Giáo án môn Khoa học khối 5 - Tuần học 26

I. MỤC TIÊU:

Sau giờ học, HS biết:

- Phân biệt được hoa đơn tính và hoa lưỡng tính.

- Chỉ ra đựoc những bộ phận chính của nhị và nhụy.

- Có ý thức quan sát thiên nhiên và ham tìm hiểu thiên nhiên quanh mình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Hình ảnh và thông tin minh họa trang 104, 105.

2. Một số bông hoa thật tiêu biểu cho các loài hoa đơn tính và lưỡng tính ;tranh ảnh về một sồ loài hoa khác

3. Phiếu học tập nhóm:

Liệt kê tên loài hoa em biết vào bảng sau:

 

doc10 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 631 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Khoa học khối 5 - Tuần học 26, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t bài cũ bằng các câu hỏi trong bài tập trang 100, 101. Giới thiệu bài mới: 1. Giới thiệu về chương III: Thực Vật và động vật. - GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh minh họa chương và đọc to tên chương . - GV hỏi Chuyển sang chương học mới chúng ta sẽ đươc tìm hiểu về vấn đề gì ? - GV khẳng định : Đây là 1 chương học rất lí thú . Qua đây các em sẽ hiểu biết thêm về các loài cây và các con vật quanh ta 2. Giới thiệu bài mới: - GV đưa ra một số bức tranh và hỏi: Các em thấy những bức tranh trên có gì đẹp. - GV ghi bài. - HS làm bài vào giấy: có thể chỉ cần chép lại đáp án đúng. - HS quan sát hình theo yêu cầu và đọc tên chương. - Chương học mới chúng ta sẽ tìm hiểu về thế giới động vật và thựuc vật. - Trong những bức tranh này những bông hoa rất đẹp. -HS ghi bài theo GV. Hoạt động 1 QUAN SÁT 1.GV nêu nhiệm vụ: 2. Tổ chức: GV nói: Đầu tiên các em hãy quan sát bức hình chụp hoa dong riềng và hoa phượng. - HS lắng nghe. - HS quan sát hình và trả lời tự do. Trên các bộ phận của cây , theo em đâu là cơ quan sinh sản ? - GV chốt lại: Thực ra, cơ quan sinh sản của các cây chính là hoa đấy. Vậy ở thực vật có hoa thì cơ quan sinh sản của nó là gì? - GV nêu: Mỗi bông hoa thường có các bộ phận nào ngoài cánh hoa (tràng hoa)? - Bây giờ các em hãy hình hai bông hoa: hoa dâm bụt và hoa sen trong SGK. Cùng bạn chỉ vào hình đâu là nhị, đâu là nhụy của hoa? (Nếu có hoa thật, GV nên cho các em được cầm hoa và quan sát) 3. Trình bày: - Yêu cầu các cặp lên bảng chỉ hình và nêu tên bộ phận đã xác định. 4. Kết luận: - Hoa có hoa đực, có hoa cái. Điều đó được phân biệt dựa vào nhị và nhụy. - GV chuyển ý. - HS trả lời: Hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa.l - Mỗi bông hoa thường có nhị và nhụy - Các cặp HS quan sát kĩ bông hoa; dựa vào kiến thức thực tế đã biết, chỉ và nêu tên nhị và nhụy. - 3-5 cặp HS lên bảng chỉ hình và nêu tên bộ phận đã xác định. Các HS khác không lên bảng thì nêu nhận xét. - HS quan sát và nêu lại tên cho đúng theo hướng dẫn của GV. - HS chỉ cho bạn xem rồi lên bảng chỉ hình (vật thật – nếu có). Hoạt động 2 THỰC HÀNH VỚI VẬT THẬT 1. GV nêu nhiệm vụ: 2. Tổ chức: - GV phát phiếu và phát thêm hoa thật để học sinh làm việc - Nếu không có vật thật thì GV yêu cầu HS nhớ lại những loài hoa đã biết để ghi tên vào bảng phân loại mình có. 3. Trình bày: - GV yêu cầu HS trình bày lần luợt từng nhiệm vụ - Ở nhiệm vụ thứ nhất, yêu cầu HS chỉ ra các bộ phận: cuống hoa, cánh hoa (tràng hoa), nhị, nhụy. - Sau khi các nhóm trình bày xong , GV giới thiệu: + Hoa chỉ có nhị đuợc gọi là hoa đực. + Hoa chỉ có nhụy đưoc gọi là hoa cái. + Trên cùng một bông hoa mà có cả nhị lẫn nhụy thì được gọi là hoa lưỡng tính (lưỡng là 2). - GV hỏi: - HS lắng nghe. - HS chia nhóm 5-6, gộp hoa lại cùng các bạn quan sát và sắp xếp theo nhóm. Nhóm trưởng hường dẫn các bạn cùng quan sát các nội dung: + Các bộ phận của hoa đã sưu tầm thành 3 loại như bảng phân lọai nhóm GV đã phát. - Nếu thắc mắc nếu cần. - Đại diện HS theo yêu cầu đúng lên trình bày rõ ràng từng nhiệm vụ đã nêu: + Số hoa nhóm sưu tầm; các bộ phận của hoa.Mỗi nhóm chỉ giới thiệu 3 loài hoa mình có; các nhóm khác sẽ tiếp tục. + Bảng phân loại hoa đơn tính và hoa lưỡng tính (chưa gọi tên).Các nhóm nghe bạn trình bày và bổ sung. + Căn cứ vào hoa người ta phân thực vật có hoa thành 2 kiểu sinh sản . Theo em đó là kiểu gì ? + Loài cây nào có hoa đực riêng , hoa cái riêng thì có kiểu sinh sản đơn tính . Loài hoa nào lưõng tính thì sinh sản lưỡng tính. 4. Kết luận: - GV nêu va ghi bài: Hoa la cơ quan sinh sản của thực vật có hoa . Cơ quan sinh dục đucdự gọi là nhị, cơ quan sinh dục cái goi là nhụy. - Có 2 kiểu sinh sản tùy theo kiểu hoa của cây: sinh sản đơn tính (ở cây có hoa đơn tính); sinh sản lưỡng tính (ở cây có hoa lưõng tính). - HS trả lời: Đó là sinh sản đơn tính và sinh sản lưỡng tính. - HS ghi bài theo GV. Hoạt động 3 THỰC HÀNH VẼ SƠ ĐỒ NHỊ VÀ NHỤY Ở HOA LƯỠNG TÍNH 1. GV nêu nhiệm vụ: 2. Tồ chức: - GV vẽ nhanh sơ đồ lên bảng cùng với phần chú thích. 3. Trình bày: - GV mời từng cặp học sinh lên bảng chỉ hình và giới thiệu cấu tạo của nhị và nhụy trên hoa lưỡng tính. - GV hỏi củng cố : + Nhị hoa gồm những bộ phận nào ? + Cơ quan sinh dục cái của hoa gồm những bộ phận nâo? + Noãn - đó là bộ phận rất quan trọng trong quá trình sinh sản của hoa sau này. - HS nghe yêu cầu và chuyển nhóm đôi. - 2 HS cùng nhau quan sát và chỉ hình nói lại các bộ phận của nhị và nhụy cho nhau nghe. - Sau 1 phút hội ý,cả lớp dừng lại để trình bày chung. - Lượt đầu có 3 cặp lên chỉ sơ đồ với đủ cả phần chú thích.Lượt sau mời 3-5 cặp khác chỉ hình đã bỏ chú thích. - HS trả lời câu hỏi. Hoạt động 4 TỔNG KẾT BÀI HỌC VÀ DẶN DÒ 1.Tổng kết: - GV hỏi: Hãy mô tả cơ quan sinh sản của thực vật có hoa. - HS trả lời để củng cố. 2. Dặn dò: - Tiết học sau chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn về chức năng của nhị và nhụy trong quá trình sinh sản của thực vật - Về nhà các em tập vẽ lại sơ đồ cấu tạo nhị và nhụy; tiếp tục suư tầm tranh ảnh về hoa. Tuần 26 Khoa học SỰ SINH SẢN CỦA THỰC VẬT CÓ HOA I. MỤC TIÊU: Sau giờ học , học sinh biết: - Nói về sự thụ phấn, sự hình thành hạt và quả. - Phân biệt hoa thụ phấn nhờ con trùng , hoa thụ phấn nhờ gió. - Có ý thức quan sát thiên nhiên và ham tìm hiểu thiên nhiên quanh mình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Hình ảnh và thông tin minh họa trang 106, 107. 2. Một số bông hoa thật tiêu biểu cho các loài hoa thụ phấn nhờ gióvà thụ phấn nhờ côn trùng. 3. Thẻ từ đủ dùng cho các nhóm trong việc lựa chọn đáp án;thẻ gài gắn sẵn từ như bài tập trang 106 cho các nhóm. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học KIỂM TRA BÀI CŨ - GIỚI THIỆU BÀI MỚI Kiểm tra bài cũ: + Thực vật có cơ quan sinh sản là gì? + Dựa vào cơ quan sinh sản của hoa người ta chia hoa làm mấy dạng. Đó là những dạng nào? Giới thiệu bài mới: Tiếp tục tìm hiểu về sự sinh sản của thực vật, hôm nay chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về điều này qua bài học Sự sinh sản của thực vật có hoa. - HS trả lời. - HS lắng nghe. Hoạt động 1 THỰC HÀNH LÀM BÀI TẬP XỬ LÍ THÔNG TIN 1. Giáo viên nêu nhiệm vụ: 2. Tổ chức: - GV yêu cầu HS dừng hoạt động nhóm và chuẩn bị trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình bằng cách giơ bảng chữ cái đáp án nhóm lựa chọn trong những câu hỏi sau: Câu1: Hiện tượng đầu nhụy nhận được các hạt phấn của nhị gọi là gì? Câu 2: Hiện tượng tế bào sinh dục đực ở đầu ống phấn kết hợp với tế bào sinh dục cái của noãn gọi là gì? Câu3: Hợp tử phát triển thành gì? Câu4: Bầu nhụy phát triển thành gì? - GV hướng dẫn HS tìm hiểu qua hình ảnh minh họa số 1 và số 2 bằng cách vẽ nhanh hình 1 lên bảng và yêu cầu HS len bảng chỉnh hình, nêu lại cấu tạo của hoa: 3. Kết luận: - GV nêu và viết bảng tóm tắt: Như vậy sự - HS lắng nghe. - HS chia theo cặp cùng bàn. - HS đọc thầm thông tin , chỉ vào hình và nói cho nhau nghe về sự hình thành hạt, quả. HS có thể nêu thắc mắc dưới dạng câu hỏi nếu chưa rõ. a. Sự thụ phấn b. Sự thụ tinh b. Phôi nằm trong hạt a. Quả chứa hạt. - 3-4HS lên chỉ bảng, nêu lại sự thụ phấn : 3 học sinh trình bày lại quá trình hình thành và phát triển quả. - HS ghi bài. thụ phấn bắt đầu cho quá trình sinh sảncủa thực vật có hoa chính là quá trình đầu nhụy nhận được hạt phấn của nhị. tiếp theo đó, tế bào sinh dục đực ở đầu ống phấn sẽ kết hợp với tế bào sinh dục cái của noãn- sự thụ tinh xảy ra. Hợp tử được tạo ra ngay khi sự thụ tinh xuất hiện. Hoa tàn, bầu nhụy phát triển thành quả. - Như các em đã thấy ở hình 2, khi hoa tàn không có nghĩa là hết. thực chất, một sự sống mới đang được hình thành ở bên trong. Quả và hạt chính là sự minh chứng cho sự kì diệu ấy. Hoạt động 2 TRÒ CHƠI “LẮP GHÉP” 1. GV hướng dẫn chơi: 2. Tổ chức: - GV phát bảng nhóm, bộ thẻ gài và phát lệnh chơi. Đáp án: (theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới): Hạt phấn Vòi nhụy Ống phấn; Đầu nhụy Bao phấn Noãn; Bầu nhụy 3.Trình bày: - Sau thời gian quy định, GV mời HS lên bảng để tính điểm. - GV yêu cầu HS trình bày lại tên các bộ phận của hoa trên sơ đồ.Sau đó,căn cứ vào hình vẽ trình bày lại quá trình thụ phấn và thụ tinh. - HS lắng nghe luật chơi và quay lại thành nhóm với nhau. - Các nhóm sau hiệu lệnh “Bắt đầu”của GV thì thảo luận và chọn ghép thẻ gài sao cho đúng nhất. Xong thì gắn lên bảng lớp. - HS đại diện cho các nhóm lên cùng GV tính điểm: đúng thì đánh dấu x để nhẩm điểm nhanh. - 2 HS đại diện 4 nhóm khác sẽ nêu lại quá trình thụ phấn và thụ tinh Hoạt động 3 THẢO LUẬN 1. GV nêu nhiệm vụ: 2. Tổ chức: GV treo tranh ảnh hoặc bật băng hình cho HS xem. 3. Trình bày: - Sau 4 phút làm việc nhóm yêu cầu lớp dừng hoạt động và trình bày KQ làm việc. - GV đưa đáp án mẫu sau khi HS đã trình bày xong. Ví dụ: - HS lắng nghe và nhận phiếu nhóm. - HS quan sát và thảo luận với câu hỏi trong SGK trang 107. - Đại diện nhóm lên trình bày từng câu hỏi.Có thể chỉ hình ảnh để phần trình bày hấp dẫn hơn. Các nhóm khác nghe và bổ sung, nhận xét. - Quan sát và đọc lại đáp án. Hoa thụ phấn nhờ côn trùng Hoa thụ phấn nhờ gió Đặc điểm Thường có màu sắc sặc sỡ hương thơm, mật ngọt, hấp dẫn được côn trùng. Không có màu sắc đẹp, cánh hoa, đài hoa thường nhỏ, như là không có Tên cây Dong riềng; hoa phượng, hoa mướp, hoa hồng, bầu bí Các loài cây như lúa, ngô, cỏ... 4. Kết luận : - GV kết luận và ghi bảng:Hoa thụ phấn nhờ gió hoặc côn trùng. Loài hoa thụ phấn nhờ côn trùng bao giờ cũng đẹp , thơm , có mật ngọt hơn hoa thụ phấn nhờ gió. - HS ghi bài. Hoạt động 4 TỔNG KẾT BÀI HỌC VÀ DẶN DÒ 1. Tổng kết: - GV hỏi: Tại sao có những loài hoa rất đẹp, rất thơm và có những loài hoa thì lại rất bình thường? - HS trả lời câu hỏi củng cố. 2. Dặn dò: - Tiết học sau chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về một dạng sinh sản khác của thực vật. - Về nhà các em tiếp tục sưu tầm tranh ảnh về hoa và phân loại rõ ràng loài hoc thụ phấn nhờ côn trùng hay nhờ gió. - Chuẩn bị cho tiết học sau: Mỗi HS ngâm một vài hạt đỗ (đậu xanh, đen đỏ ) rồi đặt vào trong một khay có bông ẩm (giấy thấm ẩm ). Theo dõi sự thay đổi của hạt .

File đính kèm:

  • docTuần 26.doc