A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức.
- Nắm được một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.
- Hiểu được ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
- Bước đầu hiểu được đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
2. Kĩ năng.
- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ
bản sắc văn hóa dân tộc.
-Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh
vực văn hóa, lối sống.
3. Thái độ.
- Giáo dục hs lòng kính yêu tự hào về Bác, có ý thức tu dưỡng học tập rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại.
4.Tích hợp: Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh:
- Chủ đề: Lối sống giản dị, phong thái ung dung tự tại.
- Giáo dục kĩ năng sống: Các kĩ năng cơ bản được giáo dục: xác định được mục tiêu phấn đấu theo phong cách HCM, trao đổi về nội dung phong cách HCM trong văn bản.
118 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 3051 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Ngữ Văn 9, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày day: 10/11/2012
Sĩ số: 23
Vắng:
Tiết 59
Bài 12
TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG
(luyện tập tổng hợp)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Vận dụng kiến thức từ vựng đã học để phân tích những hiện tượng ngôn ngữ trong thực tiễn giao tiếp và trong văn chương .
2. kĩ năng:
- Biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học để phân tích những hiện tượng ngôn ngữ trong thực tế giao tiếp, nhất là trong văn chương.
3.Thái độ :
- Nghiêm túc xây dựng bài học , có ý thức vận dụng vào thực hành
II.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
1.Giao tiếp : Trao đổi về sự phát triển của từ vựng tiếng việt , tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ và hệ thống hoá những vấn đề cơ bản của từ vựng tiếng việt .
2. Ra quyết định : Lựa chọn và sử dụng từ phù hợp với mục đích giao tiếp .
III. Các phương pháp / kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
Thực hành : Luyện tập sử dụng từ theo những tình huống giao tiếp cụ phù hợp
Hỏi và trả lời : Lần lượt hỏi và trả lời về nghĩa và cách sử dụng phương ngữ trong giao tiếp .
IV. Phương tiện dạy học :
Bảng phụ , phiếu bài tập .
V. Tiến trình bài dạy :
1.Khám phá : ? Thế nào là từ tượng thanh , từ tượng hình ? cho ví dụ ?
? Nêu một số phép tu từ từ vựng ? cho ví dụ cụ thể ?
2.Kết nối :
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
- Hướng dẫn học sinh so sánh 2 dị bản của câu ca dao
? Câu ca dao nào hay hơn? Vì sao?
- Yêu cầu học sinh làm bài tập 2-3
- Yêu cầu học sinh trình bày phần bài tập.
- Nhận xét – Kết luận
? Xác định cách sử dụng từ ngữ theo nghĩa gốc và ý nghĩa chuyển, phương thức?
- Nhận xét – Kết luận
- Phân tích cái hay trong cách dùng từ trong bài thơ “áo đỏ”
- Nhận xét – Kết luận
? Các sự vật, hiện tượng trong ĐV được đặt tên theo cách nào?
- Hãy tìm 5 ví dụ về những sự vật, hiện tượng được gọi tên theo cách dựa vào đặc điểm riêng biệt của chúng.
- Bài 1:
Ca dao: “Râu tôm khen ngon”
- Gật đầu: sự đồng ý.
- Gật gù: sự tán thưởng thể hiện sắc thái đồng cam cộng khổ (hay hơn)
* Bài 2:
- Người vợ không hiểu theo cách nói hoán dụ “ chỉ có 1 chân sút” => Cả đội bóng chỉ có 1 người ghi bàn.
* Bài 3:
- Nghĩa gốc: miệng, chân, tay.
- Nghĩa chuyển: vai (hoán dụ), đầu(ẩn dụ).
*Bài 4:
- Trường màu sắc: đỏ, xanh, hồng.
- Trường nghĩa các từ liên quan đến lửa: lửa, cháy, tro.
=> Hai trường kết hợp làm nổi bật hiện tượng “áo đỏ”
*Bài 5
- Các sự vật, hiện tượng trong ĐV đã được đặt tên theo cách dùng từ ngữ có sẵn với nội dung mới dựa vào đặc điểm của sự vật được nói tới.
- Ví dụ: Rắn dọc dưa, cạp nong, cà tím, gấu chó, ớt chỉ thiên
3.Luyện tập :
- Hướng dẫn hs làm thêm một số bài tập
- Gv hệ thống nội dung toàn bài .
4.Vận dụng: làm bài tập 6 ở nhà
Lớp dạy: 9a
Ngày soạn: 01/11/2012
Ngày day: 10/11/2012
Sĩ số: 41
Vắng:
Tiết 60
Bài 12
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ
CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ NGHỊ LUẬN
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Thấy rõ vai trò kết hợp của các yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự và biết vận dụng viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận .
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn có sử dụng yếu tố nghị luận
3. Thái độ: Nghiêm túc , sôi nổi xây dựng bài học , có ý thức vận dụng vào thực hành.
II. Chuẩn bị của thầy trò :
1. Giáo viên: Đọc , soạn , một số đoạn văn tự sự có yếu tó nghi luận làm mẫu .
2. Học sinh: Đọc chuẩn bị bài ở nhà
III. Tiến trình bài dạy :
1. Kiểm tra bài cũ: phần ôn tập của học sinh.
2. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Thực hành và tìm hiểu yếu tố nghị luận
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn văn.
? Phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên là gì?
Phương thức tự sự.
? Đoạn văn trên kể về sự việc gì? Kể về cuộc tranh luận giữa 2 người bạn khi đi trên sa mạc.
Ngoài ra, đoạn văn trên còn kết hợp cả yếu tố nghị luận.
?Yếu tố nghị luận được thể hiện rõ ở những câu văn nào?
Câu trả lời của người bạn được cứư và câu kết của VB.
? Vai trò cảu những yếu tố đó trong việc làm nổi bật nội dung của đoạn văn? Làm câu chuyện thêm sâu sắc, giàu chất triết lý và có ý nghĩa giáo dục cao.
? Theo em, bài học rút ra từ câu chuyện này là gí ?
- Nhận xét – Kết luận
I. Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong đoạn văn:
1. Đọc: “Lỗi lầm và sự biết ơn”
2. Nhận xét:
- Yếu tố nghị luận: Câu trả lời của người bạn và câu kết của đoạn văn.
- Mang tính triết lý, tính giáo dục cao.
Hoạt động 2 : Hướng dãn thực hành viết đoạn văn .
THẢO LUẬN NHÓM :
Viết đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp.
- Chia lớp làm 3 nhóm thảo luận
- Thời gian thảo luận 5phút các nhóm cử đại diện trình bày
- Nhân xét - Bổ sung
- Chỉ định học sinh đọc đoạn văn và nhận xét, bổ sung lẫn nhau.
- Nhận xét, đánh giá.
- Cho học sinh đọc đoạn văn tham khảo
? Yếu tố nghị luận được thể hiện ở câu văn nào?
? Bà đã để lại một việc làm hoặc lời nói, suy nghĩ ntn? Điều đó diễn ra trong hoàn cảnh nào?
? Nội dung cụ thể là gì? Nội dung đó giản dị mà sâu sắc, cảm động ntn?
? Suy nghĩ về bài học rút ra từ câu chuyện?
- Yêu cầu học sinh viết đoạn văn kể về những việc làm, lời dạy giản dị của bà.
- Kiểm tra bài viết của học sinh.
II. Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận:
* Bài 1:
- Giới thiệu buổi sinh hoạt
- Nội dung:
+ Buổi sinh hoạt diễn ra như thế nào?
+ Em đã phát biểu gì về vấn đề gì? Tại sao?
+ Em đã thuyết phục cả lớp như thế nào?
2. Bài văn: Bà nội
- Yếu tố nghị luận
+ “Người ta bảolàm sao được”
+ “bà bảo u tôimới về”
+ “ Người ta như câynó gãy”
3. Củng cố, luyện tập :
- Tại sao phải sử dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự ?
- Tíêp tục hoàn thiện các bài tập vào vở ghi.
4. Dặn dò:
- Hoàn thiện bài tập
Lớp dạy: 9a
Ngaỳ soạn:08/11/2012
Ngày day: 12/11/2012
Sĩ số: 41
Vắng:
Tiết61
Bài13
VĂN BẢN: LÀNG
(trích) Kim Lân
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Có hiểu biết bước đầu về tác giả Kim Lân - một đại diện của thế hệ nhà văn đã có những thành công từ giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám .
- Hiểu , cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn làng .
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc tác phẩm truyện , năng lực phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự, đặc biệt là phân tích tâm lý nhân vật.
3. Thái độ: Trân trọng tình yêu quê hương đất nước của nhân dân ta trong các cuộc kháng chiến .
II. Chuẩn bị của thầy trò
1. Giáo viên: Đọc soạn , tài liệu tham khảo - SGV
2. Học sinh: Đọc , chuẩn bị bài ở nhà.
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “ánh trăng”. Nêu ý nghĩa của bài thơ? Ngệ thuật đặc sắc của bài thơ là gì ?
2. Bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoặt động 1: Hướng dẫn hs đọc tìm hiểu chú thích
Nêu yêu cầu đọc.- Hướng dẫn đọc, đọc mẫu, yêu cầu học sinh đọc
? Hãy nêu vài nét chính về tác giả, tác phẩm?
Nhà văn Kim Lân( 1920 – 2007)
? Tóm tắt các tình tiết xoay quanh cốt truyện ?
Tình cảm sâu nặng của ông Hai hướng về làng trong những ngày tản cư.
Tâm trạng bàng hoàng, đau đớn của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.
Tâm trạng vui sướng của ông Hai khi nghe tin đồn thất thiệt được cải chính.
Truyện diễn tả chân thực, sinh động tình yêu quê hương ở ông Hai, một người nông dân rời làng đi tản cư.
- Nhận xét – Kết luận
Ông am hiểu và gắn bó với nông thôn và người nông dân.
Đề tài: Làng quê VN và những l nông dân, những phong vị quê dân dã, những thói quê, lề quê in dấu ấn đậm nét trong sáng tác của Kim Lân
Văn phong của Kim Lân nhẹ nhàng, tự nhiên mà tinh tế.
Được viết trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu tiên trên tạp chí văn nghệ năm 1948.
- Giải thích 1 số từ.
I. Đọc và tìm hiểu chú thích
1. Đọc - Tóm tắt
2.Chú thích :
a. Tác giả:
- Kim Lân (Nguyễn Văn Tài) (1920 - 2007) , quê ở Từ Sơn, Bắc Ninh.
- Sở trường viết truyện ngắn,
b. Tác phẩm:
- Viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
c, Từ khó : (SGK)
Hoặt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chung văn bản
? Qua đó câu chuyện muốn thể hiện tình cảm gì của người nông dân?
xét – Kết luận
? Hãy nêu bố cục của đoạn trích? Nội dung của từng phần ?
- Nhận xét – Kết luận
GV tóm tắt nội dung cơ bản của phần đã lược bớt trong SGK
Nhà văn Kim Lân đem đến cho l đọc một cảm nhận về tình yêu làng ở n/vật ông Hai. Đó là t/cảm có ở nhiều l nông dân công nhân nhưng với n/vật ông Hai, tình yêu làng có nét riêng thật đáng yêu: đó là tính khoe làng. Cũng từ ngày khởi nghĩa dồn dập ở làng, nhà văn đã phát hiện trong tình yêu làng của ông có sự chuyển đổi, phát triển thành tình cảm lớn hơn.
II. Tìm hiểu chung văn bản
1. Đại ý:
- Diễn tả sinh động, chân thực tình yêu làng quê của nhân vật ông Hai.
2. Bố cục:
2 phần:
- Từ đầu -> đôi lời: diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng theo giặc.
- Còn lại: Diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin cải chính.
Hoặt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết văn bản
Gọi Hs đọc từ đầu... ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá.
? Tác giả đã đặt nhân vật ông Hai vào tình huống nào qua đó thấy được tính cách của nhân vật ấy?
? Trong những ngày đi tản cư tâm trạng của ông Hai được nhà văn diễn tả ntn?
- Nhận xét – Kết luận
? Em hãy thuật tóm tắt phần truyện kể về các sự việc trước khi ông Hai nghe tin dữ ?
? Tâm trạng của ông khi nghe tin đó được tác giả diễn tả ntn?
H? Qua đó giúp em hiểu gì về tâm trạng của nhân vật lúc này ?
GV dẫn dắt: Đang sống giữa tâm trạng tự hào về làng, phấn chấn về những tin thắng trận của quân và dân ta, ông Hai bỗng nghe được tin: cả làng chợ Dầu của ông theo giặc.
? Đặt trong hệ thống các sự việc của truyện, việc tạo ta tình huống trên có giá trị ntn?
III. Tìm hiểu chi tiết :
1. Tình huống truyện
- Đặt ông Hai vào tình huống: tin làng ông theo giặc -> tâm trạng tủi hổ, nhục nhã của ông
3. Củng cố, luyện tập:
- Tóm tắt nội dung đoạn trích?
- Cho biết tình huống chuyện?
4. Dăn dò: Học chuẩn bị bài mới
Lớp dạy: 9b
Ngày soạn:08/11/2012
Ngày day: 14/11/2012
Sĩ số: 41
Vắng:
Tiết62
Bài13 LÀNG
(trích) Kim Lân ( tiếp theo)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
File đính kèm:
- giao an van 9.doc