Giáo án môn Khoa học lớp 5 - Bài 28: Xi măng

A. Mục tiêu :

Sau bài học HS biết:

 1. Kể tên các nguyên liệu được dùng để sản xuất ra xi măng.

 2. Kể tên một số nhà máy xi măng ở nước ta.

3. Nêu tính chất và công dụng của xi măng.

B. Đồ dùng dạy học.

1. Gạch đỏ, ngói , đá ganitô, đá phiến, gạch lát nhà, gạch xi măng.

2. Xi măng, 8 cốc nước, 8 cái khay, ., xi măng vón cục, xi măng kết tảng.

3. Các thẻ từ có ghi tên một số vật liệu, 8 bảng nhóm.

4. Laptop, máy projector.

 

doc7 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 2017 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Khoa học lớp 5 - Bài 28: Xi măng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD & ĐT Quận Hai Bà Trưng Trường tiểu học Tô Hoàng Giáo viên: Đào Vân Anh Kế hoạch dạy học Môn: khoa học ( lớp 5 ) Bài 28: Xi măng Tuần 14 - ngày dạy 10/12/2008 A. Mục tiêu : Sau bài học HS biết: 1. Kể tên các nguyên liệu được dùng để sản xuất ra xi măng. 2. Kể tên một số nhà máy xi măng ở nước ta. 3. Nêu tính chất và công dụng của xi măng. B. Đồ dùng dạy học. 1. Gạch đỏ, ngói , đá ganitô, đá phiến, gạch lát nhà, gạch xi măng. 2. Xi măng, 8 cốc nước, 8 cái khay, ., xi măng vón cục, xi măng kết tảng. 3. Các thẻ từ có ghi tên một số vật liệu, 8 bảng nhóm. 4. Laptop, máy projector. C. Các hoạt động dạy học chủ yếu. TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 4’ 1’ 5’ 7’ 8’ 8’ 1’ 2’ 1’ I. Kiểm tra bài cũ. - GV đưa ra 1 số đồ vật sau : + Gạch đỏ , ngói, miếng đá, đá phiến, ô thoáng xi măng, ô thoáng sứ, ngói sứ, gạch trang trí, miếng gỗ sàn , . + Yêu cầu 1 học sinh hãy nhặt ra những vật là đồ gốm xây dựng. - Vì sao những vật đó là đồ gốm xây dựng? - Các vật còn lại tại sao không phải là đồ gốm? - GV nhận xét cho điểm. II. Giới thiệu bài - GV đưa ra 1 khay nhỏ đựng xi măng và hỏi các con có biết vật chất này có tên gọi là gì? Xi măng có tính chất và công dụng ra sao? Bài khoa học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu rõ những điều đó. - GV ghi đầu bài : Xi măng ( trang 58 ) III. Bài mới Bật slide 1, giới thiệu: Đây là xi măng đóng bao, xi măng chưa đóng bao, chúng ta cùng nhau tìm hiểu: 1. Công dụng của xi măng. Hoạt động 1: Giới thiệu tranh ảnh sưu tầm. Yêu cầu học sinh đọc câu hỏi 1- trang 58. - GV bật slide 2: Xi măng được dùng để làm gì? Hoạt động nhóm đôi: Giới thiệu nội dung tranh ảnh sưu tầm với bạn. - Tiết trước cô đã dặn các con sưu tầm tranh ảnhvề những sản phẩm làm ra cần có xi măng. Các con đã sưu tầm chưa, hãy đặt tranh ảnh sưu tầm lên bàn. (GV kiểm tra nhận xét việc học sinh thực hiện). - Để biết xi măng dùng để làm gì, cô cho các con học theo nhóm 2 theo yêu cầu,thời gian 1’. - GV gọi 3, 4 HS lên giới thiệu. - Qua những bức ảnh này các con cho cô biết xi măng được dùng để làm gì? - Đó chính là công dụng của xi măng. - GV viết bảng: 1 Công dụng của xi măng 2. Nguyên liệu làm ra xi măng Hoạt động 2: Kể tên và xem hình ảnh về nhà máy xi măng, Chuyển ý: Xi măng là một vật liệu xây dựng , các công trình xây dựng ngày càng mọc lên nhiều đòi hỏi nhu cầu rất lớn về xi măng. Vì vậy trên khắp đất nước ta đã xây dựng nhiều nhà máy xi măng. Dựa vào SGK và vốn hiểu biết của mình, con hãy kể tên nhà máy xi măng ở nước ta. - GV bật slide 3 : Tranh về nhà máy xi măng và giới thiệu. - Các nhà máy xi măng đựơc xây dựng ở những tỉnh nào của nước ta? GV bật slide 4. - Các con có nhận xét gì về nơi đặt nhà máy xi măng? - Các nhà máy xi măng không đặt ở thành phố mà đặt ở những nơi có mỏ đá vôi, đó là một trong những nguyên liệu để làm ra xi măng. Con cho biết nguyên liệu làm ra xi măng là gì? - Một số chất khác đó là chất phụ gia để tạo ra xi măng. - GV ghi bảng: 2 Nguyên liệu làm xi măng : đất sét, đá vôi và một số chất khác. 3. Tính chất của xi măng Hoạt động 3: Quan sát, thí nghiệm và làm bài tập. Chuyển ý: Tại sao xi măng có thể liên kết các vật liệu xây dựng khác tạo nên kết cấu của công trình xây dựng, chúng ta cùng tìm hiểu tính chất của xi măng. - GV ghi bảng: 3 Tính chất - Để tìm ra tính chất của xi măng cô cho các con làm thí nghiệm và bài tập theo nhóm 4, thời gian 5’. - GV phát cho mỗi nhóm: 1 khay xi măng , nước, bảng nhóm, các con hãy thực hiện nhiệm vụ. - GV bật slide 5 : Quan sát và ghi lại kết quả Xi măng khô Xi măng khi trộn với nước - Mời HS đọc yêu cầu của hoạt động nhóm. - Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả. * GV nói thêm về xi măng trắng dùng để gắn các mạch vữa khi lát gạch, ốp gạch vì xi măng trắng sẽ làm đẹp hơn. - GV mời HS nêu tính chất của xi măng và ghi bảng: + Màu xám xanh ( trắng ). Trộn với nước không tan, dẻo. - Các con đoán xem xi măng để đến chiều, đến ngày mai nó sẽ như thế nào? (GV giới thiệu mẫu xi măng kết tảng, vón cục, ta còn gọi là xi măng chết, không sử dụng được nữa.) - GV nhận xét, ghi bảng : Xi măng đã trộn nước để lâu đóng kết thành tảng cứng như đá. - Do tính chất của xi măng chúng ta cần chú ý gì khi bảo quản, sử dụng? Tại sao? ( GV chốt lại,bật slide) Hoạt động 4: Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi. Chuyển ý: Trong xây dựng người ta sử dụng xi măng như thế nào? Cô mời các con xem các hình ảnh sau và cho biết người ta làm gì? - Gv bật slide có nội dung: + Trộn xi măng với cát, sỏi. + Trộn bê tông bằng máy. + Đổ bê tông vào giàn thép. - Các con thấy người ta làm những việc gì? - Trong thực tế, người ta thường không sử dụng xi măng nguyên chất mà dùng xi măng kết hợp với các nguyên liệu khác để tạo thành những sản phẩm từ xi măng là: vữa xi măng, bê tông, bê tông cốt thép. - GV gắn thẻ từ : Vữa xi măng, bê tông, bê tông cốt thép, thẻ từ tên các nguyên liệu: xi măng, cát, sỏi, nước, thép lên bảng. - Yêu cầu học sinh: Đọc sách giáo khoa, và trao đổi nhóm đôi, tạo cho cô thành vữa xi măng, bê tông và bê tông cốt thép . - Gọi 3 học sinh lên bảng gắn: vữa xi măng, bê tông, bê tông cốt thép. - GV nhất trí, bật slide đáp án. - Bật slide, nói: “Xem các hình ảnh sau và cho biết: Vữa xi măng, bê tông, bê tông cốt thép dùng để làm gì?” - GV nhận xét. Tổng kết: Xi măng là một chất liên kết bền vững, quan trọng trong xây dựng. Các sản phẩm từ xi măng đều được sử dụng trong các công trình đơn giản. Đặc biệt công trình lớn đòi hỏi rất nhiều xi măng để có sức nén, sức đàn hồi, sức bền cao như: cầu, đường, nhà cao tầng, các công trình thủy điện,.. Bài học hôm nay chúng ta đã thấy được vai trò to lớn của xi măng trong đời sống của con người. - GV bật slide 6 : 1 số hình ảnh về các công trình xây dựng. IV. Củng cố - Bài khoa học hôm nay đã cho các con có hiểu biết gì về xi măng? V. Nhận xét giờ học VI. Dặn dò: HS học bài, xem trước bài Thuỷ tinh, chuẩn bị sưu tầm tranh ảnh đồ dùng làm bằng thuỷ tinh. - 1 HS lên nhặt. - HS nêu : các đồ vật làm bằng đất sét nung không tráng men, hoặc có tráng men được gọi là gốm. Những đồ vật này được dùng trong xây dựng gọi là gốm xây dựng. - HS trả lời. - HS nêu: đó là xi măng - HS mở SGK, ghi vở. - HS đọc -HS đặt tranh ảnh sưu tầm lên bàn - HS đọc yêu cầu: Giới thiệu nội dung tranh ảnh sưu tầm với bạn. - HS các nhóm thực hiện . - 3, 4 HS lên bảng giới thiệu, các nhóm khác bổ sung. - HS : Xi măng được dùng để xây dựng nhà ở, các công trình,làm cầu, mương, lát đường,.. - HS ghi vở. - HS : nhà máy xi măng : Hà Giang, Hoàng Thạch, Nghi Sơn, Bút Sơn, Hà Tiên, Cẩm Phả. - HS xem. - 1 HS chỉ trên lược đồ . - HS trả lời. - HS: Xi măng được làm từ đất sét đá vôi và một số chất khác . - HS ghi vở. - HS ghi vở. - HS mỗi nhóm nhận khay xi măng, nước, phiếu bài tập và thực hiện yêu cầu. - 1 HS đọc. - HS làm thí nghiệm và ghi kết quả. - 1, 2 nhóm trình bày , các nhóm khác bổ sung. Đáp án: Quan sát và ghi lại kết quả Xi măng khô Xi măng khi trộn với nước - Màu xám xanh (trắng). - Bột xi măng mịn. - Không tan trong nước. - Dễ hút nước, dẻo quánh. - HS nêu tính chất của xi măng. - HS ghi vở. - HS cho ý kiến. - HS ghi vở. - Nhiều HS cho ý kiến. - HS xem. - HS nêu nội dung. - HS quan sát. - HS viết nháp. - 3 HS lên xếp thẻ từ. - HS khác nhận xét. -. 1, 2 HS đọc lại - Học sinh nêu ý kiến. - HS xem. - HS nêu.

File đính kèm:

  • docBai Xi mang.doc