I.MỤC TIÊU :
Sau bài học HS nêu được :
· Hoàn cảnh bùng nổ phong trào “Đồng khởi “ở miền Nam .
· Đi đầu trong phong trào “Đồng khởi “ ở miền Nam là nhân dân tỉnh Bến Tre .
· Ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi “ của nhân dân tỉnh Bến Tre .
II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC :
· Bản đồ hành chính VN .
· Các hình minh hoạ trong SGK .
· Phiếu học tập của HS .
4 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 3475 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử lớp 5 - Bài 20: Bến tre đồng khởi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 20 BẾN TRE ĐỒNG KHỞI
Ngày dạy :
I.MỤC TIÊU :
Sau bài học HS nêu được :
Hoàn cảnh bùng nổ phong trào “Đồng khởi “ở miền Nam .
Đi đầu trong phong trào “Đồng khởi “ ở miền Nam là nhân dân tỉnh Bến Tre .
Ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi “ của nhân dân tỉnh Bến Tre .
II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC :
Bản đồ hành chính VN .
Các hình minh hoạ trong SGK .
Phiếu học tập của HS .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
KIỂM TRA BÀI CŨ – GIỚI THIỆU BÀI MỚI
-GV gọi 3 HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS .
+GV giới thiệu bài
--3 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi
Hoạt động 1
HOÀN CẢNH BÙNG NỔ PHONG TRÀO “ĐỒNG KHỞI” BẾN TRE
-GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, tự đọc SGK và trả lời câu hỏi :Phong trào “Đồng khởi “ Bến Tre nổ ra trong hoàn cảnh nào ?
GV gọi HS phát biểu ý kiến .
-GV nhận xét câu trả lời của HS, sau đó hỏi cả lớp :
+Phong trào bùng nổ vào thời gian nào ? Tiêu biểu nhất là ở đâu ?
-HS đọc SGK từ Trước sự tàn sát của Mĩ-Diệm.Bến Tre là nơi diễn ra “Đồng khởi” mạnh mẽ nhất và rút ra câu trả lời .
-1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến. Câu trả lời hoàn chỉnh là :
Mĩ-Diệm thi hành chính sách “tố cộng” ,”diệt cộng” đã gây ra những cuộc thảm sát đẫm máu cho nhân dân miền Nam . Trước tình hình đó, không thể chịu đựng mãi, không còn con đường nào khác, nhân dân buộc phải vùng lên phá tan ách kìm kẹp .
+Phong trào bùng nổ từ cuối năm 1959 đầu năm 1960, mạnh mẽ nhất là ở Bến Tre .
Hoạt động 2
PHONG TRÀO “ĐỒNG KHỞI” CỦA NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE
-GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm với yêu cầu : Cùng đọc SGK và thuật lại diễn biến của phong trào “Đồng khởi” ở Bến Tre
-GV đi giúp đỡ từng nhóm, nêu các câu hỏi gợi ý cho HS định hướng các nội dung cần trình bày .
+Thuật lại sự kiện ngày 17-1-1960 .
+Sự kiện này ảnh hưởng gì đến các huyện khác ở Bến Tre ? Kết quả của phong trào “Đồng khởi” Bến Tre .
+Phong trào “Đồng khởi” Bến Tre có ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam như thế nào ?
+Ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” Bến Tre .
-GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận trứoc lớp .
-GV nhận xét kết quả làm việc của HS, sau đó giảng lại các vấn đề quan trọng bằng sơ đồ cuối bài học .
-HS làm việc trong các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 HS. Lần lượt từng em trình bày diễn biến của phong trào “Đồng khởi” (hoặc I phần của diễn biến) trước nhóm, các bạn trong nhóm theo dõi và bổ sung cho nhau .
-Hoàn chỉnh diễn biến của phong trào “Đồng khởi” theo các câu hỏi gợi ý của GV .
+Phong trào mở ra thời kì mới cho đấu tranh của nhân dân miền Nam: Nhân dân miền Nam cầm vũ khí chống quân thù, đẩy Mĩ và quân đội Sài Gòn vào thế bị động, lúng túng .-Đại diện mỗi nhóm báo cáo về một nội dung, sau đó các nhóm khác bổ sung ý kiến để có câu trả lời hoàn chỉnh
-
-GV cung cấp thêm thông tin để HS hiểu sự lớn mạnh của phong trào “Đồng khởi” : Tinh đến cuối năm 1960 phong trào “Đồng khởi” của nhân dân miền Nam đã căn bản làm tan rã cơ cấu chính quyền địch ở nông thôn. Trong 2627 xã toàn miền Nam thì nhân dân ta đã lập chính quyền tự quản ở 1383 xã, đồng thờ làm tê liệt hết chính quyền ở các xã khác .
CỦNG CỐ , DẶN DÒ
GV yêu cầu HS phát biểu cảm nghĩ về phong trào “Đồng khởi” của nhân dân tỉnh Bến Tre .
GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài sau .
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
File đính kèm:
- LS B20.T22.doc