I.MỤC TIÊU
- Nêu được ví dụ các vật tự phát sáng, các vật được chiếu sáng:
+ Vật tự phát sáng: mặt trời,ngọn lửa
+Vật được chiếu sáng:mặt trăng ,bàn ghế
- Nêu được một số vật cho ánh sáng truyền qua hoặc không truyền qua.
- Nhận biết được ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền tới mắt
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Chuẩn bị theo nhóm: Hộp kín (có thể dùng tờ giấy báo, cuộn lại theo chiều dài
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
7 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 519 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Khoa học + Lịch sử + Địa lý khối 4 - Tuần 23, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khoa học
ÁNH SÁNG
I.MỤC TIÊU
- Nêu được ví dụ các vật tự phát sáng, các vật được chiếu sáng:
+ Vật tự phát sáng: mặt trời,ngọn lửa
+Vật được chiếu sáng:mặt trăng ,bàn ghế
- Nêu được một số vật cho ánh sáng truyền qua hoặc không truyền qua.
- Nhận biết được ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền tới mắt
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Chuẩn bị theo nhóm: Hộp kín (có thể dùng tờ giấy báo, cuộn lại theo chiều dài
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động
Bài cũ: Aâm thanh trong cuộc sống
Nêu tác hại của tiếng ồn?
Nêu vài biện pháp phòng chống tiếng ồn?
GV nhận xét, chấm điểm
Bài mới:
Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Tìm hiểu các vật tự phát ra ánh sáng và các vật được chiếu sáng
Mục tiêu: HS phân biệt được các vật tự phát sáng và các vật được chiếu sáng
Cách tiến hành:
Bước 1:
GV yêu cầu HS họp nhóm 4, quan sát hình 1, 2/90 và dựa vào kinh nghiệm đã có, thảo luận những vật nào tự phát sáng và những vật nào được chiếu sáng?
Bước 2:
GV nhận xét, bổ sung
Hoạt động 2: Tìm hiểu về đường truyền của ánh sáng
Mục tiêu: HS nêu ví dụ hoặc làm thí nghiệm để chứng tỏ ánh sáng được truyền theo đường thẳng
Cách tiến hành:
Bước 1: Trò chơi Dự đoán đường truyền của đường thẳng
Cho 3 – 4 HS đứng trước lớp ở các vị trí khác nhau. GV hoặc một HS hướng đèn tới một trong các HS đó (chưa bật, không hướng vào mắt)
Sau đó GV bật đèn
GV có thể yêu cầu HS đưa ra lời giải thích của mình
Bước 2:
Làm thí nghiệm trang 90 SGK theo nhóm
Hoạt động 3: Tìm hiểu sự truyền ánh sáng qua các vật
Mục tiêu: HS biết làm thí nghiệm để xác định các vật cho ánh sáng truyền qua và không cho ánh sáng truyền qua
Cách tiến hành:
Bước 1:
GV yêu cầu HS làm thí nghiệm trang 91. Chú ý che tối phòng học trong khi tiến hành thí nghiệm
Bước 2:
GV nhận xét
Sau đó có thể cho HS nêu các ví dụ ứng dụng liên quan
Hoạt động 4: Tìm hiểu mắt nhìn thấy vật khi nào
Mục tiêu: HS nêu ví dụ hoặc làm thí nghiệm để chứng tỏ mắt chỉ nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó đi tời mắt
Cách tiến hành:
Bước 1:
GV đặt câu hỏi chung cho cả lớp: “Mắt nhìn thấy vật khi nào?”
Gv yêu cầu HS làm thí nghiệm như trang 90. trước khi làm thí nghiệm, HS cần dựa vào kinh nghiệm, hiểu biết sẵn có để đưa ra các dự đoán
Bước 2:
GV nhận xét
Cho HS tìm các ví dụ khác về điều kiện nhìn thấy của mắt
Củng cố – Dặn dò:
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Chuẩn bị bài: Bóng tối
HS trả lời
HS nhận xét
HS thảo luận nhóm
Đại diện nhóm báo cáo
Hình 1: ban ngày
Vật tự phát sáng: Mặt Trời
Vật được chiếu sáng: gương, bàn ghế
Hình 2: ban đêm
Vật tự phát sáng: ngọn đèn điện (khi có ding điện chạy qua)
Vật được chiếu sáng: Mặt Trăng sáng là do được Mặt Trời chiếu sáng, cái gương, bàn ghế được đèn chiếu sáng và được cả ánh sáng phản chiếu từ mặt Trăng chiếu sáng
HS dự đoán ánh sáng sẽ đi tới đâu
HS so sánh dự đoán với kết quả thí nghiệm
HS đưa ra lời giải thích (nếu có thể)
HS dự đoán trước khi làm TN
Sau đó HS bật đèn quan sát
Đại diện nhóm trình bày kết quả
Qua thí nghiệm cũng như trò chơi, HS rút ra nhận xét: ánh sáng truyền theo đường thẳng
HS làm thí nghiệm, điền kết quả vào bảng
Đại diện nhóm trình bày
HS nêu vài ví dụ: việc sử dụng cửa kính trong, kính mờ, cửa gỗ, nhìn thấy cá dưới nước
HS đưa ra các ý kiến khác nhau
HS dự đoán
HS tiến hành làm thí nghiệm
Các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm
HS tìm ví dụ: nhìn thấy các vật qua cửa kính nhưng không thể nhìn thấy qua cửa gỗ, trong phòng tối phải bật đèn mới thấy các vật
LỊCH SỬ 4
VĂN HỌC VÀ KHOA HỌC THỜI HẬU LÊ
I.MỤC TIÊU
Biết được sự phát triển của văn học và khoa học thời Hậu Lê (một vài tác giả tiêu biểu của thời Hậu Lê)
Tác giả tiêu biểu :Lê Thánh Tông,Nguyễn Trãi,Ngô Sĩ Liên.
HS K-G:Tác phẩm tiêu biểu : Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập, Dư địa chí.
II.CHUẨN BỊ:
Phiếu học tập
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động:
Bài cũ: Trường học thời Hậu Lê
Nhà Lê đã làm gì để khuyến khích học tập?
Việc học dưới thời Hậu Lê được tổ chức như thế nào?
GV nhận xét.
Bài mới:
Giới thiệu:
Hoạt động1: Hoạt động nhóm
GV treo bảng thống kê lên bảng GV cung cấp phần nội dung(phần chữ in nhỏ giảm)
HS dựa vào SGK điền tên tác phẩm, tác giả
GV giới thiệu một số đoạn thơ văn tiêu biểu của một số nhà thơ thời Hậu Lê.
Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân
- GV cung cấp phần nội dung, HS tự điền phần tác giả, công trình khoa học.
Củng cố
Dưới thời Hậu Lê, ai là nhà văn, nhà thơ, nhà khoa học tiêu biểu nhất.
Dặn dò:
- Chuẩn bị bài: Ôn tập
HS trả lời
HS nhận xét
HS hoạt động theo nhóm, điền vào bảng sau đó cử đại diện lên trình bày
HS làm phiếu luyện tập
HS dựa vào bảng thống kê, mô tả lại sự phát triển của khoa học thời Lê
Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông
Địa lí 4
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ (tt)
I.MỤC TIÊU
Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Đồng bằng Nam Bộ.
+ Sản xuất công nghiệp phát triển mạnh nhất cả nước .
+ Những nghành công nghiệp nổi tiếng là khai thác dầu khí, chế biến lương thực, thực phẩm,dệt may.
HS K-G: Giải thích vì sao đồng bằng Nam Bộ là nơi có nghành công nghiệp phát triển mạnh nhất cả nước:do có nguồn nguyên liệu và lao động dồi dào ,được đầu tư được phát triển .
+Chợ nổi trên sông là một nét độc đáo của miền Tây Nam Bộ
+Khai thác kiến thức từ tranh, ảnh
+GDMT :Sự ô nhiễm môi trường không khí,nước ,đất do phát triển sản xuất công nghiệp
II.CHUẨN BỊ:
Tranh ảnh về sản xuất ở đồng bằng Nam Bộ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1 .Kiểm tra bài cũ :
+ Đồng bằng Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất của cả nước ?
+ Điều kiện nào cho đồng bằng Nam Bộ đánh bắt được nhiều thuỷ sản ?
GV nhận xét cho điểm
2 . Bài mới
GTB ghi bảng
Hoạt động 1: Vùng công nghiệp phát triển mạnh nhất của nước ta
Bước 1
Gv nêu gợi ý để hs thảo luận :
+ Nguyên nhân nào làm cho đồng bằng Nam Bộ có nghành công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta ?
+ Nêu dẫn chứng thể hiện cho đồng bằng Nam Bộ có công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta.
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm để điền vào phiếu học tập
+ Kể tên các ngành công nghiệpvà sản phẩm công nghiệp nối tiếng của đồng bằng Nam Bộ.
Gv giúp hs hoàn thiện câu trả lời
Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả
-GV nhận xét ,tuyên dương
GDMT: và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
Hoạt động 2. Chợ nổi trên sông
-YC HS đọc mục 4SGK
Gv nêu câu hỏi để HS trả lời :
Chợ họp ở đâu ? Người dân đến chợ bằng phương tiện gì ? Hàng hóa bán ở chợ gồm những gì ? Loại hàng nào có nhiều hơn ?
+ Kể tên các chợ nổi tiếng của đồng bằng Nam Bộ.
Gv gọi 2-3 hs mô tả về chợ nổi ở đồng bằng Nam Bộ
3. Củng cố dặn dò
Hệ thống lại bài
Nhận xét tiết học
HS trả lời
Nhắc lại tựa bài
-Nhờ có nguồn nguyên liệu và lao động,được đầu tư xây dựng nhiều nhà máy
-Hằng năm ,đồng bằng Nam Bộ tạo ra được hơn một nửa giá trị sản suất công nghiệp của cả nước
Hs dựa vào SGK tranh, ảnh và vốn hiểu biết của bản thân, thảo luận theo câu hỏi của giáo viên.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả
Hs trao đổi kết quả trước lớp.
1HS đọc
-HS trả lời
2-3 hs mô tả
Nêu bài học
Khoa học
BÀI 46: BÓNG TỐI
I.MỤC TIÊU
- Nêu được bóng tối xuất hiện phía sau vật cản sáng khi được chiếu sáng
- Nhận biết được khi vị trí của vật cản sáng thay đổi thì bóng của vật đó thay đổi
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Chuẩn bị theo nhóm: đèn pin, tờ giấy to hoặc tấm vải; kéo, bìa,
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định tổ chức
2. Bài cũ: Ánh sáng
Đường truyền của ánh sáng như thế nào?
Mắt nhìn thấy vật khi nào?
GV nhận xét, chấm điểm
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Tìm hiểu về bóng tối
Mục tiêu: HS nêu được bóng tối xuất hiện phía sau vật cản sáng khi được chiếu sáng. Dự đoán được vị trí, hình dạng bóng tối trong một số trường hợp đơn giản. Biết bóng tối của một vật thay đổi về hình dạng, kích thước khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi
Cách tiến hành:
Bước 1:
GV gợi ý cho HS cách bố trí, thực hiện thí nghiệm trang 93. GV tổ chức cho HS dự đoán (cá nhân)
GV ghi lại các dự đoán này trên bảng (có thể yêu cầu HS giải thích)
Bước 2:
GV quan sát, hướng dẫn thêm
Bước 3:
GV ghi lại kết quả lên bảng
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trang 93 SGK: Bóng tối xuất hiện ở đâu và khi nào
GV giải thích thêm: khi gặp vật cản sáng, ánh sáng không truyền qua được nên phía sau vật sẽ có một vùng không nhận được ánh sáng truyền tới – đó là vùng bóng tối
Sau đó GV cho HS làm thí nghiệm để trả lời cho các câu hỏi: làm thế nào để bóng của vật to hơn? Điều gì sẽ xảy ra nếu đưa vật dịch lên trên vật gần chiếu? Bóng của vật thay đổi khi nào?
Hoạt động 2: Trò chơi Hoạt hình
Mục tiêu: HS củng cố, vận dụng kiến thức đã học về bóng tối
Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn cho HS về nhà chơi
+ Chiếu bóng của vật lên tường. Yêu cầu HS chỉ được nhìn lên tường và đoán xem là vật gì?
+ Với những vật như ô tô, hộp nếu HS khó đoán, GV có thể xoay vật ở vài tư thế khác nhau giúp HS đoán ra và trả lời câu hỏi: ở vị trí nào thì nhìn bóng giúp dễ đoán ra vật nhất?
Củng cố – Dặn dò:
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Chuẩn bị bài: Aùnh sáng cần cho sự sống
HS trả lời
HS nhận xét
HS dự đoán kết quả
HS trình bày dự đoán (có thể giải thích thêm)
HS dựa vào hướng dẫn và các câu hỏi trang 93, làm việc theo nhóm để tìm hiểu về bóng tối
Lưu ý: khi làm thí nghiệm, nếu sử dụng đèn pin thì phải tháo bộ phận phản chiếu ánh sáng phía trước
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm
Bóng tối xuất hiện phía sau vật cản sáng khi vật này được chiếu sáng
HS làm thí nghiệm để rút ra nhận xét
HS dự đoán vật được chiếu
HS trả lời
File đính kèm:
- giao an(1).doc