I.MỤC TIÊU
Biết bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay tòan bộ bề mặt Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định.
Biết một số yếu tố của bản đồ : tên bản đồ, phương hướng, ký hiệu bản đồ
II.CHUẨN BỊ
- Một số loại bản đồ: thế giới, châu lục, Việt Nam,
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
2 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 2576 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử 4 - Tiết 1 - Bài: Làm quen với bản đồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN LỊCH SỬ
TIẾT : 1 - TUẦN : 1
GIÁO VIÊN: NGUYỄN HỮU THANH
BÀI : LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ
Ngày soạn :
Ngày dạy :
I.MỤC TIÊU
Biết bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay tòan bộ bề mặt Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định.
Biết một số yếu tố của bản đồ : tên bản đồ, phương hướng, ký hiệu bản đồ
II.CHUẨN BỊ
- Một số loại bản đồ: thế giới, châu lục, Việt Nam,
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Bản đồ
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
GV treo các loại bản đồ lên bảng theo thứ tự lãnh thổ từ lớn đến nhỏ ( thế giới, châu lục,Việt nam,)
- GV yêu cầu HS đọc tên các bản đồ treo trên bảng.
- GV yêu cầu HS nêu phạm vi lãnh thổ được thể hiện trên mỗi bản đồ.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
GV kết luận:Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt trái đất theo một tỉ lệ nhất định.
- HS trả lời câu hỏi trước lớp.
Hoat động 2: Làm việc cá nhân.
GV: Ngày nay muốn vẽ bản đồ, chúng ta thường phải làm như thế nào?
GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- HS đọc SGK trả lời.
2. Một số yếu tố của bản đồ.
Hoạt động 3:Làm việc theo nhóm
GV yêu cầu các nhóm đọc SGK, quan sát bản đồ trên bảng và thảo luận theo gợi ý sau:
+ Tên bản đồ cho ta biết điều gì?
- Biết tên của khu vực và những thông tin chủ yếu của khu vực đó được thể hiên trên bản đồ.
+ Trên bản đồ, người ta thường quy định các hướng Bắc (B), Nam(N), Đông(Đ), Tây(T) như thế nào?
+ Chỉ các hướng B,N,Đ,T trên đồ địa lí tự nhiên Việt Nam (hình 3).
Tỉ lệ bản đồ cho em biết điều gì?
+ Đọc tỉ lê bản đồ ở hình 2 và cho biết 1 xăng –ti-mét (cm) trên bản đồ ứng với bao nhiêu mét (m) trên thực tế?
+ Bảng chú giải ở hình 3 có những kí hiệu nào? Kí hiệu bản đồ được dùng để làm gì?
GV giải thích thêm: Tỉ lệ bản đồ thường được biểu diễn dưới dạng tỉ số, là một phân số luôn có tử số là: Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ bản đồ càng nhỏ.
GV kết luận: Một số yếu tố của bản đồ mà các em vừa tìm hiểu đó là tên của bản đồ, phương hướng, tỉ lệ và kí hiệu bản đồ.
- Nhìn từ ngoài bản đồ vào thì ở trên là hướng B,ở dưới là hướng N, bên phải là hướng Đ, bên trái là hướng T.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả làm viẹc nhóm trước lớp.
- Các nhóm khác bổ sung và hoàn thiện.
Hoạt động 4: Thực hành vẽ một số kí hiệu bản đồ.
- GV cho HS quan sát bảng chú giải ở phần 3 và vẽ kí hiệu một số đối tượng địa lí.
GV cho HS hoạt động nhóm đôi
- HS quan sát tranh và vẽ.
- 1 em vẽ kí hiệu, 1em nói kí hiệu đó thể hiện cái gì và ngược lại.
Hoạt động 5: Củng cố –dặn dò.
- Bản đồ là gì? Nêu một số yếu tố trên bản đồ?
- Gọi một số HS nêu phần bài học.
- CB: Làm quen với bản đồ (tiếp theo).
- HS trả lời phần bài học
- HS đọc bài.
RÚT KINH NGHIỆM:
..
..
..
..
File đính kèm:
- Lam quen voi ban do.doc