I.MỤC TIÊU : Học xong bài này, học sinh biết:
- Định nghĩa đơn giản về Bản đồ.
- Một số yếu tố của Bản đồ: tên, phương hướng, tỉ lệ, kí hiệu Bản đồ,
- Các kí hiệu của một số đối tượng địa lí thể hiện trên Bản đồ.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Một số loại Bản đồ: thế giới, châu lục, Việt Nam,
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
35 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1160 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Lịch sử khối 4 - Tiết 1 đến tiết 17, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1010. Khi đó kinh đô có tên là Thăng Long. Tới nay Hà Nội được 999 tuổi.
Phố cổ Hà Nội
Phố mới Hà Nội
Tên phố
Hàng Bông, Hàng Gai, Hàng Đào, Hàng Đường, Hàng Mã,....
Nguyễn Chí Thanh, Minh Khai, Ngô Quyền, Hoàng Quốc Việt,...
Đặc điểm tên phố
Gắn với hoạt động sản xuất buôn bán trước đây của phố đó.
Thường được lấy tên các danh nhân.
Đặc điểm nhà cửa
- Nhà thấp, mái ngói.
- Kiến trúc cổ kính
- Nhà cao tầng.
- Kiến trúc hiện đại.
Đặc điểm đường phố
- Nhỏ, chật hẹp.
- Yên tĩnh.
- To, rộng.
- Nhiều xe cộ đi lại.
+ Kể tên những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của Hà Nội.
- GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
- GV kể thêm về các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của Hà Nội (Văn miếu Quốc tử giám, chùa Một Cột)
- GV treo bản đồ Hà Nội.
- HS trả lời.
- HS nghe.
- HS xem vị trí khu phố cổ, khu phố mới.
Hoạt động 3: Hà Nội - Trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học và kinh tế lớn của cả nước
Làm việc theo nhóm
Mục tiêu: Học sinh nêu được một số dấu hiệu thể hiện Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học.
- GV nêu câu hỏi thảo luận nhóm
- Thảo luận nhóm 4 (3’)
Nhóm1: Kể tên các cơ quan làm việc của lãnh đạo nhà nước, các đại sứ quán.
Nhóm 2: Kể tân các nhà máy, trung tâm thương mại, bệnh viện, siêu thị, ngân hàng của Hà Nội.
Nhóm 3: Kể tên một số trường đại học, viện bảo tàng của Hà Nội, viện nghiên cứu ở Hà Nội.
Nhóm 4: Kể tên các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở Hà Nội.
- GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày
- Các nhóm HS thảo luận theo gợi ý.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp
- GV chốt những điều cần nhớ.
- Vài học sinh đọc SGK trang 112.
Củng cố, dặn dò: - GV treo bản đồ Hà Nội
- HS tìm vị trí một số di tích lịch sử, trường đại học, bảo tàng, chợ, khu vui chơi giải trí & gắn các ảnh đã sưu tầm được vào vị trí của chúng trên bản đồ.
+ Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của thủ đô Hà Nội ?
+ Khu phố cổ có đặc điểm gì? (ở đâu? Tên phố có đặc điểm gì? Nhà cửa, đường phố?)
+ Khu phố mới có đặc điểm gì? (nhà cửa, đường phố)
- GV: Học sinh chúng ta tự hào về thủ đô hơn 1000 năm văn hiến, các em cần có ý thức giữ gìn vẻ đẹp của thủ đô.
- Về học bài và chuẩn bị bài: Ôn tập học kỳ I
Địa lý : Tiết 17: ÔN tập học kỳ I
I. Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh củng cố:
- Hệ thống những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi của Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, Trung du Bắc Bộ, Đồng bằng Bắc Bộ.
- Dân tộc sinh sống, trang phục và hoạt động sản xuất chính của Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, Trung du Bắc Bộ, Đồng bằng Bắc Bộ.
II. Đồ DùNG DạY- HọC: - Các Bản đồ: Hành chính, giao thông Việt Nam.
- Lược đồ câm về Địa lý tự nhiên Việt Nam.
- GV chuẩn bị các phiếu câu hỏi cho HS bắt thăm .
III. HOạT ĐộNG DạY - HọC CHủ yếu:
HOạT ĐộNG CủA Giáo viên
HOạT ĐộNG CủA học sinh
Bài cũ: - Chỉ thành phố Hà Nội trên bản đồ?
+ Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của thủ đô Hà Nội ?
+ Khu phố cổ có đặc điểm gì? Khu phố mới có đặc điểm gì?
+ Chúng ta cần phải làm gì để Hà Nội luôn là thủ đô “ Văn minh - Lịch sự - Mến khách”?
- GV nhận xét cho điểm?
Bài mới
- HS lắng nghe
Giới thiệu bài: Các em đã học đặc điểm thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi của Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, Trung du Bắc Bộ, Đồng bằng Bắc Bộ. Chúng ta cùng ôn lại qua bài học hôm nay.
Hoạt động 1: Ôn tập điều kiện tự nhiên và kỹ năng đọc bản đồ - Làm việc cả lớp.
Mục tiêu: Học sinh làm việc trên bản đồ lược đồ xác định được vị trí của Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, Trung du Bắc Bộ, Đồng bằng Bắc Bộ và thủ đô Hà Nội trên Bản đồ Việt Nam.
- GV treo bản đồ hành chính Việt Nam.
- HS chỉ Bản đồ, lược đồ và trình bày.
+ Chỉ vị trí của Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, Trung du Bắc Bộ, Đồng bằng Bắc Bộ và Hà Nội trên bản đồ?
- GV treo bản đồ giao thông Việt Nam.
+ Chỉ tuyến đường sắt Bắc Nam
+ Cho biết từ thành phố em ở có thể đến Hà Nội đi bằng những phương tiện GT nào ?
- HS quan sát bản đồ hành chính & trả lời
- HS quan sát bản đồ giao thông & trả lời
- Từ Thanh Hoá đến Hà Nội đi bằng ôtô, tàu hoả, tàu thuỷ, xe máy,...
- GV kết luận:
Hoạt động 2: Ôn tập về con người và Hoạt động sản xuất (Làm việc theo nhóm.)
Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố về các dân tộc, trang phục Hoạt động văn hoá, sản xuất, .... của Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, Trung du Bắc Bộ, Đồng bằng Bắc Bộ.
- GV giao việc:
+ HS nối tiếp lên bắt thăm câu hỏi và trả lời .
+ HS khác nhận xét , bổ sung .
- GV chốt kiến thức đúng
- Học sinh chuẩn bị theo yêu cầu.
1. Hãy chỉ vị trí Hoàng Liên Sơn trên bản đồ và nêu đạc điểm cuả dãy núi này ?
2. Khí hậu ở những nơi cao của Hoàng Liên Sơn như thế nào ?
3. Nêu tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn ? Kể về lễ hội , trang phục và chợ phiên của họ ?
4. Tại sao người dân miền núi thường làm nhà sàn để ở ?
5. Ngưòi dân ở Hoàng Liên Sơn làm những nghề gì ? Nghề chính là nghề nào ? Sản phẩm thủ công truyền thống ở Hoàng Liên Sơn là gì ?
6. Trung du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng loại cây gì ? Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở vùng trung du Bắc Bộ ?
7. Tây Nguyên có những cao nguyên nào ? Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa ? Nêu đặc điểm của từng mùa ?
8. Kể tên một số dân tộc đã sống lâu đời ở Tây Nguyên ? Trang phục và sinh hoạt của người dân Tây Nguyên như thế nào ?
9. Nhà rông dùng để làm gì ? Hãy mô tả nhà rông ?
10. Dựa vào điều kiện đất đai và khí hậu, hãy cho biết việc trồng cây công nghiệp ở Tây Nguyên có thuận lợi và khó khăn gì ?
11. Tại sao cần phải bảo vệ rừng và trồng lại rừng ?
12. Đà Lạt đã có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành một thành phố du lịch và nghỉ mát ?
13. Trình bày đặc điểm địa hình và sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ ?
14. Lễ hội ở đồng bằng Bắc Bộ được tổ chức vào thời gian nào ? Để làm gì ? Trong lễ hội có những hoạt động nào ? Hãy kể tên những lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Bắc Bộ mà em biết ?
14. Vì sao lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ ? Hãy nêu thứ tự các công việc trong quá trình sản xuất lúa gạo của người dân đồng bằng Bắc Bộ ?
15. Kể tên một số nghề thủ công của người dân đồng bằng Bắc Bộ ? Chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì ?
16. Nêu những dẫn chứng cho thấy Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học hàng đầu của nước ta ?
17. Nêu tên một số di tích lịch sử , danh lam thắng cảnh của Hà Nội ?
Hoạt động 3: Chơi trò “Nhà địa lý tài ba”
- GV nêu luật chơi:
+ Treo lược đồ câm. Học sinh quan sát để điền tên, các yếu tố địa lý theo yêu cầu.
+ Nhận thẻ yếu tố địa lý
+ Chuẩn bị 1 phút
- Học sinh chơi theo nhóm
- GV cử trọng tài cho chơi theo nhóm
Hoạt động nối tiếp: - GV nhận xét tiết học
- Ôn tập chuẩn bị thi kiểm tra học kì.
Địa lý : Tiết 18: ÔN tập học kỳ I - Kiểm tra
I. Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh củng cố:
- Hệ thống những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi của Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, Trung du Bắc Bộ, Đồng bằng Bắc Bộ.
- Dân tộc sinh sống, trang phục và hoạt động sản xuất chính của Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, Trung du Bắc Bộ, Đồng bằng Bắc Bộ.
II. Đồ DùNG DạY- HọC: - Bài kiểm tra thử (Khoảng 30 phút)
- GV chuẩn bị các phiếu kiểm tra.
III. HOạT ĐộNG DạY - HọC CHủ yếu:
HOạT ĐộNG CủA Giáo viên
HOạT ĐộNG CủA học sinh
Bài cũ:
+ Ngưòi dân ở Hoàng Liên Sơn làm những nghề gì ? Nghề chính là nghề nào? Sản phẩm thủ công truyền thống ở Hoàng Liên Sơn là gì ?
+ Trung du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng loại cây gì ? Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở vùng trung du Bắc Bộ ?
+ Tại sao cần phải bảo vệ rừng và trồng lại rừng ?
+ Lễ hội ở đồng bằng Bắc Bộ được tổ chức vào thời gian nào ? Để làm gì ? Trong lễ hội có những hoạt động nào ? Hãy kể tên những lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Bắc Bộ mà em biết ?
- GV nhận xét cho điểm?
Bài mới: Phát phiếu kiểm tra - Làm việc cả lớp.
- GV theo dõi giúp đỡ học sinh yếu kém.
- Thu chấm bài - Nhận xét
- Ôn tập để kiểm tra định kỳ lần 1 Đề SGD
- Về đọc trước bài 16: Thành phố Hải Phòng
Trường tiểu học Minh Khai
Họ và tên: ..
Lớp 4
KIểM TRA CUốI HọC Kỳ I
Môn: Địa lí - Thời gian: 30 phút
Năm học: 2009 - 2010
Điểm
Đề bài:
Câu 1: Khoanh vào ý đúng nhất ( 2 điểm)
1. Nghề chính của người dân ở Hoàng Liên Sơn là:
A. Nghề khai thác rừng. B. Nghề thủ công truyền thống. C. Nghề nông.
2. Đồng bằng Bắc Bắc Bộ được bồi đắp bởi phù sa của sông:
A. Sông Hồng. B. Sông Thái Bình. C. Cả hai sông trên.
3. Đê ven sông của đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu có tác dụng:
A. Làm cho địa hình có nơi cao, nơi thấp. B. Là đường giao thông.
C. Tránh ngập lụt cho đồng ruộng và nhà cửa.
4. Hà Nội có vị trí ở:
A. Hai bên sông Hồng, có sông Đuống chảy qua.
B. Phía Tây của tỉnh Bắc Ninh, phía Nam của Thái Nguyên.
C. Trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, có sông Hồng chảy qua.
Câu 2: Khoanh vào ý đúng nhất (1,5 điểm)
1. Trung du bắc bộ là một vùng:
A. Đồi với các đỉnh nhọn, sườn thoải xếp cạnh nhau như bát úp.
B. Đồi với các đỉnh tròn, sườn thoải xếp cạnh nhau như bát úp.
C. Núi các đỉnh tròn, sườn thoải. D. Núi với các đỉnh nhọn, sườn thoải.
2. Người dân ở đồng bằng Bắc bộ chủ yếu là:
A. Người Thái B. Người Tày. C. Người kinh. D. Người Mông
3. ý nào dưới đây không phải là điều kiện thuận lợi để Đà Lạt trở thành thành phố du lịch và nghỉ mát?
A. Không khí trong lành mát mẻ. B. Nhiều nhà máy, khu công nghiệp.
C. Nhiều phong cảnh đẹp. D. Nhiều khách sạn, sân gôn, biệt thự với kiến trúc đặc sắc.
Câu 3: Ghi vào ô chữ Đ trước câu đúng, chữ S trước câu sai. (3 điểm)
Sông ở đồng bằng Bắc Bộ thường hẹp, nước chảy xiết, có nhiều thác ghềnh.
Đắp đê là biện pháp tốt nhất để ngăn lũ.
Hệ thống đê là một công trình vĩ đại của người dân đồng bằng Bắc Bộ.
Hệ thống kênh, mương thuỷ lợi chỉ có tác dụng tiêu nước vào mùa mưa.
Đồng bằng Bắc Bộ có địa hình khá bằng phẳng và đang tiếp tục mở rộng ra biển.
Đồng bằng Bắc Bộ là vựa lúa lớn nhất cả nước.
Câu 4: Vì sao nói Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học hàng đầu ở nước ta ? (2,5 điểm)
Câu 5: Những điều kiện thuận lợi nào để đồng bằng Bắc Bộ trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước? (2,5 điểm)
.
File đính kèm:
- Dia ly 4 Ky I nam 0910.doc