Giáo án môn Ngữ Văn Lớp 6 - Tuần 8,9,10 - Năm học 2008-2009 - Tống Thị Thủy

Hoạt động 1:

Giáo viên cho học sinh đọc lại một truyện dân gian (Thánh Gióng).

Câu chuyện có những sự việc nào.

Truyện Thánh Gióng là văn tự sự , em hiểu thế nào là văn tự sự ?

Qua câu chuyện “Thánh Gióng” em hiểu truyện “Thánh Gióng” được kể theo thứ tự nào ?

- Em hiểu thế nào là kể theo thứ tự thời gian ?

- Có khi nào văn tự sự không kể theo thời gian ?

Giáo viên kết luận : hai cách kể khác nhau sẽ cho ta cách tiếp nhận khác nhau.

Khi kể chú ý sự việc và nhân vật như thế nào ?

Nhân vật trong văn tự sự phải như thế nào ?

Nhân vật chính hoạt động trong văn bản ra sao ?

Nhân vật phụ như thế nào ?

Giáo viên chốt kiến thức trọng tâm của văn tự sự về nhân vật , sự việc , thứ tự kể.

Em hiểu thế nào là ngôi kể ? Cho ví dụ ?

- Phân biệt ngôi kể 1 và ngôi kể 3 ?

Giáo viên nêu vài trò và tác dụng của ngôi 1 và ngôi 3 khi kể văn tự sự.

Học sinh thực hành đọc

- Sự ra đời của Gióng

- Gióng đánh tan giặc

- Gióng bay về trời

- Học sinh trả lời

- Trình bày các chuỗi sự việc và kết thúc sự việc.

Thứ tự thời gian.

Học sinh trả lời.

Để gây bất ngờ , gây chú ý hoặc thể hiện người ta không kể theo thứ tự thời gian.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sự việc trong văn tự sự phải cụ thể :do ai làm , việc xảy ra ở đâu , lúc nào , nguyên nhân , diễn biến , kết quả.

Sự việc phải được lựa chọn cho phù hợp với chủ đề tư tưởng muốn biểu đạt.

 

 

 

 

 

Nhân vật : nhân vật chính , nhân vật phụ.

- Đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng của văn bản.

Giúp nhân vật chính hoạt động.

 

 

Ngôi 1 , người kể tự xưng tôi kể được những gì minh nghe , mình thấy và trải qua.

Ngôi3: người kể tự dấu mình , gọi tên các nhân vật bằng tên gọi của chúng.

 

Học sinh lắng nghe cảm động.

 

doc9 trang | Chia sẻ: thuongdt2498 | Lượt xem: 681 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ Văn Lớp 6 - Tuần 8,9,10 - Năm học 2008-2009 - Tống Thị Thủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thay đổi ngôi kể và nhận xét ngôi kể đem lại điều gì mới cho đoạn văn. Giáo viên chốt lại kiến thức văn tự sự. Học sinh thực hành Học sinh khác nhận xét. Học sinh lắng nghe cảm nhận , khắc sâu kiến thức. II)Luyện tập. Hướng dẫn về nhà: - Ôn tập những kiến thức đã học , thực hành làm một số đề bài trong sách giáo khoa Rút kinh nghiệm: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Tuần:8 Tiết: 1 + 2 Ngày soạn:5/10/08 Chủ đề 1 ÔN TẬP TRUYỆN TRUYỀN THUYẾT VÀ CỔ TÍCH I)Mục tiêu: giúp học sinh * Ôn lại thể loại văn học dân gian: truyền thuyết và cổ tích - Nhận diện phân loại hai thể loại này. - Cảm nhân cái hay cái đẹp của thể loại văn học này. * Rèn luyện học sinh tóm tắt truyện , kể sáng tạo truyện , đọc phân vai. - Biết phân biệt giữa truyền thiết và cổ tích. * Học sinh có thái độ yêu thích văn học dân gian , học những điều hay lẽ phải qua những điều đã học. II)Chuẩn bị: - Thầy: Nội dung giáo án + bảng phụ so sánh hai thể loại. - Học sinh: Chuẩn bị câu hỏi giáo viên cho về nhà. III)Hoạt động dạy và học: 1)Ổn định tổ chức: 2)Kiểm tra bài cũ: (5’) Em hãy nhắc lại định nghĩa truyền thuyết và cổ tích. Học sinh trả lời , giáo viên nhận xét và cho điểm. 3)Bài mới: Để củng cố thêm về kiến thức văn học dân gian , hiểu được truyền thuyết và cổ tích có điểm gì giống nhau và khác nhau . Bài học hôm nay giúp các em hiểu điều đó. TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản 15’ Hoạt động 1: Giáo viên chọn một truyền thuyết cho học sinh đọc. - Truyền thuyết Hồ Gươm Giáo viên cho học sinh đọc truyện cổ tích. Em hãy tìm những chi tiết kỳ ảo của hai truyện. Giáo viên nhận xét: - Chi tiết tưởng tượng kỳ ảo không thể thiếu trong truyền thuyết cổ tích làm cho câu chuyện hấp dẫn hơn. - Xét về nội dung hai văn bản truyền thuyết Hồ Gươm đề cập đến nội dung gì ? Giáo viên nhấn mạnh: Nội dung có liên quan đến lịch sử thời quá khứ . Thể hiện thái độ của nhân dân đối với các sự kiện lịch sử được kể. - Truyện Thạch Sanh đề cập đến nội dung gì ? Em hãy kể những truyện cổ tích và truyền thuyết đã học Học sinh thực hành đọc (2 em) Học sinh thảo luận bài ( 3 - 4 em ) Thảo luận và phát hiện những chi tiết kỳ ảo. - Truyện truyền thuyết Hồ Gươm. + Hình ảnh chuôi gươm thần. + Rùa nói tiếng người. - Truyện Thạch Sanh: + Niêu cơm thần. + Cây đàn thần. - Giải thích tên Hồ Hoàn Kiếm. - Ca ngợi cuộc chiến đấu chính nghĩa chống giặc Minh của nhân dân ta. Học sinh lắng nghe cảm nhận. - Cuộc đấu tranh giữa Thạch Sanh và mẹ con Lý Thông. - Thạch Sanh chiến thắng , mẹ con Lý Thông thất bại. à Cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác. Học sinh tự tìm. I)Những điểm giống nhau giữa truyền thuyết và cổ tích. 1) Điểm giống nhau: - Đều có những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo ? 2) Điểm khác nhau: + Truyền thuyết: Kể tên các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ - Thể hiện thái độ của nhân dân đối với các nhân vật và sự kiện đó. + Cổ tích: Đấu tranh giữa cái thiện với cái ác ; thể hiện niềm tin vào lẽ phải , công bằng chống sự bất công giả dối. Tiết 2 25’ Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành đọc phân vai yêu cầu đọc đúng giọng nhân vật. Học sinh kể được diễn cảm câu chuyện. Truyền thuyết , cổ tích thuộc phương thức biểu đạt nào ? Vì sao ? Giáo viên cho học sinh kể theo phương pháp sáng tạo : đóng vai hoặc thay đổi ngôi kể. Học sinh thực hành đọc phân vai . Truyện Ông Lão đánh cá và con cá vàng. Ngôn ngữ , giọng điệu và điệu bộ. Tự sự. Vì nó kể hết sự việc này đến sự việc khác và kết thúc có ý nghĩa. Học sinh khác nhận xét. Học sinh khác bổ sung. III)Thực hành đọc diễn cảm và kể sáng tạo truyền thuyết cổ tích: 1) Đọc diễn cảm: 2)Kể sáng tạo: III)Tập viết theo ngôi kể hoặc thay đổi ngôi kể: - Kể theo ngôi (3) - Học sinh chỉ trần thuật nguyên bản. - Kể theo ngôi (1) - Học sinh chuyển đổi ngôi kể từ ngôi (3) sang ngôi (1). 10’ Hoạt động 3: Giáo viên nhấn mạnh nội dung , ý nghĩa của truyền thuyết , cổ tích. Học sinh lắng nghe IV:Tổng kết. Củng cố: Hệ thống hoá kiến thức truyền thuyết và cổ tích. Hướng dẫn về nhà: Làm bài tập – Ôn tập phần từ , phần tiếng , chuẩn bị tiết ôn tập Tiếng Việt.(tt) Rút kinh nghiệm: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Tuần:9 Tiết:3 + 4 Ngày soạn : 10/10/08 Chủ đề 2 ÔN TẬP TIẾNG VIỆT I)Mục tiêu: giúp học sinh * Củng cố và nâng cao kiến thức về tiếng và từ đã học ở bậc tiểu học. - Hiểu được thế nào là từ mượn. - Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ. - Chữa lỗi dùng từ. * Rèn luyện học sinh vận dụng kiến thức làm bài tập và viết những đoạn văn biết sử dụng từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ. * Giáo dục học sinh ý thức viết đúng chính tả , biết dùng từ đúng nghĩa. II)Chuẩn bị: - Giáo viên: Tổng hợp kiến thức và nội dung giáo án. - Học sinh: Ôn tập kiến thức và làm bài tập. III)Hoạt động dạy và học: 1)Ổn định tổ chức: 2)Kiểm tra bài cũ: (5’) Hãy phân biệt từ và tiếng khác nhau như thế nào ? Đáp án: - Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu. - Tiếng là đơn vị tạo nên từ. 3)Bài mới: TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản 10’ 10’ 10’ 10’ Hoạt động 1: Giáo viên treo bảng phụ ghi câu văn trong văn bản : “Con Rồng cháu Tiên”. - Hướng dẫn học sinh phân biệt tiếng và từ. - Phân biệt từ đơn và từ phức. Phân biệt giữa từ ghép và từ láy. Bài tập nhanh : cho đoạn văn (sgk) học sinh xác định từ đơn và từ phức. Thế nào là từ mượn. Nguồn gốc của từ mượn từ đâu ? Hãy nêu cách giải thích nghĩa của từ. Giáo viên lấy một ví dụ cụ thể để giải thích cho học sinh hiểu. Thế nào là từ nhiều nghĩa. Em hiểu thế nào là nghĩa chuyển của từ ? Học sinh lấy ví dụ cụ thể. Học sinh đọc văn bản , quan sát và trả lời. - Các tiếng có các quan hệ về nghĩa (từ ghép). - Quan hệ về âm (từ láy). - Học sinh thực hành. Học sinh trả lời. - Mượn các ngôn ngữ Anh Pháp , Nga. Mượn tiếng Trung Quốc. Có hai cách giải nghĩa. Học sinh lắng nghe - cảm nhận. Học sinh trả lời: Ví dụ : Đầu : ví trị phần trên của bộ phận cơ thể người. - Đầu tàu , đầu làng , đầu đàn , đầu tiên. - Nghĩa chuyển của từ là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc. Mùa xuân là Tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân. - Xuân 1 : chỉ mùa xuân. - Xuân 2 : chỉ sự tươi đẹp trẻ trung. I)Ôn tập kiến thức: 1)Từ đơn và từ phức: Từ chỉ có một tiếng gọi là từ đơn. - Từ có hai tiếng trở lên gọi là từ phức. + Những từ phức tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa gọi là từ ghép. + Những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng gọi là từ láy ( Ví dụ : sạch sẽ , lo lắng ; bàn ghế , nhà trường : từ ghép) 2)Từ mượn: Là từ mượn của nước ngoài để biểu thị những sự vật , hiện tượng đặc điểm . . .mà Tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu thị. 3)Nghĩa của từ: - Trình bày khái niệm mà từ biểu thị. - Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích. 4)Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ - Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa. - Nghĩa đầu tiên là nghĩa gốc (nghĩa chính) . Nó là cơ sở hình thành nghĩa chuyển của từ. - Trong câu , từ chỉ có một nghĩa nhất định , tuy nhiên trong một số trường hợp từ có thể được hiểu cả nghĩa gốc và nghĩa chuyển. Tiết 2 10’ 10’ 20’ Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập. Hãy tìm ba từ chỉ bộ phận của cơ thể người có sự chuyển nghĩa. Trong Tiếng Việt có một số từ chỉ bộ phận cây cối được chuyển nghĩa để cấu tạo từ chỉ bộ phận cơ thể người . Kể ra những trường hợp chuyển nghĩa. Cách giải nghĩa của từ giếng , rung rinh theo cách nào ? Giáo viên cho học sinh chủ đề , học sinh tự viết và gạch chân dưới từ có nghĩa chuyển. Học sinh suy nghĩ tìm các từ. Đầu : bộ phận ở trên cùng đầu tiên.Ví dụ : đầu trang sách , đầu bảng. - Lá : lá phổi , lá gan. - Quá : quả tim , quả thân. Lá liễu : lông mày lá liểu. - Giếng : giải thích khái niệm mà từ biểu thị. - Rung rinh : từ trái nghĩa để giải thích. - Học sinh thực hành viết , giáo viên nhận xét. II)Thực hành làm bài tập: 1)a: đầu Đầu người , da đầu , đầu bảng , đứng đầu , đầu bảng , đầu đàn. b) Tay : Vung tay , nắm tay. - Tay súng , tay cày , tay ghế. 2)Hãy giải thích nghĩa của một số từ: Giếng : hố đào thẳng đứng , sâu vào trong lòng đất , thường để lấy nước. - Rung rinh: Rung động nhẹ nhàng và liên tiếp. 3.Thực hành viết đoạn văn có ử dụng nghĩa chuyển của từ. Củng cố và dặn dò:(5’) - Củng cố kiến thức Tiếng Việt và dặn dò cho tiết học tuần sau: “Ôn tập phần văn tự sự ”. Rút kinh nghiệm: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

File đính kèm:

  • docgiao an tu chon.doc