I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh
* KT : Hình ảnh Bác Hồ trong cảm nhận của người chiến sĩ; sự kết hợp giữa yếu tố tự sự, miêu tả với biểu cảmvà các biện pháp nghệ thuật khác.
* KN : Kể tóm tắt diễn biến câu chuyện bằng 1 đoạn văn; bước đầu biết cách đọc thơ tự sự theo thể thơ 5 chữ kết hợp cácc yếu tố miêu tả và biễu cảm thể hiện tâm trạng lo lắng của Bác; tâm trạng ngạc nhiên , xúc động và vui sướng hạnh phúc của người chiến sĩ; Tìm hiểu sự kết hợp giữa yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong bài thơ; Trình bày được suy nghĩ sau khi học bài thơ.
*TĐ : Yêu mến, tự hào về lãnh tụ vĩ đại
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
- Giáo viên : Sách SK, sách tham khảo, giáo án
- Học sinh : soạn bài trước ( SGK)
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
1 kiểm tra bài cũ :
2/Bài mới:
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài.
Hình ảnh Bác Hồ đã rất quen thuộc đối với nhân dân Việt Nam và hình ảnh ấy đã được thể hiện bằng tất cả tình yêu thương mà mọi người dành cho Bác. Trong văn thơ cũng thế . Minh Huệ đã có bài thơ nổi tiếng và rất cảm động viết về Bác qua bài “ Đêm nay Bác không ngủ”.
4 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 457 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ Văn Lớp 6 - Tiết 97, 98: Đêm nay bác không ngủ - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Huệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25 Ngày soạn:18/02/14
Tiết 97, 98. Ngày dạy: 21/02/14
ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ
Minh Huệ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh
* KT : Hình ảnh Bác Hồ trong cảm nhận của người chiến sĩ; sự kết hợp giữa yếu tố tự sự, miêu tả với biểu cảmvà các biện pháp nghệ thuật khác.
* KN : Kể tóm tắt diễn biến câu chuyện bằng 1 đoạn văn; bước đầu biết cách đọc thơ tự sự theo thể thơ 5 chữ kết hợp cácc yếu tố miêu tả và biễu cảm thể hiện tâm trạng lo lắng của Bác; tâm trạng ngạc nhiên , xúc động và vui sướng hạnh phúc của người chiến sĩ; Tìm hiểu sự kết hợp giữa yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong bài thơ; Trình bày được suy nghĩ sau khi học bài thơ.
*TĐ : Yêu mến, tự hào về lãnh tụ vĩ đại
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
- Giáo viên : Sách SK, sách tham khảo, giáo án
- Học sinh : soạn bài trước ( SGK)
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
1 kiểm tra bài cũ :
2/Bài mới:
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài.
Hình ảnh Bác Hồ đã rất quen thuộc đối với nhân dân Việt Nam và hình ảnh ấy đã được thể hiện bằng tất cả tình yêu thương mà mọi người dành cho Bác. Trong văn thơ cũng thế . Minh Huệ đã có bài thơ nổi tiếng và rất cảm động viết về Bác qua bài “ Đêm nay Bác không ngủ”.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
NỘI DUNG
Hoạt động 2 : Tìm hiểu chung
Mục tiêu: nắm những nét khái quát tác giả, tác phẩm
.
-
.
Hoạt động 3 : Đọc – hiểu văn bản.
Mục tiêu:Đọc diễn cảm thơ 5 chữ, Phân tích để thấy được nội dung và nghệ thuật
GV : đọc mẫu 1 đoạn. Hướng dẫn một vài học sinh đọc và tìm hiểu vài nét khái quát về tác giả, tác phẩm.
-Đọc với nhịp chậm, giọng thấp ở đoạn đầu và nhịp nhanh hơn, giọng lên cao hơn một chút và cuối cùng chậm lại
Em hãy dựa vào những nội dung vừa tìm cho biết hoàn cảnh, thời gian, địa điểm diển ra câu chuyện ?
GV : Bài thơ với nhân vật trọng tâm là Bác Hồ qua cái nhìn và tâm trạng của anh chiến sĩ, qua những lời đối thoại của hai người
? Trong lần đầu thức giấc, tâm trạng và cảm nghĩ của anh đội viên diễn biến ra sao?
? Anh đã cảm nhận được điều gì ở hình ảnh Bác ?
? Tác giả không kể lần thứ hai mà nói đến lần thứ ba theo em có suy nghĩ ra sao ? (thảo luận).
GVBình : Từ diễn biến tâm trạng thay đổi của anh đội viên, bài thơ biểu hiện chân thực cụ thể tình cảm của anh mang tình cảm chung của các chiến sĩ và nhân dân đối với Bác. Đó là lòng kính yêu vừa thiêng liêng vừa gần gũi, lòng yêu thương và sự chăm sóc của Bác.
? Qua cái nhìn và tâm trạng của anh đội viên, hình ảnh Bác Hồ và tấm lòng Bác đã khắc họa sâu đậm như thế nào ?
Gợi ý : Chú ý khai thác ở hình dáng tư thế, cử chỉ và hành động, lời nói.
GV : Hình dáng Bác thể hiện trong bài thơ thật giản dị, gần gũi chân thật và hết sức lớn lao. Tình cảm tự nhiên sâu sắc, lòng yêu thương mênh mông, sự săn sóc ân cần chu đáo của Bác đối với chiến sĩ và đồng bào.
Khổ thơ cuối đã nâng ý nghĩa của câu chuyện lên bởi lẻ gì ?
GV : Bác là vị lãnh tụ của dân tộc, người cha thân yêu của quân đội ta, cuộc đời dân trọn vẹn cho nhân dân.
? Em nhận xét gì về thể thơ và cách kể.
GV : Bài thơ nguồn gốc từ thơ ca dân gian Trung Bộ mang tính tự sự. Cách sử dụng nhiều từ láy làm tăng giá trị hơn và thể hiện cảm xúc của con người.
Hoạt động: 4: Tổng kết
Mục tiêu: Nằm được nghệ thật và nội dung của tác phẩm
Hoạt động 5:Luyện tập : Học thuộc lòng diễn cảm.
Đọc chú thích * SGK/66.
Hoàn cảnh : Trên đường đi chiến dịch mưa lâm thâm và lạnh.
Thời gian : một đêm khuya.
Địa điểm : Trong một mái liều tranh xơ xác.
Ngạc nhiên vì trời đã khuya mà Bác vẫn thức.
Anh xúc động khi thấy Bác trầm ngâm “đi dém chăn, đốt lửa”
“ Bóng Bác lồng lộng ấm hơn ngọn lữa hồng”: Hình ảnh Bác hiện ra đầy xúc động, anh cảm nhận sự lớn lao mà gần gũi.
“thổn thức cả nỗi lòng” và thốt lên những câu hỏi thầm thì " nỗi lo bền bộn cho sức khỏe của Bác.
Bác vẫn ngồi đinh ninh, chòm râu im phăng phắc.
Anh thể hiện sự tha thiết năng nỉ “Mời Bác ngũ Bác ơi. Mời Bác ngũ”.
- Khi thấu hiểu nỗi lòng Bác, anh càng cảm nhận được một lần nữa sự sâu sắc, mênh mông của Bác với nhân dân.
Không kể lần thứ hai mà kể ngay lần thứ ba cho thấy trong đêm ấy Bác thức nhiều lần.
HS : Hình dáng, tư thế Bác ngồi lặng yên, vẻ mặt trầm ngâm, ngồi đinh ninh, chòm râu im phăng phắc.
Cử chỉ và hành động : “rồi Bác đi dém chănnhẹ nhàng”.
Lời nói : Chú cứ việc ngũ ngon, ngày mai đi đánh giặc.
Bác thương đoàn dân công . mau mau.
=> ngoại hình thể hiện vẻ yên lặng, suy tư.
Hành động thể hiện yêu thương, tấm lòng chan chứa yêu thương chiến sĩ.
Học sinh đọc : Khổ cuối.
Việc Bác không ngủ mà lo lắng cho mọi người là : “ lẻ thường tình” trong cuộc đời Bác.
HS : thể thơ 5 tiếng, nguồn gốc từ hát dặm Nghệ Tĩnh.( Trung Bộ )
Mỗi khổ 4 dòng. Vần liền ở cuối dòng 2,3.
Bài thơ sử dụng nhiều từ láy, làm tăng thêm giá trị biểu cảm ( học sinh liệt kê từ láy )
SGK/66.
I. Tìm hiểu chung
1/ Tác giả :
- Minh Huệ tên khai sinh là Nguyễn Thái.
- Quê ở Nghệ An, sinh 1927, làm thơ từ kháng chiến chống Pháp.
2/ Tác phẩm :
- Là bài thơ nỗi tiếng nhất, được viết vào đầu 1951.
II.Đọc - hiểu văn bản :
1/ Đọc
2/ Phân tích
a/ Cái nhìn và tâm trạng của anh đội viên đối với Bác.
- Bóng Bác cao lồng lộng ấm hơn ngọn lửa hồng.
- Thổn thức cả nổi lòng.
* Lần thứ ba thức dậy :
Bác vẫn ngồi đinh ninh. Chòm râu im phăng phắc. Mời Bác ngũ Bác ơi !...
" Cảm nhận sự yêu thương tình cảm mênh mông của Bác làm anh xúc động, kính yêu Bác hơn.
b/Hình tượng Bác Hồ:
- Hình dáng.
- Tư thế.
- Cử chỉ và hành động.
- Lời nói .
( gạch dẫn chứng SGK)
Thể hiện tình yêu thương chan chứa của Bác với các anh chiến sĩ.
III. TỔNG KẾT
- NT : Bài thơ sử dụng thể thơ 5 chữ, có nguồn gốc thơ ca dân gian Trung Bộ, có nhiều vần liền thích hợp với lối kể chuyện; kết hợp miêu tả, kể, biểu cảm, chi tiết giản dị, nhiều từ láy
- ND : Qua bài thơ thể hiện tấm lịng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác đối với bộ đội và nhân dân, đồng thời thể hiện tình cảm kính yêu, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ vĩ đại
IV.HƯỜNG DẪN TỰ HỌC
- Tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác bài thơ
-Học thuộc lòng bài thơ
-Thấy được sự kết hợp độc đáo , phù hợp giữa thể thơ 5 chữ và lối kể chuyện kết hợp miêu tả, biểu cảm.
- Sưu tầm 1 số bài thơ nói lên tình cảm của nhân dân ta đối với Bác Hồ
- Chuẩn bị bài mới
IV. RT KINH NGHIỆM
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- ĐÊM NAY BÁC KHÔNG.doc