I.Mục tiêu: HS bi ết:
- Nêu được một số ví dụ về dung dịch.
- Biết tách các chất ra khỏi dung dịch bằng cách chưng cất.
II.Đồ dùng dạy học: Li, nước sôi để nguội, đường, muối, thìa nhỏ, tranh trong SGK phóng to .
III.Các hoạt động dạy học
3 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 518 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Khoa học khối 5 - Tuần 19, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khoa học lớp 5 Bài 37 : DUNG DỊCH Tuần 19
I.Mục tiêu: HS bi ết:
- Nêu được một số ví dụ về dung dịch.
- Biết tách các chất ra khỏi dung dịch bằng cách chưng cất.
II.Đồ dùng dạy học: Li, nước sôi để nguội, đường, muối, thìa nhỏ, tranh trong SGK phóng to.
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra bài cũ:
-Hỗn hợp là gì ? Nêu một số cách tách các hỗn hợp mà em biết ?
-Nêu cách tách gạo ra khỏi hỗn hợp gạo với sạn ?
B.Bài mới: GTB : Dung dịch .
*HĐ nhóm 4: Thực hành tạo ra một DD.
-Tạo ra một dung dịch đường.Tỉ lệ nước và đường do từng nhóm quyết định và hoàn thành yêu cầu bài 1 trong vở bài tập.(trang 62).
-Để tạo ra dung dịch cần có những điều kiện gì ?
-Dung dịch là gì ?
-Kể tên một số dung dịch mà em biết ?
@Kết luận về dung dịch.
*HĐ nhóm đôi:
-Dự đoán và làm thí nghiệm kiểm tra kết quả: úp đĩa lên một cốc nước muối nóng một vài phút rồi nhấc đĩa ra.Theo em những giọt nước đọng lại trên đĩa có mặn như nước muối trong cốc không ? Vì sao ?
-Ta có thể tách các chất trong dung dịch bằng cách nào ? Ví dụ ?
*Trò chơi : Đố bạn
-Để sản xuất nước cất trong y tế người ta sử dụng phương pháp nào ?
-Để sản xuất ra muối từ nước biển người ta đã làm bằng cách nào ?
C.Củng cố, dặn dò:
-Chuẩn bị bài sự biến đổi hóa học.
-2 HS trả lời câu hỏi.
-Hoạt động nhóm 6.Thi tạo ra dung dịch nước đường.Hoàn thành bài tập 1 .
+ Đường: Hạt nhỏ, vị ngọt.
+Nước : lỏng, không vị.
+Nước đường: Có vị ngọt của đường.
-Để tạo ra dung dịch cần có ít nhất 2 chất trở lên.
-Muốn tạo ra dung dịch ít nhất phải có 2 chất.Trong đó, một chất ở thể lỏng còn chất kia phải hòa tan được vào trong chất lỏng đó.
-Hốn hợp chất lỏng với chất rắn bị hòa tan hoặc hỗn hợp chất lỏng với chất lỏng hòa tan vào nhau được gọi là dung dịch.
-Dung dịch nước muối, dung dịch dấm với đường, dấm với muối, nước và xà phòng, nước và nước xả comfort
-Trả lời cá nhân.Những giọt nước đọng lại trên mặt đĩa không mặn bằng nước muối trong cốc.Vì chỉ có hơi nước bốc lên, khi gặp lạnh sẽ ngưng tụ lại thành nước. Muối vẫn còn đọng lại trong cốc.
-Ta có thể tách các chất ra khỏi dung dịch bằng cách chưng cất.Ví dụ : đun nóng dung dịch nước muối.
-Phương pháp chưng cất.
-dẫn nước biển vào ruộng làm muối. Dưới ánh nắng mặt trời, nước sẽ bay hơi và còn lại muối.
Khoa học lớp 5 Bài 39: SỰ BIẾN ĐỔI HÓA HỌC (tt) Tuần 19
I.Mục tiêu: HS bi ết:
-Nêu được một số ví dụ về biến đổi hoá học xảy ra do tác dụng của nhiệt hoặc tác dụng của ánh sáng.
II.Đồ dùng dạy học: Giấm, que tăm, giấy, diêm và nến.
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra bài cũ:
B.Bài mới: GTB :Biến đổi hóa học (tt)
*HĐ nhóm 6: Viết thư bí mật.
-YC các em viết thư và đặt câu hỏi:
+Ta có nhìn thấy chữ khi viết thư không?
+Muốn đọc bức thư người nhận phải làm như thế nào ?
+Điều kiện gì làm giấm đã khô trên giấy biến đổi hóa học?
@KL: Dưới tác dụng của nhiệt có thể diễn ra sự biến đổi hóa học
*HĐ nhóm đôi: Giải thích hiện tượng
-Dùng 1 mảnh vải được nhuộm phẩm màu xanh phới ra nắng, lấy cái đĩa sứ và 4 hòn đá chặn lên giống như hình 9a trang 80 SGK. Phơi như vậy 3, 4 ngày liền. Sau đó thì lấy miếng vải vào thì cho kết quả như hình 9b.
*HĐ nhóm lớn: Giải thích hiện tượng
Người ta lấy một chất hóa học dùng để rửa ảnh bôi lên một tờ giấy trắng( hình 10a, hình 10b).Một lúc sau lấy tấm phim ra, ta được ảnh trong phim in lên tờ giấy trắng (hình 10d)
@KL: Dưới tác dụng của ánh sáng cũng có thể xảy ra sự biến đổi hóa học.
C.Củng cố, dặn dò:
-Cho ví dụ về sự biến đổi hóa học dưới sự tác dụng của ánh sáng?
-Làm bài tập vở bài tập
-2 HS trả lời câu hỏi.
-Mỗi nhóm chuẩn bị: tăm, giấm, giấy hoặc có thể thay giấm bằng nước chanh hay nước vắt lá hành.
-Các nhóm viết thư chéo cho nhau bằng cách: nhúng đầu tăm vào giấm rồi viết lên giấy và để khô.
-Trao thư cho nhau, yêu cầu các nhóm tìm cách đọc thư của bạn theo hướng dẫn trong SGK.
-.không nhìn thấy chữ.
-..hơ bức thư trên lửa.
-.nhờ tác dụng của nhiệt mà giấm đã bị biến đổi hóa học thành một chất khác có màu nên ta đọc được thư.
-Đọc thông tin
-..dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời, phẩm nhuộm bị biến đổi hóa học thành phẩm có màu nhạt hơn so với phần phẩm đã bị che khuất không chịu tác dụng của ánh sáng mặt trời.
Đọc thông tin
-dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời phần hóa chất dưới tấm phim ở trên tờ giấy sẽ bị biến đổi hóa học và đổi màu. Phần giấy bị khoảng đậm của phim che khuất sẽ đổi màu khác với màu phần nhạt của phim che đi. Do đó ta được ảnh như phim đã chụp.
-Phơi quần áo màu nhiều lần ra nắng thì sẽ nhạt màu đi.
-Củ cải trắng đem thái mỏng rồi phơi nắng sẽ ngả màu vàng.
-Phần chất dẻo bôi lên đầu cây hương màu đen, đem phơi nắng cho khô thì ngả sang màu vàng
File đính kèm:
- Tuần 19.doc