Giáo án môn Lịch sử lớp 5 - Bài 1: Bình tây đại nguyên soái Trương Định

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, học sinh(HS) nêu được:

- Trương Định là một trong những tấm gương tiêu biểu trong phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Nam kì.

- Ông là người có lòng yêu nước sâu sắc, dám chống lại lệnh vua để kiên quyết cùng nhân dân chống quân Pháp xâm lược.

- Sơ đồ kẻ sẵn theo mục củng cố.

II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC

- Hình vẽ trong SGK, phóng to nếu có điều kiện.

- Bản đồ hành chính Việt Nam.

- Phiếu học tập cho HS.

- Sơ đồ kẻ sẵn theo mục củng cố.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU

 

 

doc5 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 6172 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử lớp 5 - Bài 1: Bình tây đại nguyên soái Trương Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƠN TÁM MƯƠI NĂM CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC VÀ ĐÔ HỘ(1858-1945) Bài 1: “BÌNH TÂY ĐẠI NGUYÊN SOÁI” TRƯƠNG ĐỊNH. I. MỤC TIÊU Sau bài học, học sinh(HS) nêu được: - Trương Định là một trong những tấm gương tiêu biểu trong phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Nam kì. - Ông là người có lòng yêu nước sâu sắc, dám chống lại lệnh vua để kiên quyết cùng nhân dân chống quân Pháp xâm lược. - Sơ đồ kẻ sẵn theo mục củng cố. II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC - Hình vẽ trong SGK, phóng to nếu có điều kiện. - Bản đồ hành chính Việt Nam. - Phiếu học tập cho HS. - Sơ đồ kẻ sẵn theo mục củng cố. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Giới thiệu bài: - GV nêu khái quát hơn 80 năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ. - GV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ(tr5 SGK) và hỏi: tranh vẽ cảnh gì? Em có cảm nghĩ gì về buổi lễ được vẽ trong tranh? - GV giới thiệu bài: Trương Định là ai? Vì sao nhân dân ta lại dành cho ông tình cảm đặc biệt tôn kính như vậy? Hoạt động 1: Làm việc cả lớp Mục tiêu: Giúp HS biết tình hình đất nước ta sau khi thực dân Pháp mở cuộc xâm lược. Cách tiến hành: - HS nghe - 2 HS trả lời - HS lắng nghe GV giới thiệu bài - GV yêu cầu HS làm việc với SGK và trả lời các câu hỏi sau: + Nhân dân Nam kì đã làm gì khi thực dân Pháp xâm lược nước ta? + Triều đình nhà Nguyễn có thái độ thế nào trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp? - GV gọi HS trả lời các câu hỏi trước lớp. - GV chỉ bản đồ và giảng giải. - GV kết luận: Phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân dưới sự chỉ huy của Trương Định đã thu được một số thắng lợi và làm thực dân Pháp hoang mang lo sợ. HS đọc SGK, suy nghĩ và tìm câu trả lời. - Nhân dân Nam kì đã dũng cảm đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược. Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra - Triều đình nhà Nguyễn nhượng bộ, không kiên quyết đấu tranh bảo vệ đất nước. - 2 HS lần lượt trả lời, lớp theo dõi và bổ sung ý kiến. Hoạt động 2: Làm việc nhóm. Mục tiêu: Giúp HS hiểu Trương Định kiên quyết cùng nhân dân chống quân xâm lược. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu sau: Cùng đọc sách, thảo luận để trả lời các câu hỏi sau: 1. Năm 1862, vua ra lệnh cho Trương Định làm gì? Theo em lệnh của nhà vua đúng hay sai? Vì sao? 2. Nhận được lệnh vua, Trương Định có thái độ và suy nghĩ như thế nào ? 3. Nghĩa quân và dân chúng đã làm gì trước bắn khoăn đó của Trương Định? Việc làm đó có tác dụng như thế nào? 4. Trương định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân? - GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận từng câu hỏi trước lớp. - GV nhận xét kết quả thảo luận. GV kết luận: năm 1862, triều đình nhà Nguyễn ký hoà ước nhường 3 tỉnh Miền Đông Nam Kì cho thực dân Pháp. Triều đình ra lệnh cho Trương Định phải giải tán lực lượng nhưng ông kiên quyết cùng với nhân dân chống quân xâm lược. - HS chia thành các nhóm nhỏ, cùng đọc sách, thảo luận để hoàn thành phiếu. Thư ký ghi ý kiến của các bạn vào phiếu. 1. Triều đình nhà Nguyễn ban lệnh xuống buộc Trương Định phải giải tán nghĩa quân và đi nhận chức Lãnh binh ở An giang. Lệnh này không hợp lý vì lệnh đó thể hiện sự nhượng bộ của triều đình với thực dân Pháp, kẻ đang xâm lược nước ta và trái với nguyện vọng của nhân dân. 2. Nhận được lệnh vua, Trương Định băn khoăn suy nghĩ: làm quan thì phải tuân lệnh vua, nếu không sẽ phải chịu tội phản nghịch; nhưng dân chúng và nghĩa quân không muốn giải tán lực lượng, một lòng một dạ tiếp tục kháng chiến. 3. Nghiã quân và dân chúng đã suy tôn Trương Định là “Bình Tây đại nguyên soái”. Điều đó đã cổ vũ, động viên ông quyết tâm đánh giặc. 4. Ông dứt khoát phản đối mệnh lệnh của triều đình và quyết tâm ở lại cùng với nhân dân đánh giặc. - HS báo cáo kết quả thảo luận theo hướng dẫn của GV. Hoạt động 3:Làm việc cả lớp Mục tiêu: Giúp HS hiểu lòng biết ơn và tự hào của nhân dân ta với “Bình Tây đại nguyên soái”. Cách tiến hành: - GV lần lượt nêu các câu hỏi sau cho HS trả lời: + Nêu cảm nghĩ của em về Bình Tây đại nguyên soái Trương Định. + Hãy kể thêm một vài mẩu chuyện về ông mà em biết. + Nhân dân ta đã làm gì để bày tỏ lòng biết ơn và tự hào về ông? - HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến: + Ông là người yêu nước, dũng cảm, sẵn sàng hy sinh bản thân mình cho dân tộc, cho đất nước. Em vô cùng khâm phục ông. + 2 HS kể. + Nhân dân ta đã lập đền thờ ông, ghi lại những chiến công của ông, lấy tên ông đặt cho tên đường phố, trường học GV kết luận: Trương Định là một trong những tấm gương tiêu biểu trong phong trào đấu tranh chống thực dân pháp xâm lược của nhân dân Nam Kì. 2.Củng cố – dặn dò: - GV yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và hoàn thành nhanh sơ đồ trong SGK - GV tổng kết giờ học, tuyên dương các học sinh tích cực hoạt động tham gia xây dựng bài. - HS về học thuộc bài. - HS kẻ sơ đồ vào vở - HS trả lời. Rút kinh nghiệm :

File đính kèm:

  • docLS B1.doc