh, hoặc tím, hoặc nâu… 1 hình chữ nhật có canh dài 4 ô, cạnhngắn 2 ô làm cửa ra vào và kẻ 1 hình vuông có cạnh 2 ô để làm cửa sổ. Cắt hình cửa ra vào, cửa sổ rời khỏi tờ giấy màu. *Nhận xét, dặn dò: -T nhận xét tinh thần học tập , sự chuẩn bị và kĩ năng thực hành của H -T dặn H chuẩn bị ĐDHT để học bài sau H để ĐDHT trên bàn H : trả lời câu hỏi H :Thân nhà hình chữ nhật H : mái nhà hình thang Cửa sổ hình vuông Cửa ra vào : hình chữ nhật H kẻ cắt thân nhà H kẻ cắt mái nhà H kẻ cắt cửa sổ , cửa ra vào ĐDHT Hình mẫu b/l, phấn Giấy màu Bút, thước Kéo Các ghi nhận lưu ý: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Môn TNXH Tuần 33 Ngày : ……………………………… Bài 33: TRỜI NÓNG, TRỜI RÉT I,MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : Nhận biết trời nóng hay trời rét. Sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả cảm giác khi trời nóng hoặc trời rét. Có ý thức ăn mặc phù hợp với thời tiết. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Hình ảnh trong bài 33 SGK Mỗi H sưu tầm thêm các tranh, ảnh về trời nóng, trời rét. Phần thưởng cho trò chơi. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 5’ 15’ 2’ 10’ 3’ *Kiểm tra bài cũ: - Tả bầu trời khi nắng, khi mưa *Bài mới : 1.Hoạt động 1: Làm việc với các tranh, ảnh sưu tầm được. Bước 1: Chia H trong lớp thành 3 đến 4 nhóm. - T yêu cầu H các nhóm phân loại những tranh, ảnh các em sưu tầm mang đến lớp để riêng những tranh ảnh về trời nóng, những tranh, ảnh về trời rét. - Trước hết, lần lượt mỗi H (trong nhóm) nêu lên một dấu hiệu của trời nóng (vừa nói, vừa chỉ vào những tranh, ảnh mô tả trời nóng mà nhóm đã xếp riêng). Tiếp theo, mỗi H nêu lên một dấu hiệu của trời rét (vừa nói, vừa chỉ vào những tranh, ảnh mô tả trời rét). Bước 2: - T yêu cầu đại diện vài nhóm đem những tranh, ảnh về trời nóng đã sưu tầm được lên giới thiệu trước lớp. Các nhóm khác đem những tranh, ảnh về trời rét lên giới thiệu trước lớp. Kết thúc hoạt động này, T cho H cả lớp thảo luận câu hỏi: + Hãy nêu cảm giác của em trong những ngày trời nóng (hoặc trời rét). + Kể tên những đồ dùng cần thiết mà em biết để giúp ta bớt nóng (hoặc bớt rét). Lưu ý: ở những vùng quanh năm nóng, đôi khi trời chỉ hơi lạnh. Gv sẽ giúp các em biết cảm giác của cơ thể khi trời rét. Kết luận: - Trời nóng quá, thường thấy trong người bức bối, toát mồ hôi… người ta thường mặc áo ngắn tay, màu sáng. Để làm cho bớt nóng, cần dùng quạt hoặc dùng máy điều hòa nhiệt độ để làm giảm nhiệt độ trong phòng… - Trời rét quá có thể làm cho chân tay tê cóng, người run lên, da sởn gai óc. Người ta cần phải mặc nhiều quần áo và quần áo được may bằng vải dày hoặc len, dạ có màu sẫm… Những nơi rét quá cần phải dùng lò sưởi hoặc dùng máy điều hòa nhiệt độ để làm tăng nhiệt độ trong phòng. Nghỉ giữa tiết 2 Hoạt động 2: Trò chơi “ Trời nóng, trời rét” Bước 1: T nêu cách chơi : + Cử một bạn hô “ Trời nóng”. Các bạn tham gia chơi sẽ nhanh chóng cầm các tấm bìa có vẽ (hoặc viết tên) trang phục và các đồ dùng phù hợp với trời nóng. + Cũng tương tự như thế với trời rét… + Ai nhanh sẽ thắng cuộc. Bước 2: T tổ chức cho H chơi theo nhóm hoặc chỉ định đại diện các nhóm lên chơi tùy theo số lượng các đồ dùng chuẩn bị được. Kết thúc trò chơi, Gv cho H thảo luận câu hỏi: + Tại sao chúng ta lại cần mặc phù hợp với thời tiết nóng, rét? Kết luận: - Trang phục phù hợp thời tiết sẽ bảo vệ được cơ thể phòng chống được một số bệnh như cảm năng hoặc cảm lạnh, sổ mũi, nhức đầu, viêm phổi… Kết thúc bài học: T yêu cầu H mở SGK tìm bài 33 “Trời nóng, trời rét” và gọi một số H đọc và trả lời các câu hỏi trong SGK để củng cố bài. Củng cố: -Trò chơi hái quả - 2 H trả lời H chia nhóm H phân loại các tranh ảnhvề trời nóng, trời rét Từng H nêu dấu hiệu trời nóng , trời rét trong nhóm H: đem tranh ảnh trời nóng , trời rét lên giới thiệu trước lớp H thảo luận cặp trả lời câu hỏi H ; quạt , áo ấm , chăn mền H lắng nghe H chia nhóm chơi trò chơi H chia nhóm tham gia trò chơi H : sẽ tránh được bệnh cảm , ho H lắng nghe H chơi trò hái quả Tranh đã chuẩn bị Tấm bìa, bút Mẫu vật quả Các ghi nhận lưu ý: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docMon phu 33.doc
Giáo án liên quan