Giáo án môn Lịch sử 4 - Tiết 6: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (Năm 40)

I.MỤC TIÊU:

- Kể ngắn gọn cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (chú ý nguyên nhân khởi nghĩa, người lãnh đạo, ý nghĩa)

- Sử dụng lược đồ để kể lại nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa.

- GDHS tự lòng yêu nước và kính trọng các anh hùng.

II.CHUẨN BỊ:

+ Giáo viên: lược đồ cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, phiếu học tập.

+ Học sinh: SGK, xem bài trước

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

 

doc2 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 951 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử 4 - Tiết 6: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (Năm 40), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN LỊCH SỬ - TUẦN 6 - TIẾT 6 Tên bài: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng ( Năm 40) à Ngày soạn: 20.9.2009 à Ngày dạy: 22.9.2009 - Sáng: 43 (tiết 2); 41 (tiết3) - Chiều 42 (tiết1) I.MỤC TIÊU: - Kể ngắn gọn cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (chú ý nguyên nhân khởi nghĩa, người lãnh đạo, ý nghĩa) - Sử dụng lược đồ để kể lại nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa. - GDHS tự lòng yêu nước và kính trọng các anh hùng. II.CHUẨN BỊ: + Giáo viên: lược đồ cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, phiếu học tập. + Học sinh: SGK, xem bài trước III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Thầy Troø Hoạt động 1: Khôûi ñoäng + Ổn định + Kiểm tra kiến thức cũ: Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phương Bắc - Các triều đại phong kiến phương Bắc đã làm những gì về tổ chức xã hội? - Nước Âu Lạc bị chia thành các quận, huyện do chính quyền người Hán cai trị. - Cuộc sống của người dân Âu Lạc như thế nào dưới ách thống trị của người Hán? - Nhân dân Âu Lạc sống vô cùng cực khổ, phải lên rừng, xuống biển để tìm các sản vật quí nộp cho bọn thống trị người Hán, Chúng bắt dân ta theo phong tục của người Hán, học chữ Hán, sống theo pháp luật Hán. - Nhân dân ta đã học những nghề gì của người dân phương Bắc? -Nhân dân ta tiếp thu các nghề làm giấy, làm đồ thủy tinh và đồ trang sức bằng vàng, bạc của người dân phương Bắc. - Nhận xét + Bài mới : Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40) Hoạt đông 2 ­Hình thức: Cá nhân – nhóm – cả lớp ­Nội dung: 1.Nguyên nhân cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng - HS đọc ở SGK từ đầutrả thù nhà. - Giải thích từ Quận giao chỉ (vùng đất ở Bắc Bộ.Bắc Trung Bộ, Thái thú (chức quan cai trị một quận thời nhà Hán) - Đầu thế kỉ I, nước ta bị ai đô hộ ? - HS thảo luận nhóm đôi tìm nguyên nhân - Nhà Hán đô hộ do Thái thú Tô Định cai trị. -Hai Bà Trưng kêu gọi nhân dân ta khởi nghĩa trong hoàn cảnh nào? - Oán trách ách đô hộ của nhà Hán. - Thi Sách chồng Bà Trưng Trắc bị Thái thú Tô định giết hại. 2. Diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng - Giới thiệu lược đồ khu vực nổ ra cuộc khỏi nghĩa Hai Bà Trưng. - HS đọc SGK và xem lược đồ để tường thuật lại cuộc khởi nghĩa - HS vừa chỉ lược đồ và tường thuật tóm tắt. - Nêu thời gian cuộc khởi nghĩa? Tại đâu? - Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng nổ ra vào mùa xuân 40, trên cửa sông Hát Môn, Tỉnh Hà Tây ngày nay. - Trận đánh diễn ra như thế nào? - Từ đây, đoàn quân tiến lên Mê Linh. Sau khi làm chủ Mê Linh, nghĩa quân tiến xuống đánh chiếm Cổ Loa rồi từ Cổ Loa tấn công Luy Lâu, trung tâm chính quyền đô hộ. - Thái độ quân Hán ra sao khi bị đánh bất ngờ? -Không dàm chống cự, bỏ hết của cải lo chạy thoát thân. - Tô Định sợ hãi cắt tóc, cạo râu, cải trang thành thường lẩn vào đám đông trốn về Trung Quốc. - Khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã đạt kết quả gì? - Trong vòng không đầy một tháng cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi. 3. Ý nghĩa - Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi có ý nghĩa gì? - Sau hơn hai thế kỉ bị bọn phong kiến nước ngoài đô hộ, từ năm 179 TCN đến năm 40, lần đầu tiên nhân dân ta đã giành được độc lập - Sự thắng lợi của Khởi Nghĩa Hai Bà Trưng nói điều gì? - nhân dân ta rất yêu nước và có truyền thống bất khuất chống giặc ngoại xâm - Để tưởng nhớ công ơn của Hai Bà nhân dân ta đã làm gì? - Lập đền thờ Hai Bà, đặt tên trường, tên đường. Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò + Hái hoa - Nêu nguyên nhân khởi nghĩa của Hai Bà Trưng? - Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi có ý nghĩa gì? HS thực hiện + Tổng kết ñaùnh giaù tieát hoïc + Dặn dò: - Về nhà học bài - Chuaån bò: Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo

File đính kèm:

  • docTIET6 KHOINGHIAHAIBATRUNG.doc
Giáo án liên quan