Giáo án môn Ngữ Văn Lớp 8 - Tiết 16 đến 18 - Năm học 2013-2014

Câu1: Đặt một câu trần thuật sau đó biến đổi thành các kiểu câu đã học?

Câu 2: Chép lại theo trí nhớ phần cuối bài thơ “Khi con tu hú” của nhà thơ Tố Hữu? Hình ảnh mở đầu & kết thúc bài thơ có gì giống & khác nhau? Vì sao? Hình ảnh mở đầu & kết thúc bài thơ có gì giống & khác nhau? Vì sao?

Câu 3: Phát triển luận điểm sau: “Sách là người bạn lớn của con người”? thành đoạn văn nghị luận?

II. Đáp án chấm:

Câu 1:

- Học sinh đặt được một câu trần thuật

- Biết cách thêm các tình thái từ, các từ phủ định để biến đổi thành các kiểu câu: nghi vấn, cảm thán, cầu khiến, phủ định

Câu 2:

* Học sinh chép lại chính xác theo trí nhớ phần cuối bài thơ “Khi con tu hú” của nhà thơ Tố Hữu

* Phân tích cảm thụ được hình ảnh thơ:

- Mở đầu- kết thúc đều bằng tiếng chim tu hú

-> Nghệ thuật đầu cuối tương ứng

+ Mở đầu: tiếng chim gọi bầy-> báo hiệu mùa hè căng đầy sự sống

-> Tâm trạng hào hứng yêu đời, yêu cuộc sống.

+ Kết thúc: tiếng chim cứ kêu-> gợi niềm chua xót, đau khổ. Đặc biệt tiếng chim cứ kêu-> tiếng kêu khắc khoải, thôi thúc giục giã, là tiếng gọi người tù trở về đội ngũ.

=> Mở đầu hay kết thúc, tiếng chim giống như tiếng gọi tha thiết của tự do. Thể hiện niềm khát khao mãnh liệt được đập tan xà lim ngục tối đang cầm tù người tù và cầm tù cả dân tộc, đất nước

Câu 3: Phát triển luận điểm “Sách là người bạn lớn của con người”? thành đoạn văn nghị luận với các ý cơ bản:

 

doc8 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 456 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ Văn Lớp 8 - Tiết 16 đến 18 - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bài: Câu1: Đặt một câu trần thuật sau đó biến đổi thành các kiểu câu đã học? Câu 2: Chép lại theo trí nhớ phần cuối bài thơ “Khi con tu hú” của nhà thơ Tố Hữu? Hình ảnh mở đầu & kết thúc bài thơ có gì giống & khác nhau? Vì sao? Hình ảnh mở đầu & kết thúc bài thơ có gì giống & khác nhau? Vì sao? Câu 3: Phát triển luận điểm sau: “Sách là người bạn lớn của con người”? thành đoạn văn nghị luận? II. Đáp án chấm: Câu 1: - Học sinh đặt được một câu trần thuật - Biết cách thêm các tình thái từ, các từ phủ định để biến đổi thành các kiểu câu: nghi vấn, cảm thán, cầu khiến, phủ định Câu 2: * Học sinh chép lại chính xác theo trí nhớ phần cuối bài thơ “Khi con tu hú” của nhà thơ Tố Hữu * Phân tích cảm thụ được hình ảnh thơ: - Mở đầu- kết thúc đều bằng tiếng chim tu hú -> Nghệ thuật đầu cuối tương ứng + Mở đầu: tiếng chim gọi bầy-> báo hiệu mùa hè căng đầy sự sống -> Tâm trạng hào hứng yêu đời, yêu cuộc sống. + Kết thúc: tiếng chim cứ kêu-> gợi niềm chua xót, đau khổ. Đặc biệt tiếng chim cứ kêu-> tiếng kêu khắc khoải, thôi thúc giục giã, là tiếng gọi người tù trở về đội ngũ. => Mở đầu hay kết thúc, tiếng chim giống như tiếng gọi tha thiết của tự do. Thể hiện niềm khát khao mãnh liệt được đập tan xà lim ngục tối đang cầm tù người tù và cầm tù cả dân tộc, đất nước Câu 3: Phát triển luận điểm “Sách là người bạn lớn của con người”? thành đoạn văn nghị luận với các ý cơ bản: - Sách đem đến cho con người những hiểu biết, tri thức. - Sách giúp cho con người có những giây phút giải trí, thư giãn, thoải mái. - Sách tốt có tác dụng trong việc giáo dục tư tưởng tình cảm cho con người. Tiết 17- 18 : Ôn tập các văn bản nghị luận trung đại. Cách cảm thụ các văn bản nghị luận trung đại A. Mục tiêu cần đạt: - Giúp học sinh vận củng cố, khắc sâu về văn bản nghị luận trung đại đã được học trong chương trình ngữ văn 8 - Rèn kỹ năng cảm thụ văn bản nghị luận thông qua hệ thống các bài tập vận dụng, thực hành. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: soạn bài, sưu tầm ngữ liệu - Học sinh: Ôn tập kiến thức cơ bản về các văn bản nghị luận đã học C. Tiến trình dạy học: 1. Tổ chức: Lớp Ngày dạy Sĩ số Ghi chú 8A1 8A2 2. Kiểm tra Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: Nội dung bài: Hệ thống cụm các văn bản nghị luận trung đại đã học Tác giả Tác phẩm Thể loại ngôn ngữ Giá trị nội dung Giá trị nghệ thuật Chiếu dời đô (Lí Công Uẩn) Chiếu chữ Hán Nghị luận trung đại Phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh. Kết cấu chặt chẽ, lập luận giàu tính thuyết phục, hài hoà tình lý: trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân. Hịch tướng sỹ (Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn Hịch chữ Hán Nghị luận trung đại Tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chốnh quân xâm lược Mông- Nguyên (TK XIII), thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng, trên cơ sở đó tác giả phê phán khuyết điểm của các tỳ tướng, khuyên bảo họ phải ra sức học tập binh thư, rèn quân chuẩn bị sát thát. Bừng bừng hào khí Đông A. áng văn chính luận xuất sắc, lập luận chặt chẽ, lí lẽ hùng hồn, đanh thép, nhiệt huyết chứa chan, tình cảm thống thiết, rung động lòng người sâu sắc, đánh vào lòng người, lời hịch trở thành mệnh lệnh của lương tâm, người nghe được sáng trí, sáng lòng. Nước Đại Việt ta (Trích “Bình Ngô đại cáo” (Nguyễn Trãi). Cáo ( chữ Hán Nghị luận trung đại) ý thức dân tộcvà chủ quyền dân tộc đã phát triển tới trình độ cao, ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập: nước ta là một nước có nền văn hiến lâu đời có lãnh tổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử. Kẻ xâm lược phản nhân nghĩa sẽ bị thất bại. Lập luận chặt chẽ, chứng cứ hùng hồn, xác thực,ý tứ rõ ràng, sáng sủa và hàm xúc, kết tinh cao độ tinh thần, ý thức dân tộc trong thời kỳ lịch sử dân tộc đang thực sự lớn mạnh; đặt tiền đề, cơ sở lí luận cho toàn bài, xứng đáng là áng thiên cổ hùng văn. Bàn luận về phép học (La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp). Tấu ( chữ Hán Nghị luận trung đại) Quan niệm tiến bộ của tác giả về mục đích, tác dụng của việc học tập: học là để làm người có đạo đức, có tri thức góp phần là hưng thịnh đất nước. Muốn học tốt phải có phương pháp, phải theo điều học mà làm Lập luận chặt chẽ, luận cứ rõ ràng: sau khi phê phán những biểu hiện sai trái, lệch lạc trong việc học, khẳng định quan điểm và phương pháp học tập đúng đắn. Em hiểu lí, tình dẫn chứng có vai trò gì trong các văn bản nghị luận? Chứng minh tất cả các tác phẩm nghị luận trên đều được viết có lý có tình, đều có sức thuyết phục? II. Cách cảm thụ các văn bản nghị luận trung đại Bài tập 1: a. Lí: - Luận điểm, ý kiến xác thực, vững chắc lập luận chặt chẽ. Đó là cái gốc, là xương sống của bài nghị luận. b. Tình: - Tình cảm, cảm xúc: nhiệt huyết, niềm tin vào lẽ phải, vào vấn đề, luận điểm của mình nêu ra. (Bộc lộ qua lời văn, giọng điệu, một số từ ngữ, trong quá trình lập luận; đây không phải là yếu tố chủ chốt nhưng lại rất quan trọng). c. Dẫn chứng: - Dẫn chứng- sự thực hiển nhiên để khẳng định luận điểm. * Ba yếu tố trên không thể thiếu và kết hợp chặt chẽ, nhuần nhuyễn trong bài văn nghị luận, tạo nên giá trị thuyết phục , sức hấp dẫn riêng của kiểu văn bản này, nhưng ở mỗi văn bản lại thể hiện theo cách riêng. Lí Tình Chứng cứ Chiếu dời đô Dời đô để mở mang phát triển đất nước. Đô cũ không còn phù hợp; cần phải dời đô đến nơi mới thuận lợi hơn mọi bề. Thương dân, vì nước, vì sự nghiệp lâu dài của dân và nước; Thái độ chân thành với bề tôi Những lần dời đô trong cổ sử Trung Hoa; Về kinh đô Hoa Lư, về thành Đại La Hịch tướng sĩ Làm tướng phải hết lòng vì chủ, vì vua, vì nước; Trong khi giặc giữ hoành, làm nhục quốc thể, ta thì đau sót, căm hờn, các ngươi thì thờ ơ, ăn chơi, hưởng lạc; vậy làm sao không thất bại nhục nhã? nhưng nếu các ngươi bỏ lối sống cũ, chuyên cần học tập rèn quân thì lo gì không thắng lợi - nhiệt huyết tràn trề, sôi sục, nồng nàn: Khi căm hờn đau xót, nhục nhã tái tê, khi hết lòng lo lắng thương yêu, khi ân cần khuyên nhủ, khi nghiêm khắc chỉ trích, phê phán, khi mệnh lệnh nghiêm trang, dứt khoát, kiên quyết rạch ròi. - Hàng loạt các tấm gương trung thần, nghĩa sĩ trong sử sách Trung Hoa; - tình hình thực tế hiện thời của nước nhà - Nỗi lòng, tâm tình và việc làm của vị chủ tướng. Nước Đại Việt ta Đạo lí nhân nghĩa, trừ bạo làm gốc; Quan niệm toàn diện và sâu sắc về tổ quốc- độc lập dân tộc. - Trang nghiêm, thiêng liêng, đĩnh đạc, rất đỗi tự hào. - Đối lập các triều đại Đại Việt và Trung Hoa - Những chiến công và chiến bại hiển nhiên. Luận phép học Cái hại vô lường của lối học sai lầm cầu danh lợi; Cái lợi đủ mặt của lối học chân chính với phép dạy học nên làm, nên theo. Hết lòng lo lắng cho sự học, cho tương lai của nước nhà Cẩn trọng, thành kính mong được vua xem xét và ban chiếu thi hành. - Dẫn liệu về cái hại của lối học hình thức, về cách dạy học nên làm theo. Những nét giống nhau cơ bản về nội dung tư tưởngvà hình thức thể loại của ba văn bản: Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta? Những nét khác nhau cơ bản về nội dung tư tưởngvà hình thức thể loại của ba văn bản: Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta? Em hãy cho biết: Đến nay những văn bản nào được coi là tuyên ngôn độc lập của dân tộc Việt Nam? Giải thích lí do? So sánh giữa “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt, thế kỷ XI và “ Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn trãi thế kỷ XV, để thấy được ý thức độc lập dân tộc của cha ông ta có những bước phát triển mới? Bài tập 2. a. Những điểm chung: + Về nội dung tư tưởng: - ý thức độc lập dân tộc, chủ quyền đất nước. - Tinh thần dân tộc sâu sắc, lòng yêu nước nồng nàn. + Về hình thức thể loại: Văn bản nghị luận trung đại. lí, tình kết hợp, chứng cứ dồi dào, đầy sức thuyết phục. b.. Những điểm riêng: + Về nội dung tư tưởng: - ở “Chiếu dời đô" là ý chí tự cường của quốc gia Đại Việt đang lớn mạnh thể hiện ở chủ trương dời . - ở “Hịch tướng sĩ” là tinh thần bất khuất, kiên quyết, quyết chiến, quyết thắng giặc Mông- Nguyên, là hào khí Đông A sôi sục. - ở “Nước Đại Việt ta” là ý thức sây sắc, đầy tự hào về một nước Đại Việt độc lập. + Về hình thức thể loại: Đặc điểm riêng của thể loại: hịch, cáo, chiếu. Bài tập 3: Những văn bản được coi là tuyên ngôn độc lập của dân tộc Việt Nam a. “Nam quốc sơn hà” (Sông núi nước nam) của Lí Thường Kiệt, thế kỷ XI b. “Nước Đại Việt ta”( trích: “ Bình Ngô đại cáo”) của Nguyễn trãi thế kỷ XV c. “Tuyên ngôn độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thế kỷ XX. * Hai văn bản: “Nam quốc sơn hà” và “Nước Đại Việt ta”( trích: “ Bình Ngô đại cáo”), được coi như là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc Việt Nam vì: cả hai đều khẳng định dứt khoát chân lí Việt Nam (Đại Việt) là một nước độc lập có chủ quyền. Kẻ nào dám xâm phạm đến đến quyền độc lập ấy nhất định sẽ phải chuốc lấy sự thất bại nhục nhã. Đó cũng chính là tư tưởng cốt lõi của bản tuyên ngôn độc lập (1945): “ Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể nhân dân Việt Nam quyết đấu tranh đến cùng để bảo vệ nền độc lập ấy”. - Tuy nhiên so sánh giữa “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt, thế kỷ XI và “ Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn trãi thế kỷ XV, thì ý thức độc lập dân tộc của cha ông ta có những bước phát triển mới: + Trong “Nam quốc sơn hà”: hai yếu tố: lãnh thổ, chủ quyền. + Trong: “Nước Đại Việt ta” thêm 4 yếu tố khác rất quan trọng: văn hiến, phong tục, lịch sử, chiến công diệt ngoại xâm. => Rõ ràng trải qua 4 thế kỷ, ý thức độc lập dân tộc, quan niệm về tổ quốc của cha ông chúng ta đã có những bước tiến dài. Tư tưởng của Nguyễn Trãi thật tiến bộ, toàn diện và sâu sắc, dường như đi trước ca thời đại. 4. Củng cố: - Các văn bản nghị luận trung đại có đặc điểm gì độc đáo và hấp dẫn? - Trong các văn bản đã học, em thích văn bản nào? Vì sao? 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài, ôn lại toàn bộ kiến thức có liên quan; Duyệt gáo án, ngày 17 tháng 3 năm 2014 P.Hiệu trưởng Tống Thị Ngọc

File đính kèm:

  • docbuoi 6.doc