I/ MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS biết:
- Từ năm 179 TCN đến năm 938, nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ.
- Kể lại một số chính sách áp bức bóc lột của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta.
- Nhân dân ta đã không cam chịu làm nô lệ, liên tục đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược, giữ gìn nền văn hoá dân tộc.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Tranh ảnh.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A, BÀI CŨ: 3
? Cuộc sống của nhân dân Âu Việt và Lạc Việt có gì giống nhau?
? Ai là lãnh đạo người Lạc Việt và người Âu Việt chống quân xâm lược?
? Nêu nguyên nhân thắng lợi và nguyên nhân thất bại của ngời Lạc Việt trước sự xâm lược của Triệu Đà?
6 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 979 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử 4 - Trường Tiểu học Mạo Khê B, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5
Ngày soạn: 13/9/2009
Ngày giảng: 16/9/2009(4A); 17/9/2009(4B)
BÀI 3: Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại
phong kiến phương Bắc
I/ Mục tiêu
Học xong bài này, HS biết:
- Từ năm 179 TCN đến năm 938, nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ.
- Kể lại một số chính sách áp bức bóc lột của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta.
- Nhân dân ta đã không cam chịu làm nô lệ, liên tục đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược, giữ gìn nền văn hoá dân tộc.
II/ Đồ dùng dạy học
Tranh ảnh.
III/ Hoạt động dạy học
A, Bài cũ: 3’
? Cuộc sống của nhân dân Âu Việt và Lạc Việt có gì giống nhau?
? Ai là lãnh đạo người Lạc Việt và người Âu Việt chống quân xâm lược?
? Nêu nguyên nhân thắng lợi và nguyên nhân thất bại của ngời Lạc Việt trước sự xâm lược của Triệu Đà?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 1’
Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc
2. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Chính sách áp bức bóc lột của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta:
- HS đọc đoạn từ: “ Sau khi Triệu Đà thôn tính..sống theo luật pháp của người Hán” và trả lời câu hỏi:
? Sau khi thôn tính được nước ta, các triều đại phong kiến phương Bắc đã thi hành những chính sách áp bức, bóc lột nào đối với nhân dân ta?
- HS thảo luận theo nhóm 4 hs câu hỏi:
? Tìm sự khác biệt về tình hình nước ta về chủ quyền, về kinh tế, về văn hoá trước và sau khi bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ?
- Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, bổ sung hoàn thành bảng:
- Chúng chia nước ta thành nhiều quận, huyện do chính quyền người Hán cai quản.
- Chúng bắt nhân dân ta lên rừng săn voi, tê giác, bắt chim quí, đẵ gỗ trầm, xuống biển mò ngọc trai, bắt đồi mồi, khai thác san hô để cống nạp.
- Chúng đưa ngườin Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt dân ta phải theo phong tục người Hán, học chữ Hán, sống theo pháp luật người Hán.
Tình hình nước ta trước và sau khi bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ:
Thời gian
Các mặt
Trước năm 179 TCN
Từ năm 179 TCN
đến năm 938
Chủ quyền
Là một nước độc lập
Trở thành quận huyện của phong kiến phương Bắc
Kinh tế
Độc lập và tự chủ
Bị phụ thuộc, phải cống nạp.
Văn hoá
Có phong tục tập quán riêng
Phải theo phong tục của người Hán, học chữ Hán, những nhân dân ta vẫn giữ gìn bản sắc dân tộc.
* Kết luận: GV tiểu kết lại các nội dung chính của hoạt động.
Hoạt động 2: Các cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ của phong kiến phương Bắc:
- GV phát phiếu học tập cho HS..
- HS đọc SGK điền những thông tin cần thiết vào bảng.
- Đại diện HS trình bày kết quả.
- GV ghi các ý kiến của HS để hoàn chỉnh bảng thống kê:
Thời gian
Các cuộc khởi nghĩa
Năm 40
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Năm 248
Khởi nghĩa Bà Triệu
Năm 542
Khởi nghĩa Lý Bí
Năm 550
Khởi nghĩa Triệu Quang Phục
Năm 722
Khởi nghĩa Mai Thúc Loan
Năm 766
Khởi nghĩa Phùng Hưng
Năm 905
Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ
Năm 931
Khởi nghĩa Dương Đình Nghệ
Năm 938
Chiến thắng Bạch Đằng.
- HS làm việc cả lớp theo các câu hỏi sau:
? Từ năm 179TCN đến năm 938 nhân dân ta đã có bao nhiêu cuộc khởi nghĩa lớn chống lại ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc?
? Mở đầu cho các cuộc khởi nghĩa ấy là cuộc khởi nghĩa nào?
? Cuộc khởi nghĩa nào đã kết thúc hơn 1000 năm đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc và giành lại độc lập hoàn toàn cho đất nước ta?
? Việc nhân dân ta liên tục khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc nói lên điều gì?
- Có 9 cuộc khởi nghĩa lớn.
- Là khởi nghĩa của Hai Bà Trưng.
- Khởi nghĩa Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
- Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, quyết tâm, bền chí đấnh giặc giữ nước.
3. Củng cố:1’
- Hai HS đọc ghi nhớ SGK.
- Nhận xét tiết học.
TUẦN 6
Ngày soạn: 20/9/2009
Ngày giảng: 23/9/2009(4A); 24/9/2009(4B)
BÀI 4: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (Năm 40)
I/ Mục tiêu
Học xong bài này HS biết:
- Vì sao Hai bà Trưng phất cờ khởi nghĩa
- Tường thuật được trên lược đồ diễn biến cuộc khởi nghĩa
- Đây là cuộc khởi nghĩa thắng lợi đầu tiên sau hơn 200 năm nước ta bị đô hộ.
II/ Đồ dùng dạy học
- Hình vẽ (SGK)
- Lược đồ khởi nghĩa
- Phiếu học tập
III/ Hoạt động dạy học
A. Bài cũ (3-5’)
? Kể một số chính sách áp bức bóc lột của triều đại phong kiến với nước ta?
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài (1’)
2. Các hoạt động
a. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
- Giải thích: Giao chỉ
- Chia lớp làm 3 nhóm thảo luận câu hỏi.
? Nêu nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa?
- Đại diện các nhóm trả lời.
b. Hoạt động 2: Làm việc các nhân
- HS quan sát lược đồ khởi nghĩa
- Tập kể diễn biến cuộc khởi nghĩa
- 2 HS lên bảng kể
c, Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
? Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi có ý nghĩa gì?
1. Nguyên nhân
- Căm thù quân xâm lược đặc biệt là thái thú Tô Định.
- Thi Sách bị Tô Định bắt và giết hại.
ị Đền nợ nước, trả thù nhà.
2. Diễn biến cuộc khởi nghĩa
- Năm 40 tại cửa sông Hát. . .Trung Quốc.
3. ý nghĩa
Sau hơn 200 năm bị độ hộ, lần đầu tiên nhân dân ta giành được độc lập. Chứng tỏ nhân dân ta vẫn duy trì truyền thống bất khuất chống giặc ngoại xâm.
3. Củng cố, dặn dò (3-5’)
- GV chốt nội dung ị ghi nhớ.
- 2 HS đọc ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học
TUẦN 7
Ngày soạn: 27/9/2009
Ngày giảng:30/9/2009(4A); 01/10/2009(4B)
BÀI 5: Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo
(Năm 938)
I/ Mục đích, yêu cầu
Học xong bài này, HS biết:
- Vì sao có trận Bạch Đằng
- Kể lại được diễn biến chính của trận Bạch Đằng.
- Trình bày được ý nghĩa của trận Bạch Đằng đối với lịch sử dân tộc.
II/ Đồ dùng dạy học
- Hình trong SGK phóng to.
- Bộ tranh vẽ diễn biến Bạch Đằng.
- Phiếu học tập.
III/ Hoạt động dạy học
A. Bài cũ (3-5’)
? Vì sao Hai Bà Trưng phất cờ?
? Nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa?
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài (1’)
2. Các hoạt động
* Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
- GV phát phiếu học tập
- HS làm
+ HS nêu kết quả bài làm
+ 3 HS giới thiệu một số nét về tiểu sử Ngô Quyền.
* Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
- HS đọc thầm “Sang đánh nước ta. . .hoàn toàn thất bại”
? Cửa sộng Bạch Đằng nằm ở cửa sông nào? địa phương nào? Quân Ngô Quyền đã dựa vào thuỷ triều để làm gì?
? Trận đánh diễn ra như thế nào?
? Kết quả trận đánh ra sao?
- 3-4 em thuật lại diễn biến trận Bạch Đằng
* Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- Sau khi đánh tan quân Nam Hán Ngô Quyền đã làm gì? Điều đó có ý nghĩa như thế nào?
1. Nguyên nhân:
- Đánh dấu x vào ô trống trước những thông tin đúng về Ngô Quyền.
+ Ngô Quyền là người Đường Lâm (Hà Tây) x
+ Ngô Quyền là con rể của Dương Đình Nghệ.
+ Ngô Quyền chỉ huy quân ta đánh quân Nam Hán x
+ Trước trận Bạch Đằng Ngô Quyền lên ngôi vua x
2. Diễn biến
- Cửa sông Bạch Đằng nằm ở Quảng Ninh.
- Để đóng cọc nhọn xuống nơi hiểm yếu ở sông Bạch Đằng rồi nhử quân giặc vào bãi cọc rồi đánh tan quân xâm lược.
3. ý nghĩa
- Mùa xuân năm 939 Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cô loa. Đất nước được độc lập sau hơn một nghìn năm bị phong kiến phương Bắc Đô hộ
ị Ghi nhớ
3. Củng cố, dặn dò: 1’
- GV chốt nội dung
- 2-3 em nhắc lại
- Nhận xét tiết học
TUẦN 8
Ngày soạn: 04/10/2009
Ngày giảng: 07/10/2009(4A); 08/10/2009(4B)
BÀI 6: Ôn tập
I/ Mục đích, yêu cầu
Học xong bài này HS biết:
- Từ bài 1 đến bài 5 học về hai giai đoạn lịch sử. Buổi đầu dựng nước và giữ nước. Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập.
- Kể tên những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong hai thời kì này rồi thể hiện nó trên trục thời gian.
II/ Đồ dùng dạy học
- băng hình về trục thời gian
III/ Hoạt động dạy học
A. Bài cũ (3-5’)
? Vì sao có trận Bạch Đằng
? Kể lại diễn biến chính của trận Bạch Đằng?
? Nêu ý nghĩa của trận Bạch Đằng?
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài (1’)
2. Nội dung bài
(GV treo băng thời gian lên bảng)
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- GV treo băng thời gian lên bảng.
+ HS nêu yêu cầu
+ Nêu cách tính thời gian trên trục thời gian
+ Yêu cầu HS ghi nội dung vào mỗi giai đoạn
- 1 em lên bảng gắn nội dung vào mỗi giai đoạn sao cho phù hợp
- 2-3 em nêu giai đoạn lịch sử đã được học trên băng thời gian.
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
- GV treo trục thời gian
- yêu cầu các nhóm ghi các sự kiện tương ứng với thời gian có trên trục.
- Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận
Hoạt động 3: Làm việc cá nhân
- HS nêu yêu cầu bài 3(SGK)
- 4-5 HS báo cáo kết quả làm việc
- Nhận xét bài
3, Củng cố dặn dò: 1’
- GV chốt nội dung
- Nhận xét tiết học
File đính kèm:
- lich su tuan 1 10 Dang Thi Thu.doc